Pháp cho tàu Mistral tập trận chung, nhưng chưa bán cho Trung Quốc

17/05/2015 10:51
Việt Dũng (Tổng hợp)
(GDVN) - Nga tuyến bố Pháp không được bán khi chưa được Nga cho phép, Đô đốc Pháp nói rằng Trung Quốc không phải là sự lựa chọn duy nhất.
Biên đội tàu đổ bộ Pháp thăm Trung Quốc và tiến hành diễn tập tiếp tế với tàu hộ vệ Chu Sơn Type 054A, Hạm đội Đông Hải, Hải quân Trung Quốc. Trong hình là tàu hộ vệ tên lửa Aconit của Hải quân Pháp.
Biên đội tàu đổ bộ Pháp thăm Trung Quốc và tiến hành diễn tập tiếp tế với tàu hộ vệ Chu Sơn Type 054A, Hạm đội Đông Hải, Hải quân Trung Quốc. Trong hình là tàu hộ vệ tên lửa Aconit của Hải quân Pháp.

Biên đội tàu chiến Pháp tập trận chung với Trung Quốc

Các trang mạng Trung Quốc ngày 16 tháng 5 đưa tin, 2 tàu chiến Hải quân Pháp trong đó có tàu tấn công đổ bộ Dixmude lớp Mistral và tàu hộ vệ tên lửa Aconit vừa có chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 9 đến ngày 15 tháng 5 năm 2015.

Sau khi kết thúc chuyến thăm, ngày 15 tháng 5, biên đội 2 tàu chiến Hải quân Pháp đã cùng với tàu hộ vệ tên lửa Chu Sơn Type 054A, Hạm đội Đông Hải, Hải quân Trung Quốc tổ chức diễn tập tiếp tế chiều ngang khi đang di chuyển trên biển Hoa Đông.

Pháp cho tàu Mistral tập trận chung, nhưng chưa bán cho Trung Quốc ảnh 2

Pháp có thể chào bán tàu đổ bộ lớp Mistral khi đưa nó đến thăm Trung Quốc

(GDVN) - Biên đội tàu chiến gồm tàu BPC Dixmude và tàu FLF Aconit sẽ thăm Thượng Hải từ ngày 9 - 15 tháng 3 năm 2015, có thể chào bán cho Trung Quốc - nước có nhu cầu.

Nội dung chủ yếu của cuộc diễn tập quân sự này là chiếm lĩnh vị trí tiếp tế, sử dụng máy bay trực thăng, sử dụng xuồng nhỏ. Sau khi kết thúc diễn tập, biên đội tàu chiến Hải quân Pháp sẽ thăm Sasebo, Nhật Bản.

Các hình ảnh diễn tập cho thấy, biên đội tàu chiến Pháp triển khai thay đổi đội hình, các bên theo dõi chặt chẽ động tác của nhau. Trong đó, có binh lính Trung Quốc sử dụng ống nhòm quan sát, còn nhân viên Pháp quay chụp máy bay trực thăng Ka-28 cất hạ cánh trên tàu hộ vệ Chu Sơn.

Pháp chuyển bán Mistral phải được Nga cho phép

Trước đó, báo chí Nga đưa tin, gần đây có tin cho biết, Paris có thể sẽ lấy 2 tàu sân bay trực thăng lớp Mistral chế tạo cho Nga để sẽ chuyển bán cho Trung Quốc.  

Theo hãng tin RIA Novosti Nga, đây là lần đầu tiên tàu sân bay trực thăng lớp Mistral của Hải quân Pháp thăm cảng biển của Trung Quốc. Nga ký kết hợp đồng với Pháp mua 2 tàu sân bay trực thăng lớp Mistral, nhưng do phương Tây lấy lý do cuộc khủng hoảng Ukraine, tiến hành trừng phạt đối với Nga, Pháp đã xé bỏ giao dịch này.

