TÂN HOA XÃ - TRUNG QUỐC:

Quân đội Ấn Độ: Đáng ghen tị hay trò hề bắt nguồn từ tham nhũng?

09/04/2012 06:34
Đông Bình (Theo Tân Hoa xã)
(GDVN) - Mặc dù Ấn Độ chi tiêu quốc phòng rất lớn khiến tất cả các nước phải ghen tị, nhưng tham nhũng lớn dẫn đến bị “rút ruột” và trở thành “trò hề”.
Tàu ngầm hạt nhân Chakra Ấn Độ thuê của Nga.
Tàu ngầm hạt nhân Chakra Ấn Độ thuê của Nga.

Trong những ngày qua, có rất nhiều thông tin khác nhau về sức mạnh quân sự của Ấn Độ, nhưng bộ mặt thật của lực lượng này thế nào?

Trong cuốn sách “Phát kiến của Ấn Độ”, Thủ tướng đầu tiên của Ấn Độ Jawaharlal Nehru viết: “Chúng ta hoặc là trở thành một quốc gia ấn tượng lớn, hoặc là biến mất”. Đến nay, Ấn Độ, một nước mải mê với “mộng nước lớn có ấn tượng” đã tập trung nhiều nguồn lực cho xây dựng quân đội.

Ngày 26/3, con số mới nhất được Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) Thụy Điển đã gây chấn động: Tổng chi tiêu quân sự của châu Á đã vượt châu Âu, đây là bước nhảy mang tính lịch sử, hơn nữa năm 2011, Ấn Độ đã trở thành nước nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới, chiếm 10% kim ngạch nhập khẩu vũ khí toàn cầu.

Hải quân Ấn Độ (ảnh minh hoạ)
Hải quân Ấn Độ (ảnh minh hoạ)


Tuy nhiên, cách đây không lâu, Tham mưu trưởng Lục quân Ấn Độ Vijay Kumar Singh đã viết thư cho Thủ tướng Manmohan Singh nói rằng: Lực lượng xe tăng của Lục quân “rất thiếu đạn dược”, hệ thống phòng không “97% đã lỗi thời, không thể bảo vệ bầu trời hiệu quả”, “các binh chủng chủ yếu (chiến đấu), như lực lượng cơ giới hóa, pháo binh, không quân, bộ binh, lực lượng đặc nhiệm, công binh và lực lượng thông tin rất đáng lo ngại”.

Nội dung bức thư của Tham mưu trưởng Lục quân gửi Thủ tướng ngày 12/3 bị tiết lộ đã lập tức gây chấn động dư luận Ấn Độ. Trong một thời gian, những thông tin hai chiều về sức mạnh quân sự của Ấn Độ đã làm cho dư luận bên ngoài nghi ngờ.

Mọi người sẽ hỏi, là một khách hàng vũ khí lớn trên thế giới, mà trang bị lạc hậu như vậy thì rốt cuộc bộ mặt thật của “đoàn quân voi” Ấn Độ như thế nào?

Chiến xa BMP-2 của Ấn Độ ngụy trang diễn tập. (ảnh minh hoạ, nguồn: internet)
Chiến xa BMP-2 của Ấn Độ ngụy trang diễn tập. (ảnh minh hoạ, nguồn: internet)

Vừa mua nhiều vũ khí vừa tham nhũng lớn

Báo cáo này của SIPRI Thụy Điển cho biết, nhiều nhân tố như cạnh tranh địa-chính trị quốc tế, phong trào du kích cánh tả trong nước, tấn công khủng bố và việc theo đuổi bá quyền Ấn Độ Dương đang thúc đẩy Ấn Độ phát triển sức mạnh quân sự.

Trong khi đó, 10 ngày trước khi SIPRI công bố báo cáo, Chính phủ Ấn Độ đã mạnh mẽ tuyên bố, ngân sách quốc phòng năm 2012-2013 là 39 tỷ USD, tăng 17,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó 15,9 tỷ USD dùng cho mua vũ khí, điều này có nghĩa là tình hình chi tiêu 3 mặt “duy trì nhân viên”,

Hải quân Ấn Độ (ảnh minh hoạ)
Hải quân Ấn Độ (ảnh minh hoạ)


“hoạt động huấn luyện” và “mua sắm vũ khí” theo truyền thống của Quân đội Ấn Độ đã bị phá vỡ triệt để, Ấn Độ đang thích thú hơn với vũ khí trang bị nhập khẩu từ nhà sản xuất vũ khí các nước.

