Nhật-Mỹ bố trí hệ thống nghe lén đáy biển vây chặt tàu ngầm Trung Quốc

12/09/2015 09:42
Đông Bình (Tổng hợp)
(GDVN) - Hệ thống nghe lén sóng âm dưới nước (SOSUS) dùng để dò tìm tàu ngầm Trung Quốc vươn ra Thái Bình Dương, có lợi cho tác chiến liên hợp Nhật-Mỹ.

Hãng tin BBC Anh và VOA Mỹ ngày 9 và ngày 10 tháng 9 đưa tin, để ứng phó với Hải quân Trung Quốc (không ngừng bành trướng trên biển), Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản và Hải quân Mỹ lấy Okinawa làm cứ điểm, đã triển khai hệ thống nghe lén sóng âm dưới nước (SOSUS) mới nhất ở mặt bên Thái Bình Dương của quần đảo Ryukyu trên phạm vi lớn, do Nhật-Mỹ cùng sử dụng.

Tàu ngầm thông thường Type 039B lớp Nguyên, Hải quân Trung Quốc (ảnh tư liệu)
Tàu ngầm thông thường Type 039B lớp Nguyên, Hải quân Trung Quốc (ảnh tư liệu)

Theo hãng tin Kyodo Nhật Bản, hệ thống này có thể dò tìm được tàu ngầm Trung Quốc đi từ biển Hoa Đông, biển Hoàng Hải ra Thái Bình Dương. Mặc dù trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Nhật-Mỹ đã triển khai SOSUS kiểu cũ giám sát tàu ngầm Liên Xô cũ ở Tsugaru, eo biển Tsushima, nhưng được biết, triển khai hệ thống nghe lén mới đối phó Trung Quốc là lần đầu tiên.

Bộ Quốc phòng Nhật Bản không xác nhận sự tồn tại của SOSUS mới nhất. Theo tiết lộ của nhiều quan chức Bộ Quốc phòng, Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản, SOSUS là hệ thống lắp cáp điện dưới đáy biển, thông qua máy nghe âm thanh dưới nước thu thập sóng âm và dữ liệu từ tính phát ra từ tàu ngầm, dò tìm hoạt động của nó.

SOSUS mới nhất triển khai ở Thái Bình Dương, cứ điểm được chọn là trạm quan trắc biển Okinawa của Lực lượng Phòng vệ Biển thuộc căn cứ White Beach của Quân đội Mỹ ở thành phố Uruma, tỉnh Okinawa,

2 dây cáp điện từ đây mở rộng vài trăm km tới đáy biển, lần lượt mở rộng tới phía nam Kyushu và vùng biển Đài Loan. Cứ vài chục km là lắp một máy nghe âm thanh dưới nước.

Tàu ngầm hạt nhân tấn công Type 093 Hải quân Trung Quốc
Tàu ngầm hạt nhân tấn công Type 093 Hải quân Trung Quốc

Theo bài báo, một dây cáp khác lắp đặt ở đáy biển phía đông Hokkaido cũng đã đưa vào sử dụng, được phổ biến cho là dùng để nghe lén các động thái của tàu ngầm Nga.

Loại SOSUS mới nhất được coi là "bí mật cao nhất của thể chế bảo đảm an ninh Nhật-Mỹ", thời gian lắp đặt không rõ. Lực lượng Phòng vệ Biển chỉ giới thiệu những điểm chính cho mười mấy chính khách quan trọng Nhật Bản như Thủ tướng, Bộ trưởng Quốc phòng.

Khi xảy ra tình trạng khẩn cấp ở eo biển Đài Loan, hệ thống này có thể cung cấp tin tức tình báo giúp Quân đội Mỹ tiến hành can thiệp vũ lực. Nhưng, trong thời gian Quốc hội Nhật Bản đang xem xét dự luật bảo đảm an ninh để mở đường cho thực hiện quyền tự vệ tập thể, hoàn toàn không thảo luận đến trường hợp đặc biệt này.

Bộ tư lệnh Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản không đưa ra bình luận gì về những thông tin  này.

