Bình luận của báo Phương Đông, Trung Quốc:

Phương Đông: Máy bay của Nhật, Việt Nam chưa có công nghệ véc tơ TVC

03/07/2013 06:34
Đông Bình
(GDVN) - "Mục đích thực sự nhập khẩu Su-35 của Trung Quốc không phải là động cơ 117S và radar Irbis-E, mà là tên lửa siêu xa K-100, trang bị cho J-20".
Máy bay chiến đấu đa năng Su-35 Nga
Máy bay chiến đấu đa năng Su-35 Nga

Tờ nguyệt san "Kanwa Defense Review" Canada số tháng 6 có bài viết cho rằng, Không quân Trung Quốc nhập khẩu máy bay chiến đấu đa năng Su-35 về cơ bản đã được xác định.

Điều này có nghĩa là, từ năm 2015 đến năm 2020, máy bay Su-35 của Không quân Trung Quốc sẽ dẫn trước máy bay chiến đấu hiện có của Nhật Bản và Ấn Độ về công nghệ. Như vậy, Không quân Trung Quốc đã tìm cách tranh thủ thời gian để tăng năng lực trong tình hình quân Mỹ triển khai máy bay chiến đấu F-22 ở Viễn Đông.

Về tổng thể, ngoại hình của máy bay chiến đấu Su-35 (NATO gọi là Flanker-E), loại máy bay được phát triển trên nền tảng của Su-27, không có sự khác biệt rất lớn. Nhìn vào góc độ tính năng tác chiến, những cải tiến chủ yếu của Su-35 là đã khắc phục những điểm yếu như năng lực tấn công đối đất lạc hậu, thiết bị điện tử cũ kỹ của máy bay dòng Su-27.

Máy bay chiến đấu Su-30MK của Không quân Việt Nam
Máy bay chiến đấu Su-30MK của Không quân Việt Nam


Sự khác biệt bản chất ở chỗ Su-35 đã sử dụng động cơ kiểu mới (động cơ 117S), hệ thống điều khiển số fly-by-wire, hệ thống radar mảng pha bị động và hệ thống điện tử kiểu mới. Nhìn vào những hệ thống mới này, Su-35 có thể nói là phiên bản cải tiến mức độ cao của máy bay chiến đấu dòng Su-27, cho nên có người gọi nó là "Siêu Flanker".

Nếu như nói phiên bản tiếp theo khác của dòng Su-27 được Nga dùng công nghệ mới để cải tiến, thì Su-35 thực ra là phiên bản cải tiến được Nga sử dụng một phần công nghệ của máy bay thế hệ thứ năm để phát triển.

Theo phương pháp đánh giá phân chia máy bay chiến đấu làm 5 thế hệ phổ biến hiện nay, phương Tây cho rằng Su-35 chỉ là một loại máy bay chiến đấu thế hệ 4++, tức là nói trên nền tảng máy bay thế hệ thứ tư, trải qua nâng cấp toàn diện về công nghệ, tính năng tác chiến của nó đã vượt máy bay thế hệ thứ tư một cách toàn diện, nhưng vẫn có khoảng cách nhất định với máy bay thế hệ thứ năm.

Máy bay chiến đấu thế hệ 4++ Su-35 Nga
Máy bay chiến đấu thế hệ 4++ Su-35 Nga

Chuyên gia Andrei Chang cho rằng, ưu thế của Su-35 ở chỗ đã trang bị động cơ công suất lớn có lực đẩy đã đốt nhiên liệu phụ trội là 14.500 kg, giúp cho Su-35 có năng lực tiến hành tuần tra siêu âm trong nháy mắt, hơn nữa công nghệ đẩy véc-tơ TVC thì Nhật Bản, Việt Nam đều không có, chỉ có Su-30MKI của Không quân Ấn Độ có.

Ngoài ra, radar Irbis-E của Su-35 có khoảng cách dò tìm gấp 4 lần Su-30MKK của Không quân Trung Quốc hiện nay. Cất cánh ở Thanh Đảo có thể dò tìm được mục tiêu trên không ở bán đảo Triều Tiên, có năng lực đồng thời bám theo 30 mục tiêu, đồng thời tấn công 8 mục tiêu.

Rõ ràng, trong mười mấy năm tới, F-35 sẽ trở thành đối thủ chính của Su-35. Nhưng, quân Mỹ dường như đang rất lo ngại, bởi vì trước đây có tin cho biết, trong cuộc diễn tập mô phỏng "Tầm nhìn Thái Bình Dương-2008", mặc dù là máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm, nhưng F-35 lại hoàn toàn không thể chống lại được máy bay chiến đấu Su-35 do Nga chế tạo, càng không dám đến khu vực bao quát của hệ thống phòng không S-400 Triumf. Đơn giá một chiếc F-35 cộng với chi phí bay tổng thể cao tới 570 triệu USD, rõ ràng không rẻ hơn máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm Raptor.