Là một trong những phương án xử lý 2 tàu chiến đã chế tạo xong này, Pháp có thể tìm cách chuyển bán nó cho khách hàng tiềm năng khác, chẳng hạn Brazil, Canada, Ai Cập hoặc Ấn Độ. Truyền thông còn cho rằng, Trung Quốc cũng là một khách hàng tiềm năng chủ yếu.

Biên đội tàu đổ bộ Pháp thăm Trung Quốc và tiến hành diễn tập tiếp tế với tàu hộ vệ Chu Sơn Type 054A, Hạm đội Đông Hải, Hải quân Trung Quốc
Biên đội tàu đổ bộ Pháp thăm Trung Quốc và tiến hành diễn tập tiếp tế với tàu hộ vệ Chu Sơn Type 054A, Hạm đội Đông Hải, Hải quân Trung Quốc

Tuy nhiên, Phó Thủ tướng Nga Rogozin tuyên bố, chưa được Nga cho phép, Paris không được lấy tàu sân bay trực thăng lớp Mistral chế tạo cho Nga để chuyển bán cho nước khác. Pháp đã tiến hành thông báo về vấn đề này.

Ông Rogozin cho hay, hai tàu chiến này về tổng thể chế tạo theo yêu cầu của Hải quân Nga, từ nhãn hiệu đến thiết bị cung cấp điện đều chế tạo kiểu Nga, không thích hợp sử dụng cho nước khác. “Các nước khác sẽ sử dụng chúng như thế nào, tôi không thể hiểu”.

Pháp cho tàu Mistral tập trận chung, nhưng chưa bán cho Trung Quốc ảnh 4

Trung Quốc, Brazil, Ấn Độ, Canada, thậm chí Mỹ có thể mua tàu đổ bộ Pháp

(GDVN) - Trung Quốc, Brazil, Ấn Độ, Canada có khả năng mua 2 tàu sân bay trực thăng lớp Mistral này, nhưng không đồng ý với giá mua ban đầu của Nga. Mỹ cũng có thể mua.

Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, Peskov ngày 27 tháng 4 tuyên bố, Paris hoặc chuyển giao tàu sân bay trực thăng lớp Mistral cho Nga, hoặc trả lại khoản tiền thanh toán trước của Nga. Trên phương diện này, hai bên tạm thời chưa đạt được thống nhất về thời hạn cụ thể cho một hành động nhất định.

Trước đó, báo Pháp tiết lộ, ngoài nghiên cứu khả năng bán cho nước ngoài, nhà lãnh đạo Pháp đang cân nhắc vài kịch bản số phận tương lai của tàu sân bay trực thăng lớp Mistral một khi cuối cùng quyết định từ chối bàn giao cho Nga.

Trong đó, một phương án chủ yếu là nghiên cứu khả năng tiêu hủy 2 tàu chiến - hoặc dỡ bỏ và thu hồi sử dụng, hoặc đánh chìm ở vùng biển quốc tế.

Được biết, tàu Mistral là tàu chiến đổ bộ thế hệ thứ tư do Pháp nghiên cứu chế tạo, dài 199 m, rộng 32 m, lượng giãn nước đầy 21.000 tấn, có năng lực điều động lực lượng tầm xa và chỉ huy tác chiến đổ bộ, có thể chở các trang bị hạng nặng như máy bay trực thăng, xe bọc thép đổ bộ, xe tăng cùng với 900 binh sĩ.

Pháp phủ nhận chuyển bán 2 tàu lớp Mistral

Tờ "Thời báo Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 16 tháng 5 dẫn tờ "Kommersant" Nga ngày 15 tháng 5 đưa tin, có nguồn tin cho biết, Pháp hiện đã chuyển đạt yêu cầu hủy bỏ hợp đồng 2 tàu tấn công đổ bộ lớp Mistral với Nga.

Biên đội tàu đổ bộ Pháp thăm Trung Quốc và tiến hành diễn tập tiếp tế với tàu hộ vệ Chu Sơn Type 054A, Hạm đội Đông Hải, Hải quân Trung Quốc
Biên đội tàu đổ bộ Pháp thăm Trung Quốc và tiến hành diễn tập tiếp tế với tàu hộ vệ Chu Sơn Type 054A, Hạm đội Đông Hải, Hải quân Trung Quốc

Pháp đề nghị trả cho Nga 785 triệu Euro, điều kiện là chính phủ Nga cho phép bằng văn bản bán tàu Mistral cho bất cứ bên thứ ba nào mà không kèm theo điều kiện nào.

Bài báo cho biết, Moscow không chấp nhận đề nghị của Pháp, nếu dựa vào đề nghị này để hủy bỏ hợp đồng, tổn thất của Nga sẽ lên tới 1,163 tỷ Euro (1,32 tỷ USD). Nga yêu cầu Pháp trả lại các khoản chi phí dùng dể đào tạo thủy thủ, xây dựng cảng chính ở Vladivostok và sản xuất máy bay trực thăng Ka-52K sử dụng cho tàu lớp Mistral.

Đuôi tàu chiến lớp Mistral do Nga đặt mua được chế tạo tại St. Petersburg, sau khi chế tạo xong được vận chuyển tới Pháp để tiến hành lắp ráp, vì vậy, Nga có giấy phép sử dụng cuối cùng phần đuôi tàu chiến.

Pháp cho tàu Mistral tập trận chung, nhưng chưa bán cho Trung Quốc ảnh 6

Pháp có thể bắn chìm 2 tàu đổ bộ tấn công lớp Mistral và trả Nga 1,2 tỷ USD

(GDVN) - Nhưng, Pháp có thể tìm các khách hàng mới như Canada, Ai Cập và quốc gia Bắc Âu; khả năng Hải quân Pháp sử dụng 2 tàu này là rất nhỏ.

Phó cục trưởng Cục hợp tác kỹ thuật-quân sự Liên bang Nga (FSVTS) Anatoly ngày 15 tháng 5 cho biết, hai nước đang tiến hành tham vấn về vấn đề Mistral, sẽ đưa ra quyết định vào cuối tháng 5. Theo mạng tin tức tổ hợp công nghiệp quân sự Nga ngày 14 tháng 5, Pháp có thể muốn chuyển bán Mistral.

Mạng tin tức tổ hợp công nghiệp quân sự Nga ngày 14 tháng 5 đưa tin, Pháp đã phủ nhận thông tin Pháp có thể chuyển bán 2 tàu tấn công đổ bộ lớp Mistral (chế tạo cho Nga) cho Trung Quốc, đồng thời nhấn mạnh, hiện nay, Pháp sẽ tiếp tục tuân thủ chính sách cấm vận vũ khí đối với Trung Quốc của EU.

Sau khi có tin khả năng Pháp chuyển bán tàu sân bay trực thăng lớp Mistral cho Trung Quốc, Đô đốc Pháp Allen Codyfe cho biết, cho dù Pháp thực sự muốn tìm kiếm khách hàng, Trung Quốc cũng không phải là sự lựa chọn duy nhất, các nước như Bồ Đào Nha, Hà Lan, Australia, Argentina đều là khách hàng tiềm năng.

Mặc dù Pháp sau năm 1989 vẫn bán các vật tư quân dụng phi sát thương trong đó có radar điều khiển hỏa lực, máy bay trực thăng hải quân Dauphin-2 và máy bay trực thăng SA-321 cho Trung Quốc, nhưng EU luôn thực hiện cấm vận vũ khí đối với Trung Quốc, Bộ Quốc phòng Pháp lần này cũng tái khẳng định, Pháp tuân thủ chính sách cấm vận vũ khí của EU đối với Trung Quốc.

Biên đội tàu đổ bộ Pháp thăm Trung Quốc và tiến hành diễn tập tiếp tế với tàu hộ vệ Chu Sơn Type 054A, Hạm đội Đông Hải, Hải quân Trung Quốc
Biên đội tàu đổ bộ Pháp thăm Trung Quốc và tiến hành diễn tập tiếp tế với tàu hộ vệ Chu Sơn Type 054A, Hạm đội Đông Hải, Hải quân Trung Quốc
Việt Dũng (Tổng hợp)