Ông Phạm Minh Chính: Có một bộ phận (cán bộ) giàu sụ nhờ nhà đất

02/02/2018 08:45
Tấn Tài
(GDVN) - Nhiều cán bộ bị kỷ luật cũng vì dính tiêu cực, tham ô, tham nhũng liên quan đến chính sách nhà ở cho cán bộ.

Ngày 1/2, tại Đà Nẵng, Ban Chỉ đạo đề án Trung ương 7 của Ban chấp hành Trung ương đã tổ chức hội nghị tham gia ý kiến vào dự thảo: “Đề án tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đủ năng lực, phẩm chất và uy tín ngang tầm nhiệm vụ”.

Tham dự hội nghị có Bí thư các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khu vực miền Trung – Tây Nguyên dưới sự chủ trì của ông Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban tổ chức Trung ương.

Số người hưởng lương ngân sách lớn hơn cả Mỹ

Ông Phạm Minh Chính cho biết, hội nghị lần này tập trung thảo luận ba nội dung chính gồm: xây dựng chỉn đốn Đảng, tình trạng suy thoái, tiêu cực, quan liêu, tham nhũng của một bộ phận không nhỏ cán bộ, Đảng viên.

Ông Phạm Minh Chính, Trưởng ban tổ chức Trung ương cho rằng, nhiều cán bộ dính tiêu cực, tham nhũng liên quan đến chính sách nhà ở. Ảnh: TT
Ông Phạm Minh Chính, Trưởng ban tổ chức Trung ương cho rằng, nhiều cán bộ dính tiêu cực, tham nhũng liên quan đến chính sách nhà ở. Ảnh: TT

Vần đề bộ máy cồng kềnh, nhiều tầng nấc, kém hiệu quả và công tác cán bộ với nhiều vấn đề cần phải giải quyết.

Theo ông Chính, xây dựng chính đốn Đảng là việc làm hết sức cấp bách, bởi trong hội nghị Trung ương 4 khóa 12 đã nhận định:

“Việc suy thoái, một bộ phận không nhỏ, cộng với tự diễn biến, tự chuyển hóa và nhất là tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, quan liêu là nguy cơ đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ ta”. Do đó, đây là vấn đề cấp bách.

Ông Phạm Minh Chính: Có một bộ phận (cán bộ) giàu sụ nhờ nhà đất ảnh 2Cán bộ yếu kém phẩm chất đạo đức, tín nhiệm thấp phải kiên quyết thay thế

Thứ hai, bộ máy cồng kềnh, chồng chéo, nhiều tầng nấc, hoạt động kém hiệu quả cũng là vấn đề lớn.

Ông Chính cho hay, hiện chi tiêu thường xuyên của bộ máy chiếm 65% tổng chi ngân sách Nhà nước.

Chi đầu tư phát triển ngày càng giảm, trong 5 năm đã giảm 10%. Còn khoản chi thường xuyên chủ yếu chi cho con người.

Vì vậy, chúng ta có nghị quyết 39 (tinh giảm biên chế) nhưng sau 2 năm thực hiện, không những không giảm mà còn tăng cả 100.000 người hưởng lương và phụ cấp nhà nước.

Nước Mỹ như thế mà chỉ có chưa đến 1 triệu người hưởng lương và phụ cấp, còn chúng ta lên đến 4 triệu người”, ông Chính so sánh.

“Cán bộ quan liêu, không sát dân là để xảy ra chết người như chơi”

Liên quan đến công tác cán bộ, ông Chính cho rằng, với thực trạng biến đổi khí hậu cực đoan như hiện nay, nếu cán bộ lơ mơ là để xảy ra chết người như chơi.

“Chỉ cần cán bộ quan liêu, không sát dân, không nắm chắc tình hình (mưa bão) là để xảy ra chết người”.

Ông Phạm Minh Chính: Có một bộ phận (cán bộ) giàu sụ nhờ nhà đất ảnh 3Tổng Bí thư: "Lò nóng lên là do tất cả cùng vào cuộc" *

Ông Chính kể lại câu chuyện khi còn làm Bí thư tỉnh ủy: Tôi nhớ mãi năm 2013, có cơn bão, tôi chỉ đạo rất sát sao. Đề nghị từng đồng chí Bí thư huyện ủy đi kiểm tra kỹ thực tế, kêu gọi người dân vào bờ.

