Những món đặc sản ngon, lạ nổi tiếng Việt Nam (P5)

22/09/2012 09:53
H.T
(GDVN) -Những món ăn quen thuộc như hủ tiếu Mỹ Tho, bún thang Hà Nội, gỏi cuốn Sài Gòn, phở khô Gia Lai,... cũng nằm trong danh sách 50 món ăn ngon nổi tiếng Việt Nam do Trung tâm sách kỷ lục bình chọn.
Gỏi cuốn (Sài Gòn) Món gỏi cuốn dù xuất hiện ở nơi cao sang hay bình dị đều không mất đi nét đặc trưng vốn có: cuốn bánh tráng mỏng, bên trong là rau thơm, bún, tôm, thịt. Món gỏi này đòi hỏi khéo tay khi cuốn, cuốn chắc tay, gọn ghẽ; có vài cọng hẹ sống xanh ló ra ngoài... Gỏi cuốn ngon, trước hết phải có nguyên liệu tươi, nhưng phần nước chấm lại là yếu tố quyết định. Khó có thể thống kê được ở Việt Nam có bao nhiêu món cuốn và mỗi món dùng loại nước chấm nào. Nhưng món gỏi cuốn tôm thịt có xuất xứ từ miền Nam được vinh dự có mặt trong bảng xếp hạng thường được chấm với mắm nêm.
Gỏi cuốn (Sài Gòn)
Món gỏi cuốn dù xuất hiện ở nơi cao sang hay bình dị đều không mất đi nét đặc trưng vốn có: cuốn bánh tráng mỏng, bên trong là rau thơm, bún, tôm, thịt. Món gỏi này đòi hỏi khéo tay khi cuốn, cuốn chắc tay, gọn ghẽ; có vài cọng hẹ sống xanh ló ra ngoài...
Gỏi cuốn ngon, trước hết phải có nguyên liệu tươi, nhưng phần nước chấm lại là yếu tố quyết định. Khó có thể thống kê được ở Việt Nam có bao nhiêu món cuốn và mỗi món dùng loại nước chấm nào. Nhưng món gỏi cuốn tôm thịt có xuất xứ từ miền Nam được vinh dự có mặt trong bảng xếp hạng thường được chấm với mắm nêm.
Bánh căn (Ninh Thuận) Nguyên liệu để làm bánh căn là gạo tẻ ngâm khoảng từ 6 đến 8 tiếng đồng hồ rồi đem xay thành bột loãng. Đổ bánh căn dùng một lò đất nung tròn to, bên trên là khuôn bánh được khoét lỗ tròn đều, khuôn đổ bột khoảng 8-16 lỗ; phần thân lò để chứa than hồng. Thoa vào mỗi khuôn một lớp mỡ rồi đậy khuôn, chờ thật nóng mới đổ bột vào. Mẻ đầu được dùng để thử lò và tráng khuôn. Người ta dùng chiếc cạy bằng kim loại để đưa bánh ra khỏi khuôn. Khi mặt trên của bánh căn xốp và khô lại, viền bánh co lại, tróc ra thì bánh đã chín và có thể ăn được. Bánh căn dùng nóng với nước mắm pha chua ngọt, ăn kèm với rau sống, bánh mì chiên giòn.
Bánh căn (Ninh Thuận)
Nguyên liệu để làm bánh căn là gạo tẻ ngâm khoảng từ 6 đến 8 tiếng đồng hồ rồi đem xay thành bột loãng. Đổ bánh căn dùng một lò đất nung tròn to, bên trên là khuôn bánh được khoét lỗ tròn đều, khuôn đổ bột khoảng 8-16 lỗ; phần thân lò để chứa than hồng. Thoa vào mỗi khuôn một lớp mỡ rồi đậy khuôn, chờ thật nóng mới đổ bột vào. Mẻ đầu được dùng để thử lò và tráng khuôn.
