Quan chức Mỹ chỉ ra 2 loại bất đồng có khả năng bùng nổ trên Biển Đông

04/08/2012 07:13
Hồng Chính Quang
(GDVN) - “Đừng lấy các yêu sách mang tính công kích của Trung Quốc liên quan đến chủ quyền của Việt Nam- và đưa tinh thần đó vào bộ quy tắc”.
Hai loại bất đồng trên Biển Đông
Một năm trước, sau khi tàu Hải giám của Trung Quốc cắt cáp tàu Bình Minh II và Viking II của Tập đoàn dầu khí Quốc gia Việt Nam, tại cuộc Hội thảo an ninh biển Đông diễn ra tại Mỹ, một số học giả quốc tế thay vì dùng từ “hung hăng” khi nói về thái độ của Trung Quốc tại biển Đông đã chuyển sang dùng từ “hiếu chiến” khi nói về điều này.
Nhiều người thuộc chính giới Mỹ bày tỏ sự quan ngại trước hành động thể hiện rõ tham vọng bá quyền này của Trung Quốc.

Nhiều người bày tỏ sự quan ngại trước hành động thể hiện rõ tham vọng bá quyền Biển Đông này của Trung Quốc. (Ảnh: Tân Hoa Xã)
Nhiều người bày tỏ sự quan ngại trước hành động thể hiện rõ tham vọng bá quyền Biển Đông này của Trung Quốc. (Ảnh: Tân Hoa Xã)

Việc Trung Quốc từ chối đàm phán COC không gây bất ngờ vì đã được dự đoán từ trước trong Hội thảo Biển Đông tại Washington cách đó khoảng chục ngày dù nó làm ASEAN cũng như những nước khác có quyền lợi liên quan tại Biển Đông thất vọng. 
Sau đây chúng tôi tiếp tục gửi tới độc giả những ý kiến của Thượng nghị sỹ Mỹ Joseph Lieberman về vấn đề này trong Hội thảo Biển Đông vừa qua tại Mỹ.
Ông Joseph Lieberman nói: “Các yêu sách khác nhau đang được khẳng định ở đây, cả về chủ quyền đối với các phần cụ thể của Biển Đông cũng như các cơ sở pháp lý hay lịch sử cho các yêu sách này. 

TOÀN CẢNH TRƯỜNG SA - HOÀNG SA NHÌN TỪ ĐẤT LIỀN
BẤM VÀO ĐÂY XEM CHÙM ẢNH: CÔNG BỐ NHỮNG HÌNH ẢNH "KHÔNG THỂ KÌM NỔI" VỀ TRƯỜNG SA
AI CHƯA ĐẾN TRƯỜNG SA CẦN XEM 31 TẤM HÌNH NÀY


Và một lần nữa, chúng tôi đã nhìn thấy điều này diễn ra ngay trong tuần trước với sự quả quyết của Trung Quốc, như các quý vị thấy, đưa ra hồ sơ dự thầu thăm dò, phát triển ở các vùng tiếp giáp với Việt Nam dường như chắc chắn, theo quy định của pháp luật quốc tế, vùng đó nằm trong phạm vi lãnh thổ của Việt Nam”.
Theo ông Joseph Lieberman, có bất đồng thực sự ở đây. “Và tôi sẽ nói ngắn gọn rằng có hai loại bất đồng. Bất đồng ngay trước mắt và cấp bách, có khả năng bùng nổ nhất là các yêu sách chủ quyền rõ ràng có liên quan đến với tiềm năng nguồn tài nguyên thiên nhiên to lớn dưới biển và sự thịnh vượng sẽ đến từ nó.

"Có khả năng bùng nổ nhất là các yêu sách chủ quyền rõ ràng có liên quan đến với tiềm năng nguồn tài nguyên thiên nhiên to lớn dưới biển và sự thịnh vượng sẽ đến từ nó". (Ảnh: Tân Hoa Xã)
"Có khả năng bùng nổ nhất là các yêu sách chủ quyền rõ ràng có liên quan đến với tiềm năng nguồn tài nguyên thiên nhiên to lớn dưới biển và sự thịnh vượng sẽ đến từ nó". (Ảnh: Tân Hoa Xã)

Ngoài ra còn có vấn đề liên quan, quan trọng đối với chúng tôi vì chúng tôi không phải là bên tranh chấp về vấn đề, đó là nếu những yêu sách không được giải quyết một cách hòa bình theo luật pháp quốc tế thì những gì chúng tôi lo lắng về việc chúng được giải quyết thông qua đe dọa hoặc cưỡng ép, nói một cách thẳng thắn, chúng tôi lo lắng về việc liệu sẽ có một sự cám dỗ để bắt đầu thỏa hiệp tự do hàng hải, điều mà chúng tôi coi là một cuộc tấn công trực tiếp Mỹ”.
Yêu sách của Trung Quốc mang tính công kích
Đánh giá về tình hình tại bãi cạn Scarborough, Thượng nghị sĩ Joseph Lieberman cho rằng: “Sự xuống thang của cuộc xung đột tại bãi cạn Scarborough là rất quan trọng. Và tôi đánh giá cao việc Tổng thống Philippin Aquino đã thực sự phản ứng - Tôi nghĩ rằng ông ấy đã xử lý nó một cách rất cân bằng và nhạy cảm”.
Theo ông Joseph Lieberman, Bộ quy tắc ứng xử cho chúng ta một cơ hội, theo một nghĩa nào đó, lấy sự xuống thang gần đây nhất liên quan đến Bãi cạn Scarborough và cố gắng giữ tinh thần đó – trái lại, đừng lấy các yêu sách mang tính công kích của Trung Quốc liên quan đến chủ quyền của Việt Nam - và đưa tinh thần đó vào bộ quy tắc. Và chúng ta không thể mong đợi quá nhiều vào điều này. Nhưng nếu đó chỉ là lời nói suông thì sẽ rất đáng thất vọng, và nó sẽ là bước lùi.

