Sửng sốt thú chơi của "ông hoàng" khiến Công tử Bạc Liêu tâm phục

26/09/2012 19:38
H.L (tổng hợp)
(GDVN) - Bạch công tử tên thật là Lê Công Phước, thường gọi là George Phước - con trai thứ tư của Đốc phủ Lê Công Sủng. Kẻ chơi máy bay người sắm du thuyền. Sinh thời nếu nói về độ giàu có và thú chơi ngông, Bạch công tử xứng đáng là "đối thủ" của Hắc Công Tử (Công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy). Trong cuộc thi có một không hai "Đốt tiền nấu đậu xanh" giữa hai công tử giàu nức tiếng, Bạch công tử đã giành chiến thắng vẻ vang để có được người đẹp.
Thời hoàng kim, Lê Công Phước (1901 - 1950) được giới nhà giàu khắp Nam, Trung, Bắc tôn sùng là “ông hoàng” vì phong cách rất phong lưu mang dáng dấp của giới quý tộc phương Tây. Không chỉ nổi tiếng trong nước, ngay tại Paris tráng lệ Lê Công Phước cũng được xem là "ông hoàng" khi luôn xuất hiện ở những nơi ăn chơi nổi tiếng dành cho giới quý tộc, thượng lưu, bên tay luôn kè kè một cô gái Nga xinh đẹp dòng dõi quý tộc…
Thời hoàng kim, Lê Công Phước (1901 - 1950) được giới nhà giàu khắp Nam, Trung, Bắc tôn sùng là “ông hoàng” vì phong cách rất phong lưu mang dáng dấp của giới quý tộc phương Tây. Không chỉ nổi tiếng trong nước, ngay tại Paris tráng lệ Lê Công Phước cũng được xem là "ông hoàng" khi luôn xuất hiện ở những nơi ăn chơi nổi tiếng dành cho giới quý tộc, thượng lưu, bên tay luôn kè kè một cô gái Nga xinh đẹp dòng dõi quý tộc…
Trong số tài sản kếch xù của Bạch công tử còn hiện hữu đến ngày nay chính là khu nhà cổ hiện đang được sử dụng làm khu hành chính của huyện Chợ Gạo - Tiền Giang và toà nhà hiện giờ là Phòng văn hóa thể thao du lịch TP.Mỹ Tho - Tiền Giang.
Trong số tài sản kếch xù của Bạch công tử còn hiện hữu đến ngày nay chính là khu nhà cổ hiện đang được sử dụng làm khu hành chính của huyện Chợ Gạo - Tiền Giang và toà nhà hiện giờ là Phòng văn hóa thể thao du lịch TP.Mỹ Tho - Tiền Giang.
George Phước nổi tiếng với sự giàu có và các thú chơi ngông ngay khi còn học ở Pháp. Trong thời gian này ông đã làm quen được cô gái Nga tuyệt đẹp tên là Princesse Olga thuộc dòng dõi Nga Hoàng Nicolai II, Lúc ấy giới quý tộc ở Pháp gọi George Phước là "Ông Hoàng xứ Galles" (Prince de Galles) - tước hiệu danh giá của giới quý tộc Châu Âu tồn tại tới tận ngày nay.
George Phước nổi tiếng với sự giàu có và các thú chơi ngông ngay khi còn học ở Pháp. Trong thời gian này ông đã làm quen được cô gái Nga tuyệt đẹp tên là Princesse Olga thuộc dòng dõi Nga Hoàng Nicolai II, Lúc ấy giới quý tộc ở Pháp gọi George Phước là "Ông Hoàng xứ Galles" (Prince de Galles) - tước hiệu danh giá của giới quý tộc Châu Âu tồn tại tới tận ngày nay.
Ngôi nhà của Bạch Công tử trước kia hiện nay là phòng Văn hóa thể thao du lịch TP Mỹ Tho,biệt thự mang đậm phong cách phương Tây.
Ngôi nhà của Bạch Công tử trước kia hiện nay là phòng Văn hóa thể thao du lịch TP Mỹ Tho,biệt thự mang đậm phong cách phương Tây.
Giàu có và nổi tiếng là người "Tây hóa" trong thú tiêu xài nhưng Bạch công tử lại đam mê cải lương, ông tự "sắm" cho mình hai đoàn cải lương Huỳnh Kỳ chủ yếu để thỏa mãn đam mê.
Giàu có và nổi tiếng là người "Tây hóa" trong thú tiêu xài nhưng Bