Nhật Bản-Australia sẽ chung tay với Mỹ chống chủ nghĩa bành trướng khu vực

07/09/2015 09:04
Đông Bình (nguồn Tin tức Tham khảo)
(GDVN) - Cấu trúc an ninh khu vực mới với các cơ chế đa phương do Mỹ đứng đầu đang hình thành để cân bằng sức mạnh với Trung Quốc, đây là một xu thế.

Tờ "Tin tức Tham khảo" Trung Quốc ngày 6 tháng 9 dẫn trang mạng "The Japan Times" ngày 20 tháng 8 đăng bài viết "Phương thức ba bên phát huy vai trò ở châu Á" của tác giả Harsh V. Pant, giáo viên khoa nghiên cứu quốc phòng, Học viện quốc vương, Đại học London. Sau đây là nội dung bài viết:

Nhật Bản thúc đẩy bán thủy phi cơ US-2 cho Ấn Độ
Nhật Bản thúc đẩy bán thủy phi cơ US-2 cho Ấn Độ

Cấu trúc mới của địa-chính trị châu Á đang nhanh chóng xuất hiện. Tháng 6 đã chứng kiến đề xuất sáng kiến tổ chức ba bên mới gồm Ấn Độ-Nhật Bản-Australia, khi đó, Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ hội kiến với Bộ trưởng Ngoại giao Australia và Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản.

Nhật Bản sẽ còn tham gia diễn tập quân sự song phương Malabar thường niên giữa Ấn-Mỹ dự định tổ chức trong vài tháng tới. Mặc dù Nhật Bản trước đó từng tham gia cuộc diễn tập này, nhưng tiến hành diễn tập ở Ấn Độ Dương có ý nghĩa chiến lược quan trọng sẽ là lần thứ hai Lực lượng Phòng vệ tham gia.

Quan điểm của khu vực này ngày càng thống nhất, cho rằng, cấu trúc chiến lược của khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương là con đường phát triển tốt nhất để quản lý khu vực châu Á đang nhanh chóng chuyển đổi.

Cấu trúc này ban đầu do Nhật Bản đưa ra, được Australia dưới sự lãnh đạo của chính quyền Tony Abbott hưởng ứng nhiệt tình, đến nay tương đối thịnh hành ở Mỹ. Mỹ ngày càng bày tỏ rõ ràng, cần thiết xây dựng cấu trúc này.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi

Mặc dù Bắc Kinh lấy cách tiếp cận hoài nghi để xem xét nó, nhưng Trung Quốc có rất nhiều người thừa nhận, khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương đã phát triển thành không gian khu vực cực kỳ quan trọng đối với Ấn Độ, Trung Quốc cần đồng bộ chính sách của họ ở toàn bộ khu vực Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.

Bởi vì, tư thế chính sách ngoại giao của Trung Quốc và chính sách đối với Trung Quốc của Ấn Độ có tính nghiêm túc, vì vậy, sự phát triển của tình hình đã thể hiện cấu trúc khu vực đang thay đổi của khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tăng cường quan hệ với Nhật Bản và Australia, đây luôn là bộ phận quan trọng trong chính sách ngoại giao của Chính phủ Ấn Độ, bởi vì đến nay, New Delhi cho rằng, quan hệ an ninh vững chắc giữa Tokyo và Canberra là rất quan trọng.

Vai trò ảnh hưởng ngoại giao và kinh tế này càng mở rộng cộng với nhu cầu dân tộc chủ nghĩa trong nước của Trung Quốc dẫn tới họ điều chỉnh sức mạnh quân sự và đã áp dụng chính sách ngoại giao mạnh bạo và tích cực hơn.

Trung Quốc tiến hành quân sự hóa Biển Đông, đe dọa nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, đe dọa nghiêm trọng hòa bình, an ninh và ổn định khu vực.
Trung Quốc tiến hành quân sự hóa Biển Đông, đe dọa nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, đe dọa nghiêm trọng hòa bình, an ninh và ổn định khu vực.

Công trình lấn biển xây đảo (bất hợp pháp) của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam) luôn là bằng chứng thu hút sự chú ý nhất, đã cho thấy Bắc Kinh muốn làm cho tình hình (bành trướng, bá quyền) phát triển theo hướng có lợi cho họ.

Điều này làm cho các nước khác muốn nắm chắc khoảng trống ngày càng mở rộng của khu vực này để cân bằng với vị thế chủ đạo ngày càng tăng cường của Trung Quốc.

Chính quyền Shinzo Abe Nhật Bản tận dụng đa số ghế của họ ở Hạ viện đã chiến thắng sự phản đối của phe đối lập, đã thông qua lập pháp cho phép tự vệ tập thể. Một khi tự vệ tập thể được cho phép, thì Lực lượng Phòng vệ có thể kề vai chiến đấu với Quân đội Mỹ trong các cuộc xung đột không có quan hệ trực tiếp đến an ninh quốc gia của Nhật Bản.

Đề nghị ngân sách đối với năm tài khóa 2016 của Bộ Quốc phòng Nhật Bản cũng rất có thể xác lập kỷ lục lịch sử, bởi vì họ tìm cách mua máy bay tiếp dầu trên không, tiếp tục chế tạo tàu khu trục Aegis.

Trung Quốc ngày càng thường xuyên phô trương sức mạnh quân sự, răn đe vũ lực trên Biển Đông (trong hình) và các vùng biển xung quanh khác.
Trung Quốc ngày càng thường xuyên phô trương sức mạnh quân sự, răn đe vũ lực trên Biển Đông (trong hình) và các vùng biển xung quanh khác.

Trong bối cảnh Mỹ vất vả ứng phó với tình hình khó khăn ở trong nước và khủng hoảng liên tục ở khu vực Trung Đông, các cường quốc khu vực như Ấn Độ, Nhật Bản và Australia đã tích cực hơn so với trước đây trong việc tìm cách ứng phó với tình hình bất ổn này.

Thỏa thuận ba bên mới xuất hiện ở châu Á đã vượt qua thử nghiệm diễn tập quân sự liên hợp ban đầu trước đây. Tháng 12 năm 2013, Lực lượng Phòng vệ Biển và Hải quân Ấn Độ đã tiến hành diễn tập song phương lần đầu tiên ở khu vực Ấn Độ Dương.

Cùng với xu hướng thống nhất chiến lược giữa hai nước ngày càng tăng cường, năm 2014, Ấn Độ mời Lực lượng Phòng vệ Biển tham gia diễn tập Malabar thường niên tổ chức ở vùng biển Thái Bình Dương với Hải quân Mỹ.

Giữa Ấn Độ và Nhật Bản với Mỹ có quan hệ đối tác đối thoại chiến lược ba bên được cơ chế hóa. Duy trì cục diện cân bằng của khu vực châu Á-Thái Bình Dương và duy trì an ninh biển của khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương ban đầu được đưa ra vào năm 2011, đến nay trở thành bộ phận quan trọng của đối thoại này.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Thủ tướng Australia Tony Abbott
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Thủ tướng Australia Tony Abbott

Giữa Mỹ, Nhật Bản và Australia có đối thoại tương tự. Đến nay, thỏa thuận ba bên mới liên quan đến Ấn Độ, Nhật Bản và Australia cũng đã được bổ sung. Những sáng kiến này có thể có tiềm năng chuyển đổi thành "4 chiếc xe ngựa dân chủ" (4 động lực) của khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Việc đặt nền móng cho những quan hệ đối tác tiềm năng này được tiến hành vào cuối năm 2004, khi đó, hợp tác giữa các lực lượng trên biển của Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản và Australia tiến hành hoạt động cứu trợ sóng thần ở Ấn Độ Dương.

Nhật Bản là một trong những quốc gia bày tỏ sớm nhất ủng hộ những sáng kiến này. Năm 2007, trong nhiệm kỳ đầu làm Thủ tướng, ông Shinzo Abe thuyết phục các nước dân chủ châu Á đoàn kết lại.

Điều này cũng nhận được sự ủng hộ tích cực của Mỹ. Thành quả của sáng kiến này là, diễn tập hải quân 5 nước tổ chức ở vịnh Bengal vào tháng 9 năm 2007.

Tuy nhiên, Trung Quốc nhận ra các "nước dân chủ" châu Á có thể tập kết được, họ đã phát đi tín hiệu cho New Delhi và Canberra, khiến cho sáng kiến này bị mất đi động lực, bởi vì Australia và New Delhi đều cảm thấy, chọc giận Trung Quốc hoàn toàn không sáng suốt.

Nhật Bản và Philippines đang xây dựng cơ chế tập trận định kỳ ở Biển Đông, đồng thời mở rộng thành cơ chế đa phương với Mỹ, Australia...
Nhật Bản và Philippines đang xây dựng cơ chế tập trận định kỳ ở Biển Đông, đồng thời mở rộng thành cơ chế đa phương với Mỹ, Australia...

Tuy nhiên, cùng với việc Trung Quốc trở nên ngày càng hung hăng ở khu vực này, có dấu hiệu cho thấy, Ấn Độ và Australia có thể sẽ tiếp tục chuẩn bị tiếp nhận sáng kiến này.

Trong tư duy chiến lược của tất cả các nước lớn khu vực, vấn đề hàng đầu là thực lực và ý đồ của Trung Quốc không xác định, những nỗ lực duy trì cục diện cân bằng châu Á tương lai của Mỹ cũng không xác định.

Địa-chính trị khu vực biến đổi nhanh chóng đang buộc các cường quốc trung bình châu Á (Ấn Độ, Nhật Bản và Australia) đưa ra chiến lược thay thế để kiềm chế Trung Quốc.

Mặc dù những cường quốc này vẫn tiếp tục duy trì quan hệ đối tác an ninh với Mỹ, nhưng họ đang tích cực áp dụng các biện pháp, tránh khả năng Mỹ cuối cùng không thể kiềm chế được sức mạnh ngày càng tăng cường của Trung Quốc.

Lĩnh vực địa-chính trị của châu Á đang trải qua chuyển đổi. Mặc dù sự trỗi dậy của Trung Quốc là tình hình quan trọng nhất, hơn nữa vẫn đang diễn biến chậm chạp, nhưng, các cường quốc khác cũng đang tái điều chỉnh, thậm chí cũng đang phát huy vai trò tương đương trên phương diện xây dựng tương lai chính trị toàn cầu, cho dù không phải vai trò lớn hơn.

Từ ngày 24 đến ngày 30 tháng 7 năm 2014, Mỹ, Ấn Độ và Nhật Bản tổ chức tập trận Malabar-2014 ở vùng biển phía đông Okinawa, Nhật Bản.
Từ ngày 24 đến ngày 30 tháng 7 năm 2014, Mỹ, Ấn Độ và Nhật Bản tổ chức tập trận Malabar-2014 ở vùng biển phía đông Okinawa, Nhật Bản.
Đông Bình (nguồn Tin tức Tham khảo)