Tuần san “Tin tức Quốc phòng” Mỹ cho rằng, trong đợt mở rộng quân sự mới của Ấn Độ, Hải quân là "người" được lợi lớn nhất, chi tiêu năm tài chính 2012-2013 tăng vọt tới 74%, chủ yếu dùng để mua sắm tàu chiến cỡ lớn viễn dương và tàu ngầm, đồng thời tiếp tục dành chi phí hậu mãi cho việc nhập khẩu tàu sân bay từ Nga.

Hải quân Ấn Độ (ảnh minh hoạ)
Hải quân Ấn Độ (ảnh minh hoạ)


Một quan chức Ấn Độ cho biết, chi phí cải tạo tàu sân bay cũ “Đô đốc Gorshkov” được Ấn-Nga ký ban đầu đã từ 1 tỷ USD tăng lên 2,6 tỷ USD, còn tàu sân bay Vikrant do Ấn Độ tự chế tạo cũng có giá thành tăng vọt do phải nhập vật liệu thép đặc chủng có giá cao của Nga.

Mặc dù vậy, Ấn Độ vẫn không chút do dự tiếp tục bỏ tiền ra mua. Thậm chí, Không quân Ấn Độ còn nổi hơn, cuối năm 2011, Ấn Độ xác định mua 126 máy bay chiến đấu Rafale của Pháp, kim ngạch hợp đồng hơn 10 tỷ USD, được cho là “đơn đặt hàng vũ khí đắt nhất thế giới”.

Tàu sân bay Gorshkov Nga đang cải tạo cho Ấn Độ.
Tàu sân bay Gorshkov Nga đang cải tạo cho Ấn Độ.

Nhưng, đúng vào lúc Ấn Độ đẩy mạnh mua nhiều vũ khí, việc xây dựng sức chiến đấu cho Quân đội Ấn Độ lại xuất hiện một loạt “nốt nhạc không hài hòa”.

Theo “The Hindu”, Tham mưu trưởng Lục quân Ấn Độ Vijay Kumar Singh đã viết trong bức thư rằng, có người đút lót ông 140 triệu rupee (khoảng 2,8 triệu USD), xin ông thúc đẩy một vụ làm ăn mua xe tải chất lượng không đạt tiêu chuẩn, trong khi đó Cục Điều tra Trung ương Ấn Độ (CBI) phụ trách chống tham nhũng hiện cũng đã công bố một nhóm danh sách đen, tiến hành trừng phạt đối với các công ty nước ngoài tham gia đút lót hoặc trả tiền thuê cho người trung gian, cấm họ tham gia đấu thầu vũ khí của Ấn Độ, trong đó có Công ty Công nghiệp Quân sự Israel (IMI) phụ trách cung cấp súng ngắm cho lực lượng đặc nhiệm Ấn Độ.

Được biết, Bộ Quốc phòng Ấn Độ từng muốn “ban ơn ngoài luật pháp”, tránh để vì “trừng phạt quá mức” mà ảnh hưởng đến xây dựng trang bị quân đội, nhưng CBI hầu như không hề nương tay, đến nay các vụ đút lót liên quan đến các nhà sản xuất vũ khí nước ngoài vẫn làm xôn xao ở Ấn Độ.

Cựu Cục trưởng CBI Ashwani Kumar từng nhắc đến, vấn đề tham nhũng trong quân đội và các vụ gian lận đấu thầu nhiều vô kể, thực sự ảnh hưởng đến tiến trình hiện đại hóa của Quân đội Ấn Độ, “nguồn chi cho lĩnh vực quốc phòng của chúng tôi làm cho tất cả các nước phải ghen tị, nhưng thành quả đạt được lại nhiều khi trở thành trò hề của người khác”.

Xe tăng T-90S của Lục quân Ấn Độ diễn tập.
Xe tăng T-90S của Lục quân Ấn Độ diễn tập.

Theo tiết lộ của tờ “Deccan Herald”, Ấn Độ chi khoản tiền rất lớn nhập hơn 1.000 xe tăng chủ lực T-90S từ Nga, nhưng không đủ cơ số đạn dược để có thể lập tức tiến hành các hành động quân sự cường độ trung bình, hơn nữa hệ thống phòng thủ chủ động của xe tăng dùng để đánh chặn bom đạn của đối phương lại không được lắp đặt với lý do “không có nhu cầu tác chiến đầy đủ”.

