“Nhật Bản cần triển khai quân ở Biển Đông bảo vệ tự do hàng hải”

28/12/2013 08:52
Việt Dũng
(GDVN) - Là nước láng giềng, Nhật Bản đang đối mặt với mối đe dọa trực tiếp bởi Hải quân và tên lửa tầm xa của Trung Quốc

Nhật-Trung: Khả năng thỏa hiệp ngày càng xa vời

Năm 2013, ông Shinzo Abe đã đưa Nhật Bản bước vào con đường “hữu khuynh” rất nhanh, cùng với việc "Kinh tế học Abe" bước đầu có thành quả, Nhật Bản bắt đầu thúc đẩy quan điểm quyền tự vệ tập thể.

Mục tiêu cuối cùng ông Abe theo đuổi là sửa đổi Hiến pháp Hòa bình, để Nhật Bản có thể "dùng vũ lực đối với bên ngoài".

Bài báo cho rằng, Nhật Bản muốn lấy Trung Quốc làm cớ để mong muốn trở thành "bá chủ châu Á", ông Shinzo Abe hầu như không hề do dự tiến bước trên con đường sửa đổi Hiến pháp.

Nhật Bản đã áp dụng sách lược khác nhau đối với Hàn Quốc và Trung Quốc. Về việc Nhật Bản cung cấp đạn cho Quân đội Hàn Quốc thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc tại Nam Sudan, ngày 25 tháng 12, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho rằng:

"Đây là quyết định xuất phát từ chủ nghĩa nhân đạo và cấp độ quản lý khủng hoảng. Đã nhận được lời cảm ơn (của Hàn Quốc)".

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe thúc đẩy sửa đổi Hiến pháp, tăng cường bảo vệ chủ quyền hướng tây nam, sửa đổi "Ba nguyên tắc xuất khẩu vũ khí", "chủ nghĩa hòa bình tích cực"..., trở thành quốc gia bình thường như các nước khác. Chính quyền ông vừa thông qua 3 văn kiện an ninh quan trọng: Chiến lược bảo đảm an ninh quốc gia, Đại cương kế hoạch phòng vệ (mới), Kế hoạch xây dựng Lực lượng Phòng vệ trung hạn (mới).
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe thúc đẩy sửa đổi Hiến pháp, tăng cường bảo vệ chủ quyền hướng tây nam, sửa đổi "Ba nguyên tắc xuất khẩu vũ khí", "chủ nghĩa hòa bình tích cực"..., trở thành quốc gia bình thường như các nước khác. Chính quyền ông vừa thông qua 3 văn kiện an ninh quan trọng: Chiến lược bảo đảm an ninh quốc gia, Đại cương kế hoạch phòng vệ (mới), Kế hoạch xây dựng Lực lượng Phòng vệ trung hạn (mới).

Bài báo dẫn các nguồn tin từ Hàn Quốc cho rằng, Chính phủ Nhật Bản cho rằng, đây là hành động thể hiện tư tưởng "chủ nghĩa hòa bình tích cực" do chính quyền Shinzo Abe đưa ra, qua đây giúp cho Nhật Bản hợp lý hóa việc trở thành cường quốc quân sự.

Theo bài báo, do sức ép liên tục từ Mỹ và nhu cầu chính trị trong nước, ứng xử với quan hệ đồng minh tam giác Hàn-Mỹ-Nhật, Chính phủ Hàn Quốc đã từ “đứng ngoài quan sát” ban đầu chuyển sang chuẩn bị "lặng lẽ đi sâu hợp tác" hiện nay.

Đài truyền hình TBS Nhật Bản cho rằng, trong tương lai, tính không xác định của quan hệ Nhật-Trung sẽ tăng lên. Theo bài báo: "Do Trung Quốc áp dụng thái độ bành trướng về quyền lợi biển và lập trường cứng rắn về quân sự, quan hệ Nhật-Trung không thể tìm được bất cứ khả năng điều phối nào, tình hình bất trắc và xung đột tiềm tàng của quan hệ Nhật-Trung có thể gây lo ngại. Nhật Bản phải coi trọng và tập trung ứng phó với mối đe dọa tiềm tàng từ Trung Quốc".

Bài báo dẫn báo Nhật cho rằng, trong tình hình hiện nay, khả năng quan hệ Nhật-Trung thực hiện thỏa hiệp đang ngày càng xa vời. Trong tình hình thiếu khả năng xoay xở, không tồn tại lợi ích trao đổi, triển vọng quan hệ Nhật-Trung đáng lo ngại.

Đối đầu Nhật-Trung trên biển Hoa Đông được chuyên gia Trung Quốc coi là đối đầu về thực lực, về ý chí, về trí tuệ quốc gia.
Đối đầu Nhật-Trung trên biển Hoa Đông được chuyên gia Trung Quốc coi là đối đầu về thực lực, về ý chí, về trí tuệ quốc gia.

“Nhật Bản cần triển khai quân ở Biển Đông bảo vệ tự do hàng hải”

Mạng báo thương mại Nhật Bản ngày 26 tháng 12 đăng bài viết nhan đề "Hải quân Trung Quốc có tốc độ hiện đại hóa vượt tưởng tượng tạo mối đe dọa đối với Nhật Bản".