Tàu ngầm hạt nhân chiến lược Type 094 lớp Tấn, Hải quân Trung Quốc
Tàu ngầm hạt nhân chiến lược Type 094 lớp Tấn, Hải quân Trung Quốc

Theo tờ “Nhân Dân” Trung Quốc, từ năm 2008 đến năm 2012, Hải quân Mỹ đã lắp đặt 3 hệ thống nghe lén âm thanh ở Thái Bình Dương, chỉ ra, hệ thống này và năng lực đối hạm trình độ cao của Lực lượng Phòng vệ Biển là mối đe dọa to lớn đối với tàu ngầm Hải quân Trung Quốc vượt qua chuỗi đảo tác chiến.

Giáo sư Toshihide Yamauchi thuộc Đại học Yokohama – người được cho là “đệ nhất nghiên cứu Hải quân Trung Quốc”, cho rằng, Nhật-Mỹ sớm đã nắm chắc đối với tàu ngầm Trung Quốc. Tàu ngầm Trung Quốc tương đối thô, so với tàu ngầm của Nhật-Mỹ, tính năng có “khoảng cách như giữa nhà trẻ với đại học”.

Hệ thống nghe lén âm thanh đáy biển được Mỹ bắt đầu nghiên cứu từ năm 1950 nhằm nắm chắc tính năng, thuộc tính, phương hướng của tàu ngầm Liên Xô, năm 1961 thử nghiệm thành công, phát huy tác dụng trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh ở cả phương Đông và phương Tây.

Nhưng, sau năm 1991, cùng với kết thúc Chiến tranh Lạnh, mức độ coi trọng hệ thống này giảm đi.

Tàu ngầm hạt nhân Type 093 và Type 094 Hải quân Trung Quốc ở quân cảng
Tàu ngầm hạt nhân Type 093 và Type 094 Hải quân Trung Quốc ở quân cảng

Ở Nhật Bản, từ trước Chiến tranh thế giới thứ hai trở đi, Hải quân Nhật Bản đã lắp đặt một loại “thiết bị nghe lén âm thanh cố định” ở lân cận căn cứ, tính năng và hiệu quả nghe lén cụ thể của nó được giữ bí mật cao, đến nay còn chưa rõ.

Năm 1973 và năm 1974, trong quá trình xem xét, Quốc hội Nhật Bản từng tiết lộ thiết bị này được bố trí ở eo biển Tsugaru ở phía bắc và khu vực Kyushu ở phía nam, Nhật Bản.

Nhật Bản cũng lắp đặt hệ thống nghe lén âm thanh đáy biển ở eo biển Tsushima giữa bán đảo Triều Tiên. Nhưng, khoảng cách dò tìm của hệ thống nghe lén âm thanh trước đây phải dựa vào sóng tần số cao do tàu ngầm phát ra mới có thể dò tìm được.

Hệ thống nghe lén âm thanh đáy biển mới xem ra là do Mỹ nghiên cứu chế tạo, cải tiến sau khi Trung Quốc trỗi dậy về quân sự, nhất là Hải quân Trung Quốc đẩy mạnh hoạt động trên biển.

Tàu ngầm hạt nhân tấn công Type 093G Trung Quốc do dân mạng Trung Quốc đăng tải
Tàu ngầm hạt nhân tấn công Type 093G Trung Quốc do dân mạng Trung Quốc đăng tải

Nghe nói, ít nhất trước năm 2011 đã thử nghiệm thành công ở eo biển Philippines và eo biển Hawaii. Hệ thống mới có thể bắt được sóng âm tần số thấp, từ đó có thể dò tìm được khoảng cách xa hơn.

Chuyên gia quân sự Trung Quốc cho rằng, cần kiềm chế hệ thống nghe lén âm thanh đáy biển phục vụ cho hành động tác chiến liên hợp của Nhật-Mỹ, cũng cần nâng cao tính năng của tàu ngầm Trung Quốc.

Theo bài báo, Hải quân Trung Quốc cũng tăng cường tăng cường theo dõi đối với tàu ngầm của các nước như Nhật Bản, Mỹ.

Theo tiết lộ từ nhiều quan chức quân đội, Trung Quốc lấy các căn cứ hải quân, cảng biển quan trọng như Thanh Đảo, Thượng Hải làm trung tâm, đã triển khai mạng lưới săn ngầm ở biển Hoa Đông và biển Hoàng Hải. 

Tàu ngầm thông thường lớp Kilo của Hải quân Trung Quốc
Tàu ngầm thông thường lớp Kilo của Hải quân Trung Quốc
Đông Bình (Tổng hợp)