Ngoài ra, mấy năm trước, Bộ Quốc phòng Ấn Độ từng khiếu nại Công ty Xuất khẩu Vũ khí Quốc gia Nga, cho rằng một số súng trường tấn công AK-47 trang bị cho quân đội nước này có vấn đề về chất lượng, có thể đợi các chuyên gia Nga kiểm tra, lại phát hiện đây đều là một lô hàng nhái do Romania sản xuất, lừa gạt Quân đội Ấn Độ.

Hải quân Ấn Độ (ảnh minh hoạ)
Hải quân Ấn Độ (ảnh minh hoạ)


Đẩy nhanh triển khai lực lượng quân sự ở biên giới

Cùng với sự phát triển của Quân đội, Ấn Độ tập trung hơn vào đẩy nhanh triển khai lực lượng quân sự ở biên giới.

Hiện nay, Lục quân Ấn Độ có 3 quân đoàn tấn công tinh nhuệ, Quân đoàn 1 nằm ở thành phố Mathura, bang Uttar, Quân đoàn 2 nằm ở Amubala, Quân đoàn 21 nằm ở Bhopal, thủ phủ bang Madhya, mỗi quân đoàn tổ chức ra 3-4 “cụm chiến đấu” cơ động cao độc lập, trang bị các xe tăng chủ lực T-90S, T-72M1, sau khi nhận lệnh có thể hoàn thành tập kết tấn công ở biên giới trong vòng 1 tuần.

Binh sĩ bộ binh miền núi Ấn Độ.
Binh sĩ bộ binh miền núi Ấn Độ.

Bộ trưởng Tài chính Ấn Độ Pranab Mukherjee cam kết với Thủ tướng Manmohan Singh rằng: “Nguồn vốn thành lập lực lượng tấn công miền núi ở Panagar và xây dựng công sự ở dọc tuyến kiểm soát thực tế hơn 4.000 km tiếp giáp Trung Quốc đang được gom góp, không lâu nữa sẽ được phân bổ.

Ngoài việc Lục quân tiếp tục tăng cường đề phòng quân sự đối với Trung Quốc ở khu vực biên giới, Ấn Độ càng tìm cách “quyết đấu cao thấp” với Trung Quốc ở đại dương và trên bầu trời rộng lớn.

Theo “India Defence Online”, những năm gần đây, Hạm đội Miền Đông Ấn Độ (có khu vực phòng thủ tiến sát eo biển Malacca) có tốc độ mở rộng rất nhanh, năm 2005 chỉ có 30 tàu chiến, hiện đã tăng tới 50 tàu chiến (bao gồm tàu vận tải đổ bộ Trenton mua của Mỹ và tàu hộ tống tàng hình tự sản xuất INS Shivalik), chiếm khoảng 1/3 lực lượng Hải quân Ấn Độ.

Tờ “Tin vắn Trung Quốc” của Quỹ Jamestown Mỹ từng đăng bài viết của học giả Ấn Độ Kumar Singh cho rằng, việc hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc với các thành tựu to lớn đang trở thành “động lực to lớn” cho hành động có liên quan của Ấn Độ,

mặc dù New Delhi mua sắm vũ khí và các động thái của một quân đội mạnh thu hút sự chú ý của dư luận, nhưng Ấn Độ hiểu rất rõ hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc có ảnh hưởng gì tới quốc phòng-an ninh Ấn Độ, “trang bị quốc phòng của họ lại rất cũ kỹ, không thể đối đầu với các xung lực từ Trung Quốc đối với “biên giới Ấn Độ””.

Hải quân Ấn Độ đã trang bị tàu vận tải đổ bộ Trenton, do Mỹ chế tạo.
Hải quân Ấn Độ đã trang bị tàu vận tải đổ bộ Trenton, do Mỹ chế tạo.

Tham mưu trưởng Lục quân Ấn Độ Vijay Kumar Singh cho biết, mặc dù hiện nay chính sách ngoại giao quân sự của Trung Quốc và Ấn Độ đã giúp cho hai nước thực hiện được hòa bình tương đối, nhưng vẫn không thể giải quyết được tình hình khó khăn về an ninh của Ấn Độ.

Do sức mạnh quân sự của Trung Quốc không ngừng được tăng cường, cộng với việc xây dựng quân đội mạnh của bản thân vấp phải quá nhiều khó khăn, vì vậy ông kiến nghị New Delhi phải tránh xảy ra xung đột trực tiếp với Trung Quốc, tập trung vào “biện pháp xây dựng lòng tin (CBM), xây dựng nhiều kênh tương tác và trao đổi hơn giữa hai nước Trung-Ấn.


Đông Bình (Theo Tân Hoa xã)