Quân đội Mỹ theo đuổi tốc độ: siêu thanh là công nghệ vạch thời đại

01/07/2015 07:29
Việt Dũng (nguồn Tin tức Tham khảo)
(GDVN) - Công nghệ siêu thanh hứa hẹn khắc phục được sự lạc hậu, rút ngắn thời gian giữa nhà lãnh đạo quân đội trong việc ra chỉ thị bắn và tên lửa bắn trúng mục tiêu.
Máy bay siêu thanh X-51A Mỹ
Máy bay siêu thanh X-51A Mỹ

Tờ "Tin tức Tham khảo" Trung Quốc ngày 30 tháng 6 dẫn tờ tuần san "Tin tức Quốc phòng" Mỹ ngày 29 tháng 6 đăng bài viết "Lĩnh vực mới tiếp theo là bay siêu thanh" của tác giả Phillip Swartz.

Theo bài báo, sau khi Chuck Yeager lái máy bay X-1 của Công ty Bell chọc thủng hàng rào âm thanh được gần 70 năm, Không quân Mỹ đang thách thức một lĩnh vực mới tiếp theo của tốc độ bay: bay siêu thanh.

Bay siêu thanh là chỉ tốc độ bay vượt 5 Mach, thông thường mỗi giờ khoảng 3.800 - 4.000 dặm Anh (1 dặm Anh khoảng 1,6 km), có thể bay khắp nước Mỹ trong vòng nửa tiếng.

Trước đây, loài người đã từng đạt được tốc độ này. Chương trình X-15 ở thập niên 60 thế kỷ trước của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đã thực hiện tốc độ 5 Mach. Tàu con thoi tiếp tục tiến vào bầu khí quyền trái đất, về cơ bản tốc độ từ quỹ đạo rơi tự do dự đoán đạt 25 Mach.

Máy bay siêu thanh X-51 được phóng từ máy bay ném bom B-52
Máy bay siêu thanh X-51 được phóng từ máy bay ném bom B-52

Nhưng Không quân Mỹ hy vọng làm cho tốc độ này trở nên phổ biến, chứ không chỉ là tộc độ lao xuống trái đất của phi thuyền vũ trụ, họ đang tìm cách tiếp tục tìm hiểu và tận dụng công nghệ bay siêu thanh, sử dụng động cơ phản lực kiểu xung áp siêu âm để đẩy tên lửa, cuối cùng dùng cho máy bay.

Kỹ sư hàng không vũ trụ thuộc cơ quan nghiên cứu thực nghiệm không quân của căn cứ không quân Wright Patterson, ông R. Helbach cho biết: "Tôi cho rằng, thứ quan trọng nhất đem đến cho không quân của động cơ siêu thanh và xung áp siêu thanh là tốc độ. Điều mà chúng tôi cần sáng tạo là tốc độ và sự nhanh nhẹn".

Người phụ trách cơ quan nghiên cứu này, Thomas Masiello từng chỉ ra, tốc độ siêu thanh là một trong 5 công nghệ "vạch thời đại" lớn có khả năng gây ảnh hưởng đến không quân.

Trong một bài phát biểu vào tháng 9 năm 2014, ông cho biết: "Nó có thể nâng cao năng lực sống sót, làm cho con người có thể nắm được thời cơ hiếm có để bắn trúng mục tiêu".

Máy bay siêu thanh X-51A Mỹ
Máy bay siêu thanh X-51A Mỹ

Lãnh đạo quân đội nhiều lần nhắc tới một việc của năm 1998. Khi đó, Tổng thống Bill Clinton hạ lệnh dùng tên lửa hành trình tiến hành tấn công đối với phần tử khủng bố của Afghanistan, tuy nhiên khi đợi đầu đạn cuối cùng bay đến, mục tiêu chủ yếu (Osama Bin Laden) đã rời đi.

Công nghệ siêu thanh hứa hẹn khắc phục được sự lạc hậu này, rút ngắn thời gian giữa nhà lãnh đạo quân đội hạ đạt chỉ thị bắn và tên lửa bắn trúng mục tiêu.

Máy bay thử nghiệm X-51 do Không quân Mỹ và Công ty Boeing hợp tác sản xuất, từng áp dụng biện pháp thông thường bắn từ một giá ở dưới cánh máy bay ném bom B-52, máy bay này sử dụng động cơ tên lửa truyền thống để bảo đảm tốc độ bay.

Trong tương lai sẽ chuyển sang sử dụng động cơ phản lực kiểu xung áp siêu âm để tiến hành thử nghiệm, cho đến khi tốc độ tiếp cận hoặc vượt 5 Mach.

X-51 tổng cộng đã tiến hành 4 lần thử nghiệm, từ năm 2010 đến năm 2013 tiến hành mỗi năm 1 lần.

Vũ khí siêu thanh Falcon HTV-2 Mỹ
Vũ khí siêu thanh Falcon HTV-2 Mỹ

Trước mắt, Không quân Mỹ coi trọng tên lửa siêu thanh, nhưng cuối cùng hy vọng nghiên cứu chế tạo được máy bay siêu thanh tương tự như SR-71 Blackbird. Blackbird là một trong những máy bay nhanh nhất trong lịch sử, tốc độ có thể trên 3 Mach.

Tháng 9 năm ngoái, Masiello cho biết, Mỹ có thể sẽ sở hữu máy bay siêu thanh "có thể sử dụng lại, có thể đưa vào chiến đấu" trước năm 2040.

Việt Dũng (nguồn Tin tức Tham khảo)