Winslow Wheeler, người phụ trách chương trình cải cách quân sự Straus (Straus Military Reform Project), Trung tâm nghiên cứu tình báo quốc phòng Mỹ chỉ ra: "F-35 không đạt được hiệu quả kỳ diệu mà một số người cố gắng thúc đẩy, đây là một sự thất bại lớn trong lĩnh vực máy bay chiến đấu, trên một số phương diện có thể nói là thụt lùi... Chỉ có thể làm một việc đối với nó là ném vào sọt rác".

Máy bay chiến đấu Su-35 Nga
Máy bay chiến đấu Su-35 Nga

Ngoài ra, năm 2012, Ủy ban liên hợp đối ngoại, vũ khí và thương mại Australia thông qua không chiến mô phỏng đưa ra kết luận, cho rằng Không quân Australia không nên mua sắm máy bay tiêm kích F-35 của Mỹ, bởi vì nó căn bản không phải là đối thủ của Su-35S Nga.

Ủy ban đã đưa ra kết quả không chiến mô phỏng giữa máy bay chiến đấu F-35 Mỹ và máy bay chiến đấu Su-35S Nga tại eo biển Đài Loan, trong số 240 máy bay chiến đấu F-35 so tài với máy bay Su-35S cùng số lượng, đã có tới 210 máy bay do Mỹ chế tạo bị tiêu diệt. Còn trong không chiến mô phỏng giữa 240 máy bay F-22 với máy bay Su-35S cùng số lượng, Không quân Australia chỉ có 139 máy bay F-22 do Mỹ chế tạo bị tiêu diệt triệt để.

Vì vậy, Nga có lòng tin cho rằng, Su-35 có thể giống như "người lớn cầm gậy lớn đánh trẻ nhỏ" tiêu diệt F-35 tùy thích. Nhưng, xét tới tình hình quân Mỹ có thể triển khai F-22 ở Okinawa để bảo vệ cân bằng sức mạnh chiến đấu trên không tại Viễn Đông, vị thế dẫn trước của Su-35 sẽ không còn nữa.

Vương Á Nam, phó tổng biên tập tạp chí "Tri thức hàng không" Trung Quốc cho rằng, Su-35 ưu thế hơn F-35 về các phương diện như tính cơ động, bán kính tác chiến, tải trọng vũ khí, tốc độ cao nhất, chỉ có điều, tính năng tàng hình hơi kém. Vì vậy, hoàn toàn có thể chống lại F-35, nhưng so với máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm F-22, nó vẫn có khoảng cách.

Máy bay Su-35 Nga
Máy bay Su-35 Nga

* Trích dẫn, đăng tải lại toàn bộ hoặc một phần thông tin từ bài viết này phải chịu trách nhiệm và ghi rõ "theo báo Giáo Dục Việt Nam" hoặc "theo Giaoduc.net.vn". Box thảo luận ở phía dưới là diễn đàn để độc giả gửi comment, đánh giá, nhìn nhận và chia sẻ ý kiến. Báo Giáo Dục Việt Nam luôn đón nhận các ý kiến khách quan, có tính chất xây dựng, tôn trọng pháp luật, thuần phong mỹ tục... của tất cả bạn đọc gửi về. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để quá trình biên tập và đăng tải được thuận tiện. Chân thành cảm ơn độc giả!
Đón đọc gợi ý bài giải, điểm thi và nhận xét đề thi trên Báo Giáo dục Việt Nam.

Nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin của bạn đọc, trên các số báo ra ngày 5 và 6.7, Báo Giáo dục Việt Nam sẽ cung cấp gợi ý bài giải, đáp án các môn thi ĐH đợt 1 năm 2013 của Bộ GD-ĐT. Ngoài ra, chúng tôi còn có những thông tin đầy đủ, phân tích sâu về đề thi, tình hình mùa thi năm nay, dự kiến điểm sàn cũng như nhiều tin tức hữu ích liên quan đến kỳ thi.

Báo Giáo dục Việt Nam (Giaoduc.net.vn) sẽ cập nhật liên tục gợi ý giải đề thi, nhanh chóng có đáp án các môn thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Chúc thí sinh đạt kết quả cao nhất trong kỳ thi tuyển sinh ĐH. 
Đông Bình