Nhiều ông trùm cạnh tranh chương trình máy bay ném bom mới của Mỹ

12/09/2015 04:00
Việt Dũng (nguồn Tin tức Tham khảo)
(GDVN) - Cuối tháng 9, Không quân Mỹ sẽ công bố kết quả trúng thầu chương trình "máy bay ném bom tấn công tầm xa" trị giá trên 100 tỷ USD.

Tờ "Tin tức Tham khảo" Trung Quốc ngày 11 tháng 9 dẫn trang mạng nguyệt san "Lợi ích quốc gia" Mỹ ngày 9 tháng 9 đã đăng bài viết "Máy bay ném bom tàng hình mới Mỹ tại sao rất quan trọng" của tác giả Dave Majumdar.

Phương án máy bay ném bom tầm xa của Công ty Northrop Grumman, Mỹ
Phương án máy bay ném bom tầm xa của Công ty Northrop Grumman, Mỹ

Theo bài viết, dự tính cuối tháng này, Không quân Mỹ sẽ công bố kết quả trúng thầu của chương trình đấu thầu "máy bay ném bom tấn công tầm xa" thần bí của họ. Kết quả trúng thầu có thể quyết định số phận của công nghiệp hàng không quốc phòng Mỹ.

Công ty Northrop Grumman, liên doanh Công ty Boeing - Công ty Lockheed Martin đều đang tranh giành chương trình với kim ngạch hợp đồng có thể trên 100 tỷ USD này.

Đối với Công ty Boeing và Công ty Northrop Grumman, chương trình đấu thầu "máy bay ném bom tấn công tầm xa" không thể dễ dàng bị mất, còn Công ty Lockheed Martin ít nhất còn có chương trình máy bay chiến đấu F-35 khổng lồ trị giá 400 tỷ USD có thể dựa vào.

Mặc dù trước đây từng sản xuất các máy bay quân dụng như máy bay chiến đấu hạng nặng hải quân F-14 Tomcat, máy bay chiến đấu F-5 Tiger và máy bay ném bom tàng hình B-2 Spirit, nhưng ngoài linh kiện máy bay chiến đấu tàng hình F-35 và máy bay cảnh báo sớm E-2D Advanced Hawkeye, Công ty Northrop Grumman hiện chưa sản xuất bất cứ máy bay có người lái nào khác.

Phương án máy bay ném bom LRS-B của Công ty Northrop Grumman, Mỹ
Phương án máy bay ném bom LRS-B của Công ty Northrop Grumman, Mỹ

Công ty này đến nay chủ yếu nổi tiếng vì sản xuất các máy bay không người lái như Global Hawk và máy bay thử nghiệm tàng hình hải quân X-47B. Ngoài ra, theo tạp chí hàng không "Aviation Week" Mỹ, Công ty Northrop Grumman đã nghiên cứu phát triển, chế tạo một loại máy bay do thám không người lái tầm xa mới RQ-180 cho Không quân Mỹ.

Nhưng, những điều này đều không phải là những chương trình quy mô lớn, không đủ để duy trì vị thế của nhà thầu chính ngành hàng không của Công ty Northrop Grumman trước khi Lầu Năm Góc khởi động chương trình nghiên cứu phát triển máy bay chiến thuật thế hệ tiếp theo cho hải quân và không quân.

Ngoài ra, “tuyến một” còn lại hy vọng là chương trình nghiên cứu phát triển máy bay huấn luyện T-X của Không quân Mỹ. Vì vậy, Công ty Northrop Grumman phải giành chiến thắng chương trình đấu thầu "máy bay ném bom tấn công tầm xa".

Đồng thời, mặc dù Công ty Boeing có dây chuyền sản xuất máy bay chiến đấu hạng nặng F-15 Hawk và máy bay chiến đấu hải quân F/A-18E/F Super Hornet, nhưng hai dây chuyền sản xuất này đều sẽ đóng cửa trước cuối năm 2019.

Máy bay chiến đấu F-35 Mỹ
Máy bay chiến đấu F-35 Mỹ

Dây chuyền sản xuất máy bay chiến đấu Super Hornet hiện có kế hoạch ngừng sản xuất vào năm 2018, trừ phi Hải quân Mỹ hoặc khách hàng nước ngoài đặt mua nhiều máy bay chiến đấu F/A-18E/F hoặc máy bay tác chiến điện tử EA-18G Growler hơn.

Tương tự, năm 2019 sẽ bàn giao máy bay chiến đấu F-15SA cuối cùng cho Saudi Arabia, dây chuyền sản xuất máy bay chiến đấu này sẽ ngừng sản xuất.

Dây chuyền sản xuất máy bay chiến đấu Hawk nhiều năm qua luôn dựa vào đơn đặt hàng của nước ngoài, do lo ngại không có lợi cho máy bay chiến đấu F-22 Raptor và F-35, Không quân Mỹ 10 năm qua không mua máy bay chiến đấu F-15 mới.

Sau khi những máy bay chiến đấu nêu trên dừng sản xuất, trước khi khởi động chương trình máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu, Công ty Boeing cũng sẽ không có bất cứ sản phẩm nào duy trì hoạt động kinh doanh máy bay chiến đấu - trừ máy bay huấn luyện T-X tiềm năng.

Một phương án máy bay ném bom tấn công tầm xa tương lai của Không quân Mỹ
Một phương án máy bay ném bom tấn công tầm xa tương lai của Không quân Mỹ

Công ty Lockheed Martin - nhà chế tạo máy bay chiến đấu F-35 ở vị trí có lợi, bởi vì máy bay chiến đấu tấn công liên hợp F-35 sẽ sản xuất vài chục năm với tính chất là cụm máy bay chiến thuật của Lầu Năm Góc.

Mặc dù Công ty Lockheed Martin “cam chịu” đứng sau Công ty Boeing trong chương trình “máy bay ném bom tấn công tầm xa”, nhưng trên thực tế đã duy trì vị thế nhà sản xuất chủ yếu máy bay chiến đấu tàng hình.

Tham gia nghiên cứu chế tạo loại máy bay ném bom này sẽ giúp cho công ty này vừa tiến hành chuẩn bị cho chương trình F-X của không quân và F/A-XX của hải quân, vừa tham gia một chương trình lớn, quan trọng. 

Phương án máy bay ném bom tuần tra siêu âm của Công ty Lockheed Martin Mỹ
Phương án máy bay ném bom tuần tra siêu âm của Công ty Lockheed Martin Mỹ
Việt Dũng (nguồn Tin tức Tham khảo)