Các yêu sách của Trung Quốc đều mang tính công kích
Các yêu sách của Trung Quốc đều mang tính công kích

“Vậy chúng ta đang tìm kiếm cái gì? Chúng tôi đang tìm kiếm, tôi nghĩ rằng, các điều khoản chung nhất, cho cái mà tôi gọi là một khuôn khổ dựa trên luật lệ để giải quyết những bất đồng này. Bây giờ, hy vọng rằng - và điều này là một sự khác biệt cơ bản - chúng tôi và hầu hết các đồng minh của chúng tôi trong Biển Đông và ASEAN điều này được quyết định đa phương. Và tôi đã giải thích lý do tại sao tôi nghĩ rằng đó là sự thật. 
Thứ hai, chúng tôi muốn nó được quyết định theo luật pháp quốc tế, lý tưởng nhất là trình lên một bên thứ ba để phân xử và quyết định. Và như vậy điều mà tôi hy vọng Bộ quy tắc ứng xử tạo ra một lời nói đầu dẫn chúng ta đến điểm đó”, ông Joseph Lieberman nói.
TS. Trần Trường Thủy - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Biển Đông (Học viện Ngoại giao) nói: "Tại Hội thảo quốc tế về Biển Đông tại Mỹ cũng như qua nhiều nghiên cứu, tranh luận khác, có thể thấy đa số học giả quốc tế (trừ các học giả Trung Quốc) đều cho rằng, tình hình Biển Đông căng thẳng trở lại khoảng 3 năm gần đây và yêu sách, lập trường cũng như hành động của Trung Quốc là nguyên nhân chính gây căng thẳng.

Trung Quốc ngày càng quyết đoán hơn, có nhiều bước đi mạnh bạo, hệ thống nhằm tạo ra sự quản lý thực tế theo Đường lưỡi bò, từ đó gây ra nhiều va chạm với các nước xung quanh.

Học giả Trung Quốc thì ngược lại, họ cho rằng Trung Quốc chỉ phản ứng trước hành động của các nước khác. Theo học giả Trung Quốc, các nước tranh chấp thuộc Đông Nam Á tìm cách quốc tế hóa vấn đề. Mỹ nhân cơ hội can dự sâu hơn vào khu vực, kiềm chế Trung Quốc.

Theo tôi, nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự khác biệt trong hai cách nhìn nhận trên là do yêu sách của Trung Quốc tại Biển Đông, nhất là yêu sách Đường lưỡi bò.

Khi Trung Quốc coi mình có quyền tài phán và kiểm soát tài nguyên theo Đường lưỡi bò, chiếm đến 80% Biển Đông, lấn sâu vào các vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của các quốc gia ven biển khác, biến vùng không tranh chấp thành tranh chấp, thì hệ lụy là Trung Quốc coi các hành vi khai thác tài nguyên của các nước khác là vi phạm chủ quyền của họ, do đó Trung Quốc cản phá, tạo ra nhiều tranh cãi, va chạm.

Cách nhìn nhận của Trung Quốc cũng tương tự như một anh chàng nhảy ra tuyên bố sân chung của cả khu phố là của anh ta, do đó nếu nhà hàng xóm nào để xe máy trước thềm nhà của họ thì anh ta cũng phản ứng, ra đạp đổ hoặc chọc phá.

Về yêu sách của Trung Quốc đối với Đường lưỡi bò, đa số học giả quốc tế đều cho đây là yêu sách phi lý. Trung Quốc hoàn toàn không thể biện minh được nếu dùng đường này để đòi kiểm soát tài nguyên theo toàn bộ vùng nước ở trong".

(Theo TPO)
Sự kiện nổi bật

Tình hình Biển Đông

Cập nhập ảnh đội 30 tàu cá Trung Quốc xâm phạm Trường Sa

Công bố Luật Biển, Luật Giá, Luật Quảng cáo, Giám định Tư pháp...

TQ xây trại giam trái phép tại Hoàng Sa để giam giữ ngư dân nước ngoài

* Trích dẫn, đăng tải lại toàn bộ hoặc một phần thông tin từ bài viết này phải chịu trách nhiệm và ghi rõ "theo báo Giáo Dục Việt Nam" hoặc "theo Giaoduc.net.vn". Box thảo luận ở phía dưới là diễn đàn để độc giả gửi comment, đánh giá, nhìn nhận và chia sẻ ý kiến. Báo Giáo Dục Việt Nam luôn đón nhận các ý kiến khách quan, có tính chất xây dựng, tôn trọng pháp luật, thuần phong mỹ tục... của tất cả bạn đọc gửi về. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để quá trình biên tập và đăng tải được thuận tiện. Chân thành cảm ơn độc giả!
Hồng Chính Quang