Ông chủ Tập đoàn DOJI: “Tôi sở hữu báu vật triệu đô..."

22/11/2011 07:32
Viên đá quý đó còn đây và chúng tôi gọi nó là Báu vât Triệu đô bởi có rất nhiều người ngỏ ý muốn mua và đã trả giá đến triệu đô la...
Thừa hưởng "máu" kinh doanh từ gia đình, nhưng TGĐ Đỗ Minh Phú đã gây dựng nên một DOJI như ngày nay với số vốn vô cùng ít ỏi, tích cóp từ những năm làm việc ở Viện khoa học Việt Nam.

Kinh doanh vàng là cơ duyên

- Có bao giờ ông nghĩ rằng cái tên Minh Phú đã mang lại sự giàu có cho mình không?
(Cười) Người ta cũng nói như thế! Nhiều người cũng nghĩ là Minh Phú sẽ mang nghĩa thông minh, sáng láng (Minh) và giàu có (Phú). Vậy chắc khi cha mẹ sinh ra đặt tên cho người con cũng chính là mong muốn của cha mẹ. Nhưng sự thực lại không hẳn như vậy.
TGĐ Đỗ Minh Phú đã gây dựng nên một DOJI như ngày nay với số vốn vô cùng ít ỏi, tích cóp từ những năm làm việc ở Viện khoa học Việt Nam.
TGĐ Đỗ Minh Phú đã gây dựng nên một DOJI như ngày nay với số vốn vô cùng ít ỏi, tích cóp từ những năm làm việc ở Viện khoa học Việt Nam.
Gia đình tôi vốn gốc Hà Nội, bố mẹ tôi là người Hà Nội. Thời kỳ kháng chiến chống Pháp, ông bà đi tản cư và tham gia Kháng chiến ở Yên Bái. Tôi sinh ra ở xã Minh Phú, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái. Địa phương đó nay không còn tên mà nằm chìm ở vùng Thác Bà sau khi xây dựng nhà máy thủy điện Thác Bà. Tên của tôi được cha mẹ đặt chính là tên làng, tên xã mà tôi sinh ra, đó là xã Minh Phú.
Ruby Plaza - một trung tâm thương mại chuyên kinh doanh về vàng bạc và đá quý tuy nằm ở một con phố nhỏ của Hà Nội nhưng lại khá nổi tiếng. Tôi đồ rằng vị lãnh đạo của doanh nghiệp này hẳn là một người có khả năng marketing rất tốt. Quả thật, sau cuộc trò chuyện kéo dài gần 3 giờ đồng hồ giữa chúng tôi với ông chủ của tập đoàn này (Tập đoàn DOJI) – Đỗ Minh Phú khiến tôi hiểu rằng tham vọng về một tập đoàn lớn mạnh không chỉ ở trong nước mà còn cả ở khu vực và trên thế giới sẽ là điều không khó.
Quả thực có rất nhiều cơ duyên mà sau này khi chúng tôi tiến hành khai thác đá quý tại xã Tân Hương, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái lại khai thác chính vùng là địa phương nơi tôi chôn rau cắt rốn. Vậy là trong cuộc đời, trong tiểu sử, thậm chí là ngay trong cái tên của mình cũng có nhiều điều thú vị. Mảnh đất tôi sinh ra đem lại cho tôi nhiều kỷ niệm. Mang lại cho tôi không chỉ là cái tên, còn là việc kinh doanh, niềm vui và khẳng định tên tuổi của Việt Nam. Bởi đây là nơi tìm ra nguồn đá quý Ruby sao, làm rạng danh tên tuổi đá quý Việt Nam trên bản đồ đá quý thế giới. Logo của DOJI là biểu tượng ngôi sao 6 cánh, chính là đá Star Ruby, và được hiện diện trên tất cả các sản phẩm của DOJI. Thế giới đã ghi nhận và đặt tên loại đá quý Ruby sao của Việt Nam là VSR – Vietnam Star Ruby, ký hiệu dành cho riêng đá quý cực kỳ độc đáo của riêng Việt Nam.