Bài viết cho rằng, mặc dù Trung Quốc và Mỹ chỉ trích nhau về vấn đề đối đầu tàu chiến trên Biển Đông, nhưng thái độ về mặt kinh tế thương mại lại hoàn toàn khác.

Đoàn đại biểu Mỹ đến Bắc Kinh tham gia hội nghị thường niên Ủy ban liên hợp thương mại Trung-Mỹ cho biết, tăng cường quan hệ kinh tế, hai bên đều có thể đạt lợi ích lớn nhất. Thái độ đối với Trung Quốc như vậy của Washington làm cho các chuyên gia chiến lược Hải quân Mỹ lo ngại cho rằng: "Nhà hoạch định chính sách Washington dường như chưa nhận thức sâu sắc về mối đe dọa quân sự của Trung Quốc".

Theo bài báo, khi nói chuyện với các chuyên gia quân sự này có thể biết được, rất nhiều quan chức cao cấp Chính phủ và nghị sĩ Mỹ hầu như đều đơn thuần cho rằng, mặc dù Quân đội Trung Quốc có trình độ hiện đại hóa rất cao so với 30 năm trước, nhưng vẫn khó mà so được với quân Mỹ.

Tàu sân bay trực thăng Ise lớp Hyuga của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản phối hợp với máy bay vận tải cất/hạ cánh thẳng đứng Osprey Mỹ
Tàu sân bay trực thăng Ise lớp Hyuga của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản phối hợp với máy bay vận tải cất/hạ cánh thẳng đứng Osprey Mỹ

Nhưng, nếu tiến hành phân tích bình tĩnh đối với mức độ hiện đại hóa các loại tàu chiến và vũ khí mang theo, tốc độ nắm bắt kỹ năng và lý luận quân sự của Hải quân Trung Quốc, thì sẽ có nhiều điều đáng ngạc nhiên.

Hải quân và các cơ quan nghiên cứu Mỹ cho rằng, Hải quân Trung Quốc hiện đại hóa "cần 10 năm", thực ra có thể 3-5 năm sẽ trở thành hiện thực. Vì vậy, tuyệt đối không thể coi nhẹ tốc độ phát triển của Hải quân Trung Quốc.

Tuy nhiên, phần lớn truyền thông, chính trị gia và người xây dựng chính sách Mỹ khó mà thoát khỏi ấn tượng trước đây của Hải quân Trung Quốc, không thể thoát khỏi quan niệm trước đây, mãi không thay đổi sách lược sai lầm đối với Trung Quốc.

Nhưng, là nước láng giềng, Nhật Bản đang đối mặt với mối đe dọa trực tiếp bởi Hải quân và tên lửa tầm xa của Trung Quốc, vấn đề phải nghiêm trọng hơn Mỹ.

Tốc độ tăng cường về chất của Hải quân Trung Quốc vượt sức tưởng tượng, điều này đã trở thành sự thực. Tuy phản ứng quá mức hoàn toàn không phải là thượng sách, nhưng tuyệt đối không thể đưa ra đánh giá quá thấp không phù hợp với thực tế như "Hải quân Trung Quốc có thực lực hoàn toàn không mạnh".

Hạm đội Mỹ-Nhật diễn tập liên hợp trên Biển Đông (ảnh tư liệu)
Hạm đội Mỹ-Nhật diễn tập liên hợp trên Biển Đông (ảnh tư liệu)

Khi phân tích hoạt động trên biển của Hải quân Trung Quốc, điều cần chú ý nhất của Nhật Bản là căn cứ hải quân ở đảo Hải Nam, nó là then chốt liên quan trực tiếp đến sự thành công chiến lược Biển Đông của Trung Quốc.

Nhật Bản tuy chịu mối đe dọa trực tiếp từ chiến lược biển của Trung Quốc ở biển Hoa Đông, nhưng một khi Trung Quốc kiểm soát Biển Đông, sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với nền kinh tế và đời sống người dân của Nhật Bản.

Để bảo đảm tự do hàng hải ở vùng biển quốc tế Biển Đông, ít nhất là bảo đảm an toàn đi lại cho tàu chở dầu và tàu thương mại của Nhật Bản, Nhật Bản cần áp dụng 3 loại biện pháp ứng phó: góp sức với Hải quân Mỹ, bảo đảm tự do hàng hải ở chuỗi đảo Biển Đông;

trực tiếp triển khai hải quân thậm chí không quân ở Biển Đông, độc lập bảo đảm tuyến đường sinh mệnh của Nhật Bản; nếu khuất phục trước mối đe dọa quân sự từ Trung Quốc, đi qua Biển Đông bị Hải quân Trung Quốc kiểm soát chắc chắn, điều này phải trả giá đắt.

Nhật Bản có công nghệ tàu ngầm AIP tiên tiến, có kế hoạch tăng chế tàu ngầm mới, cho phục vụ trong thời gian ngắn, dự trữ trong kho nhiều và có thể lấy ra sử dụng bất cứ lúc nào.
Nhật Bản có công nghệ tàu ngầm AIP tiên tiến, có kế hoạch tăng chế tàu ngầm mới, cho phục vụ trong thời gian ngắn, dự trữ trong kho nhiều và có thể lấy ra sử dụng bất cứ lúc nào.
Việt Dũng