Người ta dùng chiếc cạy bằng kim loại để đưa bánh ra khỏi khuôn. Khi mặt trên của bánh căn xốp và khô lại, viền bánh co lại, tróc ra thì bánh đã chín và có thể ăn được. Bánh căn dùng nóng với nước mắm pha chua ngọt, ăn kèm với rau sống, bánh mì chiên giòn.
Súp lươn Thịt lươn sau khi làm sạch sẽ được xào chung với nghệ, ớt, tiêu xay. Nước dùng được ninh từ xương lợn, bò, xương cá và xương lươn. Đặc biệt không thể thiếu hành tăm - thứ hành chỉ có ở Nghệ An, Hà Tĩnh. Súp lươn thường ăn kèm với bánh mì hoặc bánh mướt (giống bánh cuốn nhưng người ta không cuốn lại và không có nhân). Bánh mướt được tráng mỏng, không nhân. Sau đó cắt thành những miếng nhỏ vừa ăn.
Súp lươn
Thịt lươn sau khi làm sạch sẽ được xào chung với nghệ, ớt, tiêu xay. Nước dùng được ninh từ xương lợn, bò, xương cá và xương lươn. Đặc biệt không thể thiếu hành tăm - thứ hành chỉ có ở Nghệ An, Hà Tĩnh.
Súp lươn thường ăn kèm với bánh mì hoặc bánh mướt (giống bánh cuốn nhưng người ta không cuốn lại và không có nhân). Bánh mướt được tráng mỏng, không nhân. Sau đó cắt thành những miếng nhỏ vừa ăn.
Bún đũa (Nam Định) Mặc dù món bún ở đâu cũng có nhưng món bún đũa ở Nam Định có nét khác biệt. Sợi bún to cỡ đầu đũa, mềm nhưng săn chắc chứ không nhũn. Bún đũa Nam Định kết hợp với riêu cua có vị ngọt đậm, nước dùng hơi chua, thơm dậy mùi của cua đồng. Món bún đũa riêu cua luôn được ăn kèm với rau, mùa nào rau đấy… tăng thêm hương vị cho bát bún.
Bún đũa (Nam Định)
Mặc dù món bún ở đâu cũng có nhưng món bún đũa ở Nam Định có nét khác biệt. Sợi bún to cỡ đầu đũa, mềm nhưng săn chắc chứ không nhũn. Bún đũa Nam Định kết hợp với riêu cua có vị ngọt đậm, nước dùng hơi chua, thơm dậy mùi của cua đồng. Món bún đũa riêu cua luôn được ăn kèm với rau, mùa nào rau đấy… tăng thêm hương vị cho bát bún.
Phở khô (Gia Lai) Sợi phở khô được làm từ bột gạo, không mềm và dẹp như sợi phở mà mảnh và dai như sợi hủ tiếu. Sợi phở khô trụng sơ rồi trộn với thịt bằm, bên trên rắc lớp hành phi vàng ươm, thơm phức. Nước lèo có thịt bò tái, gân, bắp, hoặc bò viên, cũng có thể là thịt gà, rắc thêm chút hành ngò xắt nhỏ, tiêu đen. Rau ăn kèm với phở khô chỉ cần xà lách, húng quế và giá trụng, trộn thêm chút tương nâu, món phở khiến du khách thưởng thức được hương vị món ăn mới lạ.
Phở khô (Gia Lai)
Sợi phở khô được làm từ bột gạo, không mềm và dẹp như sợi phở mà mảnh và dai như sợi hủ tiếu. Sợi phở khô trụng sơ rồi trộn với thịt bằm, bên trên rắc lớp hành phi vàng ươm, thơm phức. Nước lèo có thịt bò tái, gân, bắp, hoặc bò viên, cũng có thể là thịt gà, rắc thêm chút hành ngò xắt nhỏ, tiêu đen.
Rau ăn kèm với phở khô chỉ cần xà lách, húng quế và giá trụng, trộn thêm chút tương nâu, món phở khiến du khách thưởng thức được hương vị món ăn mới lạ.