- Nhưng trước khi trở thành ông chủ của một tập đoàn vàng bạc đá quý như bây giờ thì tôi có nghe nói rằng ông đã từng là một cán bộ nghiên cứu khoa học, điều đó có đúng không? Đúng thế. Tôi xuất thân là một cán bộ khoa học, tốt nghiệp ĐH Bách Khoa chuyên ngành kỹ thuật điện tử. Sau đó tôi công tác tại trung tâm chuyên xử lý hình ảnh, các số liệu viễn thám (ảnh chụp vệ tinh). Cuối thập niên 80 (năm 1988-1989), GS. Nguyễn Văn Hiệu nhận thấy tôi có một số khả năng về ngoại ngữ cũng như sự nhạy bén, đã cử tôi làm Tổng giám đốc một công ty liên doanh, đó là liên doanh giữa viện khoa học Việt Nam với công ty Thái Lan, nghiên cứu về công nghệ xử lý đá quý. Từ đây tôi bắt đầu đến với đá quý. Và bước rẽ đầu tiên của tôi là vào năm 1990, là khi tôi bắt tay vào công việc này khi trở thành Tổng giám đốc một công ty nước ngoài tại Việt Nam, nghiên cứu về đá quý, về xử lý đá quý.- Chuyển đổi công việc từ một nhà nghiên cứu sang lĩnh vực kinh doanh, ông cảm thấy như thế nào? Sự thay đổi này có khá nhiều khác biệt. Tại thời điểm đó, nếu nghiên cứu thuần túy, người ta cũng khó có thể ứng dụng được nhiều trong lĩnh vực kinh doanh. Rất may là chúng tôi đã nghiên cứu thành công việc xử lý đá quý, áp dụng vào xử lý đá quý tại công ty liên doanh, (Công ty kỹ nghệ đá quý Vigemtec mà tôi là tổng giám đốc) từ chính kết quả xử lý đá quý Việt Nam (đá Ruby và đá Sapphire), và những sản phẩm này đã được xuất khẩu ra nước ngoài. Đây là cầu nối và bài học lớn giúp tôi chuyển từ nghiên cứu, thử nghiệm và ứng dụng thực tiễn vào kinh doanh trên thương trường.
- Giả sử không có bước ngoặt vào năm 1989, cũng như không có sự giúp đỡ của GS.Hiệu, ông có nghĩ mình sẽ vẫn dấn bước vào con đường kinh doanh như hiện tại không?
Tôi không nghĩ như vậy. Bởi thực ra đây là một ngã rẽ mà mình không định trước. Thời điểm đó, tôi có song song đảm nhiệm vị trí phó giám đốc một công ty chuyên kinh doanh điện tử và khoa học do Viện khoa học lập ra theo Nghị định 268 (các đơn vị sự nghiệp triển khai các nghiên cứu ứng dụng, và là công ty 100% vốn nhà nước). Cách kinh doanh lúc đó chưa được định hình mà chỉ là một công việc phục vụ cho bản thân Viện KHVN - đơn vị sự nghiệp vì thế các hoạt động, vẫn mang “màu sắc” của các đơn vị Nhà nước, chưa mang đúng nghĩa doanh nghiệp. Sự chuyển đổi kinh tế trên quan điểm đổi mới của Đảng và Nhà nước, và sự gợi ý của GS.Nguyễn Văn Hiệu trở thành cơ hội để tôi nắm bắt và chuyển sang lĩnh vực mới là kinh doanh.Kinh doanh là dòng máu chảy trong tôi- Nếu ngày ấy ông không kinh doanh vàng bạc đá quý mà kinh doanh lĩnh vực khác, ông có nghĩ mình cũng thành công như hiện nay không? Tôi có thừa hưởng khả năng kinh doanh của gia đình, từ bà nội tôi cho đến bố tôi. Quê nội tôi ở Ba Vì (Hà Tây cũ, nay là Hà Nội). Bà tôi là một nông dân nhưng kinh doanh rất giỏi, sau khi lấy ông nội tôi đã gây dựng nên một cơ ngơi mấy trăm mẫu ruộng. Sau đó đến bố tôi cũng làm kinh doanh. Hiện ông cụ đã gần 90 tuổi nhưng vẫn trực tiếp điều hành một doanh nghiệp với tư cách là chủ doanh nghiệp. Đó là công ty riêng của ông cụ tôi chuyên sản xuất các mặt hàng vải sợi may mặc, xuất khẩu sang Tiệp Khắc và CH Liên bang Đức. Cụ vẫn làm việc đều đặn, sáng đi, chiều về, lo từ lương đến vật tư, nguyên liệu, đàm phán với đối tác, cụ nói tiếng Pháp giỏi, nói tiếng Anh, và tự học tiếng Trung Quốc, cho thấy máu kinh doanh, chấp nhận thử thách và tự vượt qua khó khăn, bắt đầu từ số 0 đầu tiên, có thể tôi cũng được thừa hưởng từ đó.
- Vậy hồi mới khởi nghiệp, ông có dựa được nhiều sự giúp đỡ từ người cha của mình không
?
