Những lễ hội khách du xuân không thể bỏ qua

27/01/2012 09:48
H.H (tổng hợp)
(GDVN) - Sau Tết là mùa lễ hội trên khắp cả nước... Nổi tiếng và kéo dài nhất là lễ hội Chùa Hương. Tiếp đến, khách du xuân hành hương về Yên Tử...
1. Hội gò Đống Đa Hàng năm cứ vào ngày mồng 5 Tết, nhân dân thường tổ chức hội Gò Đống Đa để ôn lại những sự kiện lịch sử đã diễn ra tại nơi đây, đặc biệt có tục rước rồng lửa đã thành lễ hội truyền thống của người Hà Nội.
1. Hội gò Đống Đa
Hàng năm cứ vào ngày mồng 5 Tết, nhân dân thường tổ chức hội Gò Đống Đa để ôn lại những sự kiện lịch sử đã diễn ra tại nơi đây, đặc biệt có tục rước rồng lửa đã thành lễ hội truyền thống của người Hà Nội. 
Sau đám rước rồng lửa là lễ dâng hương, lễ đọc văn, cuộc tế diễn ra ở đình Khương Thượng, lễ cầu siêu ở chùa Đồng Quang.
Sau đám rước rồng lửa là lễ dâng hương, lễ đọc văn, cuộc tế diễn ra ở đình Khương Thượng, lễ cầu siêu ở chùa Đồng Quang.
2. Lễ hội Cổ Loa tại Đông Anh Đã thành thông lệ, mồng 6 tháng giêng (âm lịch), người người lại nô nức về trẩy hội đền Cổ Loa (xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội). Mở đầu là đám rước Văn với 5 lá cờ ngũ hành, phường bát âm, giá văn tế đặt trong kiệu Long đình, có lọng, tàn che. Sau đám rước Văn là đến nghi thức tế lễ và đám rước thần của tám làng (gọi là Bát Xã) gồm: Ðài Bi, Sàn Dã, Cầu Cả, Mạch Tràng, Văn Thượng, Thư Cưu, Cổ Loa, Xép...
2. Lễ hội Cổ Loa tại Đông Anh
Đã thành thông lệ, mồng 6 tháng giêng (âm lịch), người người lại nô nức về trẩy hội đền Cổ Loa (xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội). Mở đầu là đám rước Văn với 5 lá cờ ngũ hành, phường bát âm, giá văn tế đặt trong kiệu Long đình, có lọng, tàn che. Sau đám rước Văn là đến nghi thức tế lễ và đám rước thần của tám làng (gọi là Bát Xã) gồm: Ðài Bi, Sàn Dã, Cầu Cả, Mạch Tràng, Văn Thượng, Thư Cưu, Cổ Loa, Xép...
Bên cạnh phần lễ trang nghiêm, tại các khu vực quanh đền Cổ Loa còn diễn ra nhiều trò chơi như đu tiên, đánh vật hát chèo, bắn cung nỏ, cờ người, múa rối nước... Hội Cổ Loa kéo dài cho tới ngày 16 tháng giêng mới làm lễ tế tạ trời đất, kết thúc lễ hội.
Bên cạnh phần lễ trang nghiêm, tại các khu vực quanh đền Cổ Loa còn diễn ra nhiều trò chơi như đu tiên, đánh vật hát chèo, bắn cung nỏ, cờ người, múa rối nước... Hội Cổ Loa kéo dài cho tới  ngày 16 tháng giêng mới làm lễ tế tạ trời đất, kết thúc lễ hội.  
3. Lễ hội làng Đồng Kỵ, Bắc Ninh Lễ hội của làng Đồng Kỵ, Bắc Ninh là một trong những lễ hội dân gian diễn ra sớm nhất tháng Giêng. Lễ hội bắt đầu từ ngày mồng 4 tháng Giêng và kéo dài khoảng 10 ngày.
3. Lễ hội làng Đồng Kỵ, Bắc Ninh
Lễ hội của làng Đồng Kỵ, Bắc Ninh là một trong những lễ hội dân gian diễn ra sớm nhất tháng Giêng. Lễ hội bắt đầu từ ngày mồng 4 tháng Giêng và kéo dài khoảng 10 ngày.
