Nước ép trái cây cũng gây tiểu đường

07/09/2011 09:25
Theo Live/Afamily
Đường trong nước trái cây cũng làm cho lượng đường trong máu tăng. Chỉ cần một chút chủ quan là bạn đã có thể tự làm tăng huyết áp và tăng nguy cơ tiểu đường.
Cho dù không phải tất cả mọi người có những phản ứng giống nhau với các loại kích thích tới cơ thể. Tăng đường huyết xảy ra khi mức đường huyết, hoặc đường trong máu, quá cao. Điều này đôi khi sẽ xảy ra nếu bạn bị tiểu đường, nhưng nó cũng có thể xảy ra nếu bạn đang rất căng thẳng hoặc đang hồi phục bệnh.

Các bác sĩ khuyên bạn nên tiến hành các phương pháp thử nghiệm khác nhau để xác định nồng độ đường trong máu. Bạn có thể tự thử nghiệm tại nhà hoặc đến bệnh viện để xét nghiệm. Đối với các thử nghiệm tại nhà, thì bạn cần ghi nhớ là, phạm vi đường máu bình thường là từ 70 đến 130 mg mỗi decilít. Nếu bạn đang mắc bệnh tiểu đường, bác sĩ có thể tư vấn cho bạn tiến hành thực hiện những thử nghiệm sau ăn, có nghĩa là, sau khi tiêu thụ một bữa ăn. Sau ăn, kết quả thử nghiệm đường máu là ít hơn 180 miligam mỗi decilít là có thể chấp nhận được.

Để đo lường xem nước trái cây và các carbohydrate khác có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu của bạn hay không bạn cần xác định chỉ số đường huyết và nạp đường huyết. Chỉ số đường huyết đo tốc độ mà tại đó các loại thực phẩm nhất định tác động đến lượng đường trong máu của bạn. Thông thường thì các loại thực phẩm có ít yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết sẽ làm cho lượng đường trong máu ít hơn so với các loại thực phẩm có nhiều yếu tố ảnh hưởng khác.

Một số loại nước trái cây có ảnh hưởng đến lượng đường trong máu của bạn ít hơn những loại nước trái cây khác. Ví dụ như một ly cocktail nước trái cây nam việt quất 250-gram có chỉ số đường huyết là 68 và có lượng đường huyết là 24, trong khi một cốc nước ép cà chua như vậy có chỉ số đường huyết là 38 và đường huyết là 4. Trong trường hợp này, nước ép cà chua sẽ có ít tác động đến lượng đường trong máu của bạn hơn so với nước trái cây nam việt quất.
 
Thậm chí nếu bạn không mắc bệnh tiểu đường, bạn nên theo dõi xem mỗi ngày bạn tiêu thụ bao nhiêu đường. Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ khuyến cáo rằng người Mỹ tiêu thụ không nhiều hơn 32 gram đường mỗi tuần, cho dù là cho thêm vào thực phẩm hay đồ uống hay bằng bất cứ cách nào đi nữa.
 
Tuy nhiên, cũng có một số loại nước trái cây có thể mang lại lợi ích cho lượng đường trong máu của bạn. Ví dụ, trong năm 2006 các nhà nghiên cứu từ Israel đã có kết luận, hàng ngày tiêu thụ nước ép quả lựu không làm tăng lượng đường trong máu của một nhóm bệnh nhân tiểu đường phụ thuộc vào noninsulin. Những người tham gia nghiên cứu đều uống 50 ml nước ép quả lựu hàng ngày.
 
Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng mặc dù nước ép quả lựu có chứa đường, nhưng lượng đường trong máu của người uống nước ép lựu và các bằng chứng khác về máu chứng tỏ bệnh tiểu đường không trở nên tồi tệ hơn mà thậm chí được cải thiện". Vì vậy, hãy nói chuyện với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng về các loại nước ép trái cây có thể có tác động đến lượng đường trong máu của bạn để chọn cho mình những loại trái cây ít có tác động đó nhất.
Theo Live/Afamily