Cơm tấm (Sài Gòn) Cơm tấm thường được ăn với 4 món chính: sườn lợn nướng, bì lợn, chả, trứng ốp la. Trên nền cơm tấm trắng đang bốc khói là màu vàng của miếng sườn nướng, màu trắng đục của những sợi bì dai mềm, miếng chả được đặt vuông vắn bên cạnh hình tròn của trứng ốp la vừa chín tới. Món này ăn kèm với cà chua, dưa leo xắt lát mỏng, cà rốt hoặc củ cải trắng ngâm giấm, đồng thời không thể thiếu được chén nước mắm được pha theo bí quyết riêng của từng quán, làm cho món ăn thêm thơm ngon, hấp dẫn.
Cơm tấm (Sài Gòn)
Cơm tấm thường được ăn với 4 món chính: sườn lợn nướng, bì lợn, chả, trứng ốp la. Trên nền cơm tấm trắng đang bốc khói là màu vàng của miếng sườn nướng, màu trắng đục của những sợi bì dai mềm, miếng chả được đặt vuông vắn bên cạnh hình tròn của trứng ốp la vừa chín tới.
Món này ăn kèm với cà chua, dưa leo xắt lát mỏng, cà rốt hoặc củ cải trắng ngâm giấm, đồng thời không thể thiếu được chén nước mắm được pha theo bí quyết riêng của từng quán, làm cho món ăn thêm thơm ngon, hấp dẫn.
Bún thang (Hà Nội) Bún thang là món cầu kỳ, công phu nên thường chỉ có mặt trong những tiệc thịnh soạn của người Hà Nội. Nước dùng bún thang được nấu từ nước luộc gà, xương lợn, khi đun vớt bọt liên tục để nước được trong, rồi thả vào một xâu tôm he khô. Trứng tráng thật mỏng thái sợi, giò lụa trắng mềm cũng thái chỉ. Thịt gà nạc luộc chín được xé nhỏ làm một hỗn hợp nhiều màu sắc. Sau đó cho thêm ruốc (chà bông), củ cải khô, nấm hương, rau mùi, hành hoa, rau răm thái lẫn với hành lá, ít mắm tôm để ngoài và chút hương cà cuống.
Bún thang (Hà Nội)
Bún thang là món cầu kỳ, công phu nên thường chỉ có mặt trong những tiệc thịnh soạn của người Hà Nội. Nước dùng bún thang được nấu từ nước luộc gà, xương lợn, khi đun vớt bọt liên tục để nước được trong, rồi thả vào một xâu tôm he khô. Trứng tráng thật mỏng thái sợi, giò lụa trắng mềm cũng thái chỉ. Thịt gà nạc luộc chín được xé nhỏ làm một hỗn hợp nhiều màu sắc. Sau đó cho thêm ruốc (chà bông), củ cải khô, nấm hương, rau mùi, hành hoa, rau răm thái lẫn với hành lá, ít mắm tôm để ngoài và chút hương cà cuống.
Hủ tiếu Mỹ Tho (Tiền Giang) Hủ tiếu Mỹ Tho khác hủ tiếu Tàu, hủ tiếu Nam Vang, phở Bắc, bún bò Huế... ở chỗ không ăn với giấm, rau ghém, mà dùng giá, hẹ, chanh, ớt, nước tương. Hủ tiếu ngon nhất phải là loại làm bằng gạo Gò Cát (đặc sản như tàu hương, nàng thơm). Về cơ bản, chất ngọt của nước lèo từ xương ống hầm kỹ, thịt và khô mực nướng, cùng một số nguyên liệu, gia vị đặc trưng. Hủ tiếu Mỹ Tho không có tôm và trứng cút như hủ tiếu Nam Vang mà chỉ là hủ tiếu lòng, hủ tiếu sườn hoặc thịt nạc sắp lên trên.