Điều thú vị và gây hấp dẫn chính là màn rước ông Đám nhảy múa quanh sân đình. Nói cho đúng thì đây là một tiết mục "xiếc làng" đầy sức mạnh. Những tráng đinh đầy cơ bắp kiệu trên tay 4 ông Đám được chọn lọc kĩ từ trước. Ở trên cao ông Đám múa, bên dưới tráng đinh cởi trần gầm gào thể hiện sức mạnh và giữ thăng bằng cho ông rồi rước vòng quanh sân đình.
Điều thú vị và gây hấp dẫn chính là màn rước ông Đám nhảy múa quanh sân đình. Nói cho đúng thì đây là một tiết mục "xiếc làng" đầy sức mạnh. Những tráng đinh đầy cơ bắp kiệu trên tay 4 ông Đám được chọn lọc kĩ từ trước. Ở trên cao ông Đám múa, bên dưới tráng đinh cởi trần gầm gào thể hiện sức mạnh và giữ thăng bằng cho ông rồi rước vòng quanh sân đình. 
4. Hội chợ Viềng Nam Định. Hội chợ Viềng diễn ra vào mùng 8 tháng giêng âm lịch hàng năm, tại Xã Kim Thái, huyện Vụ Bản và thị trấn Nam Giang, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. Tiếng là "hội chợ" nhưng chợ Viềng không bán mua những sản phẩm ngoại lai cao cấp, hào nhoáng đắt tiền. Sản phẩm được đem ra mua bán ở đây chủ yếu là các cây trồng, vật nuôi. Và sau nữa là đến các vật dụng sản xuất nhỏ của nhà nông.
4. Hội chợ Viềng Nam Định.
Hội chợ Viềng diễn ra vào mùng 8 tháng giêng âm lịch hàng năm, tại Xã Kim Thái, huyện Vụ Bản và thị trấn Nam Giang, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định.  Tiếng là "hội chợ" nhưng chợ Viềng không bán mua những sản phẩm ngoại lai cao cấp, hào nhoáng đắt tiền. Sản phẩm được đem ra mua bán ở đây chủ yếu là các cây trồng, vật nuôi. Và sau nữa là đến các vật dụng sản xuất nhỏ của nhà nông.
Ngoài ra, còn có thứ thực phẩm được người bán kẻ mua rất tưng bừng náo nhiệt. Ðó là thịt bò non. Nói đúng ra là thịt bê được thui vàng ươm nguyên cả con, bán rất nhiều dọc các ngả đường đi vào chợ. Có thể nói không ngoa rằng "Trên là trời, dưới là thịt bò bê". Khách mua ai thích phần nào có thể tùy chọn, mà giá lại rất phải chăng, hợp với túi tiền của "người nhà quê".
Ngoài ra, còn có thứ thực phẩm được người bán kẻ mua rất tưng bừng náo nhiệt. Ðó là thịt bò non. Nói đúng ra là thịt bê được thui vàng ươm nguyên cả con, bán rất nhiều dọc các ngả đường đi vào chợ. Có thể nói không ngoa rằng "Trên là trời, dưới là thịt bò bê". Khách mua ai thích phần nào có thể tùy chọn, mà giá lại rất phải chăng, hợp với túi tiền của "người nhà quê".
5. Hội xuân Yên Tử ở Quảng Ninh. Yên Tử nổi tiếng với hệ thống chùa chiền, là cái nôi của Phật giáo Việt Nam với dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử và là một thắng cảnh thuộc xã Thượng Yên Công, thị xã Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.
5. Hội xuân Yên Tử ở  Quảng Ninh.
Yên Tử nổi tiếng với hệ thống chùa chiền, là cái nôi của Phật giáo Việt Nam với dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử và là một thắng cảnh thuộc xã Thượng Yên Công, thị xã Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. 
