Quân đội TQ khởi động kế hoạch hạt nhân tấn công Mỹ trong vòng 30 phút?

08/01/2015 09:25
Đông Bình (
(GDVN) - Mỹ lo ngại khả năng của tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Trung Quốc, Trung Quốc còn thiếu minh bạch quân sự, mặc dù có đồng thuận nhưng TQ muốn phục hưng quân sự.
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Đông Phong-31A Trung Quốc (nguồn báo Hoàn Cầu, TQ)
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Đông Phong-31A Trung Quốc (nguồn báo Hoàn Cầu, TQ)

Tờ "Hoàn Cầu" - tờ báo chuyên đưa tin, bình luận giật gân, phiên bản điện tử của báo đảng CS Trung Quốc ngày 7 tháng 1 đăng bài viết "Báo Mỹ: Quân đội Trung Quốc khởi động kế hoạch phục hưng 2049, tấn công hạt nhân đối với Mỹ trong vòng 30 phút".

Bài báo dẫn mạng Tin tức tài chính kinh tế quốc tế Mỹ ngày 6 tháng 1 đưa tin, Mỹ cho rằng Trung Quốc đang phát triển tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Đông Phong-41. Mỹ phát hiện Trung Quốc có 30 quả tên lửa Đông Phong-31 và Đông Phong-31A. Trung Quốc đã đầu tư lượng lớn vũ khí chiến lược hiện đại, không giới hạn ở vũ khí chống can thiệp.

Mặc dù giữa Trung-Mỹ đã tiến hành đối thoại để cải thiện quan hệ, nhưng tăng trưởng chi tiêu quân sự của Trung Quốc vẫn là một vấn đề. Bài báo còn cho rằng, Trung Quốc đã triển khai kế hoạch đầy tham vọng phát triển và thực hiện phục hưng quân sự trước năm 2049.

Theo bài báo, điều mà Mỹ quan ngại là Lực lượng tên lửa chiến lược của Trung Quốc, còn gọi là Lực lượng Pháo binh 2, lực lượng này sắp có 10 quả tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Đông Phong-31 chuẩn bị đi vào hoạt động.

Theo tiết lộ từ tin tức tình báo của Lầu Năm Góc, tên lửa Đông Phong-31 không thể đánh tới miền trung nước Mỹ, nhưng tên lửa Đông Phong-31A sau cải tiến có tầm bắn 11.200 km, có thể tấn công những địa điểm quan trọng trong lãnh thổ Mỹ. Quân đội Trung Quốc nhiều nhất chỉ cần 30 phút là có thể bắn tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Đông Phong-31.

Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Đông Phong-31A Trung Quốc
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Đông Phong-31A Trung Quốc

Lầu Năm Góc phát hiện Trung Quốc cũng đang phát triển một loại tên lửa khác tên là Đông Phong-41. Đông Phong-31 và Đông Phong-41 đều là tên lửa kiểu cơ động mặt đất, độ chính xác tăng lên, thiết kế dùng để bắn “vũ khí quay trở lại bầu khí quyển nhiều đầu đạn độc lập” (MIRVs). Theo bài báo, Lầu Năm Góc phát hiện Trung Quốc sở hữu 30 quả tên lửa Đông Phong-31 và Đông Phong-31A.

Lầu Năm Góc luôn rất cảnh giác đối với sự phát triển quân sự của Trung Quốc. Trong một báo cáo độc lập mang tên "Báo cáo thường niên Quốc hội: Tình hình phát triển quân sự và an ninh năm 2014 của Trung Quốc", Lầu Năm Góc cho rằng, ngân sách quân sự hàng năm của Trung Quốc đạt 119,5 tỷ USD. Báo cáo này nhấn mạnh, ngân sách quốc phòng của Trung Quốc đã liên tục tăng trưởng hơn 20 năm.

Báo cáo hàng năm của Lầu Năm Góc đã tóm tắt tình hình đầu tư duy mô lớn xây dựng hiện đại hóa vũ khí chiến lược, bao gồm các năng lực không chỉ giới hạn ở "chống can thiệp/ngăn chặn khu vực", chẳng hạn tên lửa đạn đạo thông thường tầm trung tiên tiến, tên lửa hành trình chống hạm tấn công đối đất tầm xa, vũ khí phòng không và năng lực tác chiến điện tử mang tính tấn công.

Đầu tư quân sự của Trung Quốc giúp họ có thể sở hữu vũ khí mang tính chiến lược với tầm bắn ngày càng xa. Năm 2013, Trung Quốc đã triển khai "kiểm tra hạ thủy" chiếc tàu sân bay đầu tiên, hơn nữa từ đó trở đi luôn phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm.

Tên lửa đạn đạo Cự Lang-2 bắn từ tàu ngầm hạt nhân chiến lược Trung Quốc
Tên lửa đạn đạo Cự Lang-2 bắn từ tàu ngầm hạt nhân chiến lược Trung Quốc

Lầu Năm Góc lo ngại, Trung Quốc tăng cường tính năng của vũ khí quân sự, hơn nữa Trung Quốc đang tăng cường hiện diện quân sự rõ rệt ở các khu vực trên thế giới, đồng thời thông qua xây dựng, không ngừng mở rộng lợi ích kinh tế, ngoại giao để gây thiệt hại cho lợi ích của các nước láng giềng, bao gồm các đồng minh và đối tác hợp tác của Mỹ. Nhưng, điều này không đóng vai trò gì đối với kế hoạch hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc.

Báo cáo thường niên của Lầu Năm Góc cho rằng: "Mặc dù đối thoại giữa Trung-Mỹ có tiến triển, nhưng do ý đồ của Trung Quốc thiếu minh bạch, tỷ lệ tăng trưởng chi tiêu quân sự của Trung Quốc vẫn là một vấn đề chưa xác định".

Gần đây, giữa các nhà lãnh đạo Trung-Mỹ có một cuộc đối thoại tiến triển diễn ra vào tháng 6 năm 2013. Khi đó, lãnh đạo hai nước cam kết cùng hợp tác xây dựng "mô hình mới" ứng phó bất đồng trong quan hệ song phương Trung-Mỹ. Nhưng, Trung Quốc đã tiếp tục triển khai kế hoạch đầy tham vọng để tiến hành phục hưng quân sự trước năm 2049.

Đông Bình (