Philippines cấp 57 triệu USD vũ trang tàu hộ vệ mới tuần tra Biển Đông

16/08/2014 09:49
Đông Bình
(GDVN) - Số tiền này để mua hệ thống vũ khí cho 2 tàu hộ vệ hạng nhẹ mới, dùng để tuần tra "lãnh hải" Philippines; Philippines được tặng tàu chiến cũng bị TQ chỉ trích.

Trang mạng “Jane's Defense Weekly” Anh ngày 13 tháng 8 đưa tin, Thứ trưởng phụ trách mua sắm, cơ sở và hậu cần của Bộ Quốc phòng Philippines, Patrick Velez cho biết, Bộ Quốc phòng nước này đã cấp 2,5 tỷ peso (khoảng 57 triệu USD) để mua hệ thống vũ khí và trang bị quân sự cho 2 tàu hộ vệ hạng nhẹ mới chế tạo.

Ngày 28 tháng 6 năm 2014, Mỹ và Philippines tiến hành tập trận chung trên Biển Đông (ảnh tư liệu minh họa)
Ngày 28 tháng 6 năm 2014, Mỹ và Philippines tiến hành tập trận chung trên Biển Đông (ảnh tư liệu minh họa)

Truyền thông địa phương ngày 10 tháng 8 đưa tin, khoản kinh phí mua sắm này được trích từ khoản ngân sách 18 tỷ peso trong chương trình tàu hộ vệ ban đầu. 

Tách ra khoản kinh phí riêng này là để ứng phó với vấn đề cấm xuất khẩu hệ thống vũ khí trong hợp đồng đóng tàu của nhà thầu đóng tàu.

Sau khi từ bỏ kế hoạch mua 2 tàu hộ vệ lớp Maestrale của Italia vào tháng 2 năm 2013, Philippines đang mua tàu hộ vệ khác. 

Dự kiến, tàu hộ vệ mới sẽ phối hợp với các tàu tuần tra Gregorio del Pilar và Ramon Alcaraz của Hải quân Philippines, thực hiện nhiệm vụ tuần tra và trinh sát trong phạm vi lãnh hải của Philippines, gồm cả vùng biển chồng lấn với vùng biển “đường lưỡi bò” do Trung Quốc vẽ bậy.

Kế hoạch đóng tàu này đã đề xuất rõ ràng, cần một tàu có lượng giãn nước đạt ít nhất 2.000 tấn, thân tàu trên 100 m.

Một sĩ quan báo chí Hải quân Philippines ngày 12 tháng 8 cho biết, Hải quân và Bộ Quốc phòng Philippines vẫn chưa xác định loại vũ khí, trang bị và thiết bị phụ trợ cần mua, đồng thời sẽ xét duyệt thư đề nghị của các nhà thầu, rồi mới quyết định.

Ngày 28 tháng 6 năm 2014, Mỹ và Philippines tiến hành tập trận chung trên Biển Đông (ảnh tư liệu minh họa)
Ngày 28 tháng 6 năm 2014, Mỹ và Philippines tiến hành tập trận chung trên Biển Đông (ảnh tư liệu minh họa)

Bài báo cho rằng, Bộ Quốc phòng Philippines đang xây dựng một quy trình mua sắm để đảm bảo sự tương thích giữa hệ thống vũ khí với tàu hộ vệ.

Nhiều nhà đóng tàu, trong đó có Công ty công nghiệp nặng Hyundai và Công ty đóng tàu và công trình vận tải biển Daewoo Hàn Quốc, Công ty công trình đóng tàu Calcutta Ấn Độ và Nhà máy đóng tàu Navantia của Tây Ban Nha đang tranh giành hợp đồng này.

Trung Quốc ép Hàn Quốc không tặng tàu chiến cho Philippines

Trước đó, theo báo chí Hàn Quốc ngày 4 tháng 8, có quan chức Chính phủ Hàn Quốc giấu tên cho biết, vào ngày 10 và 11 tháng 6, quan chức cấp cao Sứ quán và đại diện Phòng tùy viên quân sự Trung Quốc tại Hàn Quốc đã lần lượt đến thăm Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng Hàn Quốc, yêu cầu Hàn Quốc chấm dứt tăng vũ khí cho Philippines, nghe nói phía Trung Quốc thể hiện thái độ cứng rắn, rằng “nếu tiến hành theo kế hoạch sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hội đàm cấp cao Trung-Hàn vào tháng 7”.

Ngày 28 tháng 6 năm 2014, Mỹ và Philippines tiến hành tập trận chung trên Biển Đông (ảnh tư liệu minh họa)
Ngày 28 tháng 6 năm 2014, Mỹ và Philippines tiến hành tập trận chung trên Biển Đông (ảnh tư liệu minh họa)

Theo bài báo, Trung Quốc bày tỏ thái độ bất mãn như vậy với Hàn Quốc là chưa từng có. Trong hội đàm Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc-Philippines vào ngày 30 tháng 5, Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Kim Kwan-Jin đồng ý tặng 1 tàu đổ bộ đa năng và 16 tàu cao tốc cho Philippines vào cuối năm 2014. 

Tuy Chính phủ Hàn Quốc hoàn toàn không công khai thỏa thuận này, nhưng Bộ Ngoại giao Philippines ngày 5 tháng 6 đã tiết lộ thông tin này.

Tàu đổ bộ Hàn Quốc sẽ tặng Philippines được chế tạo từ đầu thập niên 80 của thế kỷ trước, dài 88,3 m, rộng 10 m, thủy thủ đoàn 95 người.

Theo tờ “Philippines Star” ngày 4 tháng 8, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton mới đây trả lời phỏng vấn cho biết, đàm phán song phương giữa Trung Quốc-Philippines không phải là phương thức tốt nhất giải quyết tranh chấp Biển Đông.

Ông cho rằng, Nhật Bản và Trung Quốc cãi nhau về lãnh thổ, “thế giới có thể đứng ngoài”, bởi vì cảm thấy “Trung Quốc và Nhật Bản ít nhiều là đối đẳng/ngang nhau”, trong khi đó, giữa Trung Quốc và các đối thủ chủ trương chủ quyền ở Biển Đông có “khác biệt lớn-nhỏ”, vì vậy cần giải quyết tranh chấp Biển Đông trong “khuôn khổ đa phương”.

Ngày 28 tháng 6 năm 2014, Mỹ và Philippines tiến hành tập trận chung trên Biển Đông (ảnh tư liệu minh họa)
Ngày 28 tháng 6 năm 2014, Mỹ và Philippines tiến hành tập trận chung trên Biển Đông (ảnh tư liệu minh họa)

Liên quan đến quan hệ quân sự Philippines-Hàn Quốc, được biết, vào tháng 3 năm 2014, Chính phủ Philippines đã ký hợp đồng mua 12 máy bay chiến đấu FA-50 do Hàn Quốc sản xuất trị giá 18,9 tỷ peso. Trong đó, 2 chiếc có thể bàn giao trong năm 2015.

Đông Bình