Hủ tiếu Mỹ Tho (Tiền Giang)
Hủ tiếu Mỹ Tho khác hủ tiếu Tàu, hủ tiếu Nam Vang, phở Bắc, bún bò Huế... ở chỗ không ăn với giấm, rau ghém, mà dùng giá, hẹ, chanh, ớt, nước tương. Hủ tiếu ngon nhất phải là loại làm bằng gạo Gò Cát (đặc sản như tàu hương, nàng thơm). Về cơ bản, chất ngọt của nước lèo từ xương ống hầm kỹ, thịt và khô mực nướng, cùng một số nguyên liệu, gia vị đặc trưng. Hủ tiếu Mỹ Tho không có tôm và trứng cút như hủ tiếu Nam Vang mà chỉ là hủ tiếu lòng, hủ tiếu sườn hoặc thịt nạc sắp lên trên.
Bún chả cá Quy Nhơn Chả cá gồm chả hấp và chả chiên (chả chiên có 2 loại: bánh lớn và viên vo nhỏ cho vào nồi nước lèo) hấp dẫn thực khách bởi tính "hiền", ăn dễ tiêu, ngon miệng của nó. Chả cá ngon là phải được làm từ cá mối, cá thuẫn tươi, cá chai, cá rựa…lóc lấy thịt đem xay nhuyễn và quết cho thật kỹ để chả dai, mịn. Chả cá ngon còn là chả không tanh mùi cá, thơm gia vị và ngọt vị ngọt của cá… Nước dùng của bát bún là nước nấu từ phần xương và đầu cá sau khi đã lạng thịt xay chả. Nước cá này ngọt thơm đúng vị cá và ăn nhẹ bụng. Nồi nước chế thêm lớp dầu thắng với hạt điều để có màu đẹp.
Bún chả cá Quy Nhơn
Chả cá gồm chả hấp và chả chiên (chả chiên có 2 loại: bánh lớn và viên vo nhỏ cho vào nồi nước lèo) hấp dẫn thực khách bởi tính "hiền", ăn dễ tiêu, ngon miệng của nó. Chả cá ngon là phải được làm từ cá mối, cá thuẫn tươi, cá chai, cá rựa…lóc lấy thịt đem xay nhuyễn và quết cho thật kỹ để chả dai, mịn.
Chả cá ngon còn là chả không tanh mùi cá, thơm gia vị và ngọt vị ngọt của cá… Nước dùng của bát bún là nước nấu từ phần xương và đầu cá sau khi đã lạng thịt xay chả. Nước cá này ngọt thơm đúng vị cá và ăn nhẹ bụng. Nồi nước chế thêm lớp dầu thắng với hạt điều để có màu đẹp.
Bánh cuốn Thanh Trì (Hà Nội) Bánh cuốn Thanh Trì đặc biệt nhất ở chỗ tráng mỏng, hành mỡ thoa vào mướt mặt mà nếm vào có vị thanh nhẹ, mát rượi. Bánh khi sắp trong thúng, được xếp thành lớp kiểu như bậc thang, trên những lá chuối xanh trong màu ngọc thạch, sắc trắng của bánh nổi bật. Bánh cuốn khi ăn có mùi thơm dìu dịu, êm êm của bột, của hành khô. Gắp miếng bánh, chấm đẫm vào chén nước chấm rồi đưa lên miệng, người ăn sẽ cảm nhận được sự hài hòa giữa mùi bánh thơm dịu, mềm dai hoà quyện với nước chấm có vị mằn mặn, chua chua, cay cay.
Bánh cuốn Thanh Trì (Hà Nội)
Bánh cuốn Thanh Trì đặc biệt nhất ở chỗ tráng mỏng, hành mỡ thoa vào mướt mặt mà nếm vào có vị thanh nhẹ, mát rượi. Bánh khi sắp trong thúng, được xếp thành lớp kiểu như bậc thang, trên những lá chuối xanh trong màu ngọc thạch, sắc trắng của bánh nổi bật.
Bánh cuốn khi ăn có mùi thơm dìu dịu, êm êm của bột, của hành khô. Gắp miếng bánh, chấm đẫm vào chén nước chấm rồi đưa lên miệng, người ăn sẽ cảm nhận được sự hài hòa giữa mùi bánh thơm dịu, mềm dai hoà quyện với nước chấm có vị mằn mặn, chua chua, cay cay.
H.T