Khi mới khởi nghiệp thì không. Tôi khởi nghiệp với số vốn vô cùng ít ỏi, tích cóp từ những năm làm việc ở Viện khoa học Việt Nam và những lần công tác nước ngoài, được 200 triệu đồng (thời điểm năm 1994), để thành lập nên doanh nghiệp chính thức đầu tiên của mình. Cơ sở của chúng tôi khi đó là một ngôi nhà nhỏ, ở ngõ nhỏ là số 2,ngõ 69 phố Đặng Văn Ngữ, diện tích mặt bằng khoảng 60-70 m2 với vài chục công nhân. Đây chính là bệ phóng thành công, tiền thân cho Công ty Phát triển Công nghệ và Thương mại TTD và sau này là Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI.
- Vàng bạc và đá quý bản thân nó đã có “ma lực” với nhiều người, ông có nghĩ rằng chính mặt hàng đó cũng là động lực lôi cuốn mình không?
Thực tế là ban đầu tôi nhận thấy đây là một thử thách chứ chưa từng nghĩ đến đó là lĩnh vực làm đẹp hay kinh doanh hào nhoáng. Xuất phát điểm là kinh doanh đá quý, lĩnh vực có rất nhiều sức ép vào thời điểm đó. Sức ép lớn nhất là người đứng đầu sẽ phải đứng trước việc quyết định những thương vụ lớn, rất nhiều rủi ro. Chẳng hạn, khi mua một lô đá quý, người ra quyết định không thể theo các thủ tục như kinh doanh thông thường ở các công ty nhà nước trước đây, là họp bàn, có bộ tứ, có cán bộ kinh doanh báo cáo rồi thủ trưởng mới ra quyết định… Người thực hiện phải trả giá, phải ra quyết định mà không có nhiều thời gian để họp hành khi người buôn đá quý ở các vùng mỏ mang đến để chào hàng. Khi đó, người ra quyết định phải đứng trước rủi ro và phải chấp nhận rủi ro, quyết định sai sẽ đối mặt với thua lỗ lớn. Đây là bài học giúp tôi học cách ra quyết định và chịu trách nhiệm với chính công việc của mình. Sau hết những rủi ro, những sức ép phải ra quyết định, các sản phẩm đá quý đẹp và tinh xảo ra đời cũng đem lại cho tôi niềm hứng khởi, đặc biệt là sự thành công khi xử lý được những lô đá thô, còn nhiều khiếm khuyết, sau khi qua xử lý nhiệt, trở nên hoàn thiện và mang đầy đủ vẻ đẹp tự nhiên của nó. Chính điều này đem lại cho tôi niềm say mê và thích thú, đặc biệt là khi chuyển sang lĩnh vực kinh doanh trang sức sau này.- Kinh doanh vàng bạc nổi tiếng như vậy, nhưng lại không thấy ông đeo một cái nhẫn hay bất cứ vật trang sức hay đá quý nào, vì sao thế? Rất nhiều người từng hỏi tôi câu hỏi đó. Bởi thực ra khi tôi đeo thứ gì đó trên người tôi lại thấy vướng víu. Hơn nữa, một khi mình là một ông chủ làm chuyên về đá quý, thì đương nhiên sẽ có thứ rất độc đáo. Nhưng nếu mình đeo thứ độc đáo đó, thì sau này lại có thể tìm thấy thứ độc đáo khác, thì mình sẽ giải quyết ra sao? Và nếu mình đeo cái đó, có thể sau này lại phát hiện ra những viên đá quý khác đẹp không kém, mà ngón tay thì chỉ có 10 ngón, không lẽ lại đeo hết cả!
- Vậy ông có sản phẩm nào đặc biệt, gắn liền với kỷ niệm, quá trình khởi nghiệp và sự nghiệp kinh doanh của mình khôn
g?
Thực ra là có, nhưng tôi không đeo mà tôi cất giữ. Thế giới gọi đó là King Star – vua của các loại đá quý sao, còn chúng tôi gọi là Ngôi sao Hoàng đế, như là một bảo vật, thần may mắn của DOJI, cũng là niềm khơi gợi cảm hứng khi chúng tôi thiết kế logo của Tập đoàn sau này. Viên đá quý đó còn đây và chúng tôi gọi nó là Báu vât Triệu đô bởi có rất nhiều người ngỏ ý muốn mua và đã trả giá đến triệu đô la nhưng chúng tôi không bán. Nếu như vậy, không nhất thiết phải đeo trên tay, mà đó trở thành bảo vật của tập đoàn, là niềm tự hào của DOJI ở các dịp sự kiện quan trọng, các cuộc triển lãm quốc tế lớn, cũng như là niềm vui thích và trầm trồ của nhiều khách hàng khi được chiêm ngưỡng viên đá quý sao hiếm, đặc biệt đó. Tôi có thể khẳng định, viên sao đó là viên đá sao đẹp nhất, đắt giá nhất, đặc biệt nhất trên thế giới hiện nay. Theo TTVN