Không có tài liệu nào ghi rõ lễ hội Yên Tử được tổ chức lần đầu vào năm nào, nhưng cứ mỗi độ xuân về, hàng vạn tăng ni Phật tử và du khách thập phương lại về chốn bồng lai thanh tịnh giữa núi non điệp trùng, bảng lảng sương mây, tách mình khỏi thế giới trần tục, thực hiện cuộc hành hương tôn giáo giữa thiên nhiên, để lòng người thêm hân hoan, thấm dần đạo lý từ bi của nhà Phật, thành tâm nguyện cầu bình an, phúc lộc cho bản thân, gia đình và xã hội.
Không có tài liệu nào ghi rõ lễ hội Yên Tử được tổ chức lần đầu vào năm nào, nhưng cứ mỗi độ xuân về, hàng vạn tăng ni Phật tử và du khách thập phương lại về chốn bồng lai thanh tịnh giữa núi non điệp trùng, bảng lảng sương mây, tách mình khỏi thế giới trần tục, thực hiện cuộc hành hương tôn giáo giữa thiên nhiên, để lòng người thêm hân hoan, thấm dần đạo lý từ bi của nhà Phật, thành tâm nguyện cầu bình an, phúc lộc cho bản thân, gia đình và xã hội.
6. Lễ hội đền Gióng (Sóc Sơn, Hà Nội) Khai hội vào ngày 6/1 âm lịch hàng năm.Lễ hội đền Gióng được tổ chức tại xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn(Hà Nội).
6. Lễ hội đền Gióng (Sóc Sơn, Hà Nội)
Khai hội vào ngày 6/1 âm lịch hàng năm.Lễ hội đền Gióng được tổ chức tại xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn(Hà Nội). 
Theo truyền thuyết đây chính là nơi dừng chân cuối cùng của Thanh Gióng trước khi bay về trời. Lễ hội diễn ra trong ba ngày với đầy đủ các nghi lễ truyền thống như: lễ khai quang, lễ rước, lễ dâng hương, dâng hoa tre lên đền Thượng, nơi thờ Thánh Gióng.
Theo truyền thuyết đây chính là nơi dừng chân cuối cùng của Thanh Gióng trước khi bay về trời.
Lễ hội diễn ra trong ba ngày với đầy đủ các nghi lễ truyền thống như: lễ khai quang, lễ rước, lễ dâng hương, dâng hoa tre lên đền Thượng, nơi thờ Thánh Gióng.
7. Hội chợ Chuộng Thanh Hóa Tại xã Đông Hoàng, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa có phiên chợ Chuộng tổ chức vào mùng 6 tết, người dân đến mua bán một số sản vật nông nghiệp để lấy may, còn thanh niên thì đánh nhau để cầu may
7. Hội chợ Chuộng Thanh Hóa
Tại xã Đông Hoàng, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa có phiên chợ Chuộng tổ chức vào mùng 6 tết, người dân đến mua bán một số sản vật nông nghiệp để lấy may, còn thanh niên thì đánh nhau để cầu may
8. Hội chùa Hương Hàng năm, mỗi độ xuân về hoa mơ nở trắng núi rừng Hương Sơn, hàng triệu phật tử cùng tao nhân mặc khách khắp 4 phương lại nô nức trẩy hội chùa Hương.
8. Hội chùa Hương
Hàng năm, mỗi độ xuân về hoa mơ nở trắng núi rừng Hương Sơn, hàng triệu phật tử cùng tao nhân mặc khách khắp 4 phương lại nô nức trẩy hội chùa Hương.
Hành trình về một miền đất Phật - nơi Bồ Tát Quan Thế Âm ứng hiện tu hành, để dâng lên Người một lời nguyện cầu, một nén tâm hương, hoặc thả hồn bay bổng hòa quyện với thiên nhiên ở một vùng rừng núi còn in dấu Phật.
Hành trình về một miền đất Phật - nơi Bồ Tát Quan Thế Âm ứng hiện tu hành, để dâng lên Người một lời nguyện cầu, một nén tâm hương, hoặc thả hồn bay bổng hòa quyện với thiên nhiên ở một vùng rừng núi còn in dấu Phật.
H.H (tổng hợp)