Rao bán không ai mua, "sếp" dự án ôm penhouse để... ở

14/09/2012 15:16
Hà Nhi
(GDVN) - “Tại CT3, chúng tôi cũng có vài căn Penhouse để bán nhưng với tình hình khó khăn như hiện nay, tin là sẽ không bán được, vì thế, sếp tôi đã giữ lại để ở”, một lãnh đạo của công ty bất động sản (BĐS) trên phố Nguyễn Thái Học (Hà Nội) cho biết.

Penhouse không bán được, các sếp giữ lại để ở
Trên nhiều trang rao vặt, Penthouse đang được nhiều nhà đầu tư thứ cấp rao bán một cách ồ ạt, không ít chủ nhân “ôm” về những căn hộ siêu sang này đang tỏ ra sốt ruột vì không "đẩy" được hàng đi. Những căn đắt nhất ở khu vực Mỹ Đình có thời lên đến gần 4.000 USD/m2 nay cũng chỉ còn khoảng 2.400-3.000 USD mỗi m2. Hapulico hiện khoảng 30-34 triệu đồng/m2, còn Làng Việt kiều châu Âu khoảng 20-25 triệu đồng/m2. “Tại CT3, chúng tôi cũng có vài căn Penhouse để bán nhưng với tình hình khó khăn như hiện nay, tin là sẽ không bán được, vì thế, sếp tôi đã giữ lại để ở”, một lãnh đạo của công ty bất động sản (BĐS) trên phố Nguyễn Thái Học (Hà Nội) cho biết.
Theo nhận xét của giới bất động sản: Penhouse chỉ để "chơi" chứ không có giá trị chuyển nhượng, không có tính thanh khoản.
Theo nhận xét của giới bất động sản: Penhouse chỉ để "chơi" chứ không có giá trị chuyển nhượng, không có tính thanh khoản.
Theo vị này, tính thanh khoản của penhouse không cao. “Penhouse chỉ để “chơi” thôi chứ giá trị chuyển nhượng phần lớn là không có. Trong khi đó, cũng với số tiền ấy, các nhà đầu tư có thể mua biệt thự, việc chuyển nhượng, mua đi bán lại sẽ rất dễ. Hơn nữa, biệt thự không ở thì có thể cho thuê, chứ Penhouse thì chẳng khác nào “người tình trăm năm” rồi” – vị này giải thích. Theo nhận xét của một số dân trong nghề kinh doanh BĐS, penhouse có thể “bán chạy” hơn một chút tại thị trường TP.HCM, chứ ở miền Bắc, khi người dân vẫn còn giữ quan niệm “cái gì cũng phải gắn liền với đất” thì đất vẫn có giá trị hơn. Điều đó lý giải cho nguyên nhân vì sao đất nền luôn đắt hơn so với giá của các khu chung cư cao tầng. “Giá trị penhouse nằm ở sự đẳng cấp nhưng tôi nghĩ, nó chỉ dành cho những khách VIP hoặc các ngôi sao, ca sỹ, giới nghệ sỹ thì đúng hơn, bởi họ muốn thể hiện cái danh, đẳng cấp của mình, còn đại gia vẫn thích biệt thự hơn, bởi ở dưới, đi lại tiện lợi và tính an toàn cũng cao hơn” - ông Nguyễn Hoàng, phụ trách kinh doanh của Công ty bất động sản 126 Land chia sẻ. Ngay cả các vị quan chức khi được hỏi: “Nếu có tiền, ông có bỏ tiền ra mua căn hộ “biệt thự trên cao” này không?” cũng không ít người đã lắc đầu với câu trả lời: Không. Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài Nguyên Môi trường, GS. Đặng Hùng Võ cũng đã nhắn nhủ với phóng viên báo Giáo dục Việt Nam rằng: “Nếu tôi có tiền, tôi cũng không lãng phí bỏ số tiền đó ra mua căn hộ đắt giá như vậy”!.Khi giới nhà giàu sợ... penhouse Khi phân tích thị trường BĐS ở phân khúc căn hộ siêu sang như Penhouse, hầu hết các nhà đầu tư, môi giới đất đai đều ghi nhận: Vào thời điểm hiện nay, những phân khu cao cấp hầu như nằm yên, thấm thía nỗi đau vì không có giao dịch. Hơn nữa, nếu quy ra tiền, căn hộ Penhouse của D'.Palais de Louis rộng hơn 1.000 m2 có giá tối thiểu 100 tỷ đồng. Với số tiền này, một chủ đầu tư có thể mua được cả một dự án trong thời buổi khó khăn, BĐS xuống dốc như hiện nay. Theo thông tin từ ông Hoàng, khoảng thời gian gần đây, sàn giao dịch BĐS của 126 Land cũng chưa bán được căn penhouse nào. “Vì mỗi dự án chỉ có từ 1 – 2 căn penhouse, trong khi đó, tôi nhận thấy, đối tượng người già, trung tuổi cũng không thích ở penhouse, mà phần lớn là tầng lớp trẻ tuổi, đặc biệt lắm tiền và muốn “chơi trội” mới mua căn hộ trăm tỷ” – ông Hoàng đánh giá.
Dự án D'.Palais de Louis của Tân Hoàng Minh hiện tại đã xây tới tầng 20, thông tin được cập nhật thường xuyên trên website của dự án, tuy nhiên, chủ đầu tư lại "né" trả lời về lượng giao dịch, mua bán. (Ảnh: Tân Hoàng Minh)
Dự án D'.Palais de Louis của Tân Hoàng Minh hiện tại đã xây tới tầng 20, thông tin được cập nhật thường xuyên trên website của dự án, tuy nhiên, chủ đầu tư lại "né" trả lời về lượng giao dịch, mua bán. (Ảnh: Tân Hoàng Minh)
Hơn nữa, một lý do khiến các chủ đầu tư “sợ” penhouse nói riêng và chung cư cao tầng nói chung (thậm chí là chung cư cao cấp) đó là bởi dịch vụ, chất lượng của các tòa nhà gắn “mác” siêu sang này tại Việt Nam còn đang quá tệ. Các “ông hoàng” của các căn hộ cao cấp cũng đã phải “khóc dở mếu dở” bởi sự phụ thuộc, tranh chấp và những cuộc chiến kéo dài, dai dẳng, bất phân thắng bại giữa ban quản lý tòa nhà – chủ đầu tư và người dân đã khiến nhiều người ngán ngẩm. Thực tế đã cho thấy, những cư dân hạng sang, sống tại tòa nhà cao nhất Việt Nam như Keangnam cũng đã phải quạt than tổ ong đun nấu, thang máy tắc tịt, “giam” người hàng tiếng đồng hồ. Hay tại Golden Westlake, một chung cư được cho là cao cấp bậc nhất Hà Nội, người dân cũng đã “biểu tình” vì chỗ để xe tiền tỷ, sống khổ sở khi "phơi bày" hàng loạt các công trình như hệ thống báo cháy, nước sinh hoạt, điều hòa, vệ sinh... đều có "vấn đề"… Trong khi đó, nếu mua biệt thự, gia chủ được quyền tự do, được làm mọi thứ theo ý thích của mình, không phí dịch vụ, không sự quản lý, gò bó… Đó là những lý do mà penhouse không nằm trong bất cứ "kế hoạch" đầu tư nào của giới BĐS cũng như giới nhà giàu có nhu cầu nơi ở.
Mời độc giả chia sẻ về nỗi đau thấm thía khi sống các chung cư cao cấp hay phát hiện ra những vi phạm trong kinh doanh, huy động vốn trái pháp luật thuộc các dự án bất động sản hiện nay xin gửi về địa chỉ: toasoan@giaoduc.net.vn, hoặc BẤM VÀO ĐÂY để phản hồi!
Hà Nhi