Sau đó, các huyện đều báo không có người dân nào ra biển. Nhưng đến lúc nghe tin có người chết trong bão, tôi gọi cho Bí thư huyện ủy hỏi có vấn đề gì không?

Bí thư huyện báo không có gì lớn, mọi chuyện vẫn an toàn. Tôi liền gọi Chỉ huy trưởng quân sự chạy xuống huyện đảo Vân Đồn (đặc khu kinh tế đang xây dựng) cùng đi kiểm tra.

“Lúc xuống thì Bí thư, Chủ tịch đang còn ngủ. Tôi đề nghị triệu tập luôn, kỷ luật luôn. Phải kỷ luật, không còn cách nào khác.

Vì từ tối qua, tôi đã nói rồi, nếu anh để xảy ra chết người là kỷ luật anh luôn. Trưa về là công bố kỷ luật Bí thư, Chủ tịch luôn”.

Từ đó, việc kêu gọi dân làm việc trên biển vào bờ khi có bão đã cương quyết hơn.Cán bộ mới tỉnh ra.

“Việc chết người trong điều kiện biến đổi khí hậu rất dễ. Mình chỉ cần cương quyết là dân không chết.

Tình hình biến đổi khí hậu nó cũng là vấn đề để chúng ta tính toán cán bộ thế nào, rèn dũa thế nào, tác phong thế nào?...”, ông Chính cho hay.

Có cán bộ giàu sụ vì chạy dự án nhà ở

Trưởng ban tổ chức Trung ương cho rằng, công tác cán bộ là gốc của mọi vấn đề. Liên quan đến công tác cán bộ thì còn nhiều thứ ngổn ngang, bề bộn, cần phải giải quyết.

Ông Phạm Minh Chính: Có một bộ phận (cán bộ) giàu sụ nhờ nhà đất ảnh 4Phải chặt đứt nhóm lợi ích thao túng, hưởng lợi trên tài sản công quốc gia

Trong đó, chính sách nhà ở cho cán bộ là vấn đề được bàn lên, bàn xuống rất nhiều nhưng vẫn chưa được.

“Chúng tôi quyết tâm làm cái này nhưng cái này cực kỳ khó. Chính sách của chúng ta mà dựa vào tiền nhà nước thì không bao giờ giải quyết được. Việc dựa vào ngân sách để giải quyết nhà ở cho cán bộ đã thất bại nhiều rồi”.

Ông Chính dẫn chứng, trước năm 1991, chúng ta có chính sách nhà ở, dựa vào tiền lương của nhà nước.

Sau 1991, chúng ta đưa tiền nhà ở vào tiền lương để cán bộ coi như người dân, để làm chính sách cán bộ. Nhưng từ năm 1991 đến giờ cũng thất bại.

“Cán bộ bị kỷ luật, bị thế này thế kia cũng chỉ vì chính sách nhà ở. Có ông chạy chính sách nhà ở rồi dẫn đến tham ô, tham nhũng. Nhiều đồng chí đã bị kỷ luật vì chính sách này”.

Ông Chính dẫn chứng, ông nào chạy được dự án thứ nhất rồi thì chạy tiếp dự án thứ hai. Có tiền, có quan hệ rồi thì chạy, còn ông nào không chạy được thì không bao giờ có cả…

Trong quá trình đó tiêu cực rất nhiều. Lý giải sự thất bại của chính sách nhà ở, ông Chính cho rằng:

"Chúng ta thất bại vì cứ dựa vào tiền nhà nước. Tôi nghĩ chính sách nhà ở thì nhà nước ban hành cơ chế chính sách. Còn các địa phương không có địa phương nào không có đất, thì anh phải dành quỹ đất quy hoạch cho cán bộ".

Ông Chính nói tiếp, chúng ta vẫn có quỹ đất, vẫn chia, vẫn ban phát nhưng chúng ta không có chính sách nhất quán. Thế nên có người được, người không, có người giàu, người nghèo.

Có một bộ phận giàu sụ nhờ nhà đất, còn đa số không có nhà đất phải chạy vạy, khó khăn. Vì sao, bởi ông nào cũng chạy dự án.

Các cơ quan Hà Nội chả có cơ quan nào không có dự án. Có điều chúng ta phân phối không đều. Cũng ngần ấy quỹ đất phân phối đều ra, có chính sách rõ ràng thì chắc chắn ổn”, ông Chính nói.

Tấn Tài