PetroVietnam lập quá nhiều 'công ty cháu'

12/09/2012 10:48
Theo Đầu tư
Ngoài công ty mẹ-Tập đoàn dầu khí Việt Nam, còn có một số tổng công ty, công ty thành viên của Petrovietnam đang hoạt động theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.-
Công ty gặp khó khăn trong điều hành, hoạt động kém hiệu quả chính vì đầu tư dàn trải, nhiều doanh nghiệp cấp III. Theo đánh giá của Chính phủ, trong những năm qua, Petrovietnam luôn giữ được vai trò của một tập đoàn kinh tế mạnh, đóng góp lớn cho ngân sách nhà nước, phát triển ngành dầu khí khá nhanh và đồng bộ từ tìm kiếm, thăm dò, khai thác đến chế biến dầu khí, sản xuất phân bón, điện, dịch vụ dầu khí chất lượng cao, cũng như mở rộng hoạt động ra nước ngoài. Tuy nhiên, hoạt động của Petrovietnam cũng có những điểm yếu được chỉ rõ tại Văn bản 309/TB-VPCP ngày 28/8 vừa qua, thông báo ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tại cuộc họp về đề án tái cơ cấu Petrovietnam.
Ngoài công ty mẹ-Tập đoàn dầu khí Việt Nam, còn có một số tổng công ty, công ty thành viên của Petrovietnam đang hoạt động theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
Ngoài công ty mẹ-Tập đoàn dầu khí Việt Nam, còn có một số tổng công ty, công ty thành viên của Petrovietnam đang hoạt động theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
Theo đó, đầu tư ra ngoài lĩnh vực kinh doanh chính không có hiệu quả, có nơi thua lỗ kéo dài, mô hình tổ chức và cơ chế quản lý nội bộ còn nhiều bất cập, thành lập dàn trải, quá nhiều công ty cháu (doanh nghiệp cấp III), gây khó khăn cho quản lý, giám sát của chủ sở hữu và đã ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả hoạt động chung của Petrovietnam.
Mời độc giả đóng góp, cho ý kiến và gửi những bài viết, những ý kiến của mình theo địa chỉ: toasoan@giaoduc.net.vn hoặc có thể BẤM VÀO ĐÂY để phản hồi!
Thường trực Chính phủ yêu cầu, trong tháng 9 này, Petrovietnam hoàn chỉnh đề án tái cơ cấu tập đoàn, báo cáo Bộ Công thương thẩm định, trình Thủ tướng xem xét và phê duyệt. Đề án phải báo cáo rõ tình hình sản xuất, kinh doanh và tài chính của Tập đoàn và các đơn vị thành viên, nhất là những khó khăn, tồn tại và đưa ra các giải pháp giải quyết đối với các đơn vị khó khăn, yếu kém. Việc sắp xếp các doanh nghiệp cấp II, III và IV cũng được yêu cầu tập trung, thu gọn đầu mối để tổ chức hoạt động trong Tập đoàn để tập trung vào 5 lĩnh vực kinh doanh chính, tránh trùng lắp, cạnh tranh nội bộ. Đối với các tổng công ty, công ty do tập đoàn nắm giữ 100% vốn điều lệ, sẽ không tổ chức hội đồng thành viên. Cơ cấu quản lý sẽ theo mô hình chủ tịch kiêm tổng giám đốc công ty và phải báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính phủ trong tháng 9. Ngoài công ty mẹ-Tập đoàn dầu khí Việt Nam, còn có một số tổng công ty, công ty thành viên của Petrovietnam đang hoạt động theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Đó là Tổng công ty thăm dò và khai thác dầu khí (PVEP), Tổng công ty dầu (PV Oil), Tổng công ty điện lực dầu khí (PV Power), Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên lọc hóa dầu Bình Sơn, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên công nghiệp tàu thủy Dung Quất, Công ty nhập khẩu và phân phối than dầu khí (PV Coal) và Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên phân bón Cà Mau. Đa số các đơn vị này đều có hội đồng thành viên và có hai nhân sự riêng biệt đảm nhiệm vị trí chủ tịch và tổng giám đốc. Petrovietnam cũng được yêu cầu phải xây dựng lộ trình thoái vốn đã đầu tư ra ngoài lĩnh vực chính của mình, các lĩnh vực chứng khoán, xây dựng dân dụng, bất động sản, khách sạn. Việc thoái vốn cần được thực hiện đảm bảo hiệu quả thu hồi vốn cao nhất và có phương án cụ thể với từng doanh nghiệp theo Nghị quyết phiên họp Chính phủ tháng 6 và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Trước đó, vào tháng 7, khi chia sẻ với báo giới về tổng các khoản đầu tư ra ngoài ngành, ông Phùng Đình Thực, Chủ tịch Petrovietnam cho hay, có khoảng 5.000 tỷ đồng đầu tư ngoài ngành và có hai trường hợp mà Petrovietnam đề xuất lên Chính phủ không thoái vốn hoàn toàn, trong đó có Tổng công ty tài chính dầu khí (PVFC), bởi đây là tổ chức cần thiết để thực hiện thu xếp vốn cho Petrovietnam, không sinh ra theo phong trào, nên Petrovietnam kiến nghị chỉ thoái vốn xuống còn 20%. Tuy nhiên, Thông báo 309/TB-VPCP cũng lưu ý việc không duy trì PVFC, đồng thời yêu cầu Petrovietnam có phương án xử lý cụ thể, chặt chẽ theo đúng quy định của pháp luật, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. PVFC đã đề xuất tới Ngân hàng Nhà nước việc chuyển đổi mô hình hoạt động sang theo mô hình ngân hàng. Bộ Công thương cũng được giao nhiệm vụ phối hợp với Bộ Tài chính và Petrovietnam đề xuất cơ chế kinh doanh khí, trong đó có quan hệ giữa Công ty mẹ-Petrovietnam với Tổng công ty khí Việt Nam-Công ty cổ phần (PV Gas) và phương án giá bán khí theo thị trường để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét trong tháng 9. Ở vào thời điểm khó khăn hiện nay của nền kinh tế, PV Gas vẫn đứng đầu danh sách các công ty dư tiền mặt trên thị trường chứng khoán, với gần 12.000 tỷ đồng tiền mặt và các khoản tương đương tiền. Trong khi đó, giá gas vẫn đang gây bất bình trong dư luận khi tăng liên tục với mức cao thời gian gần đây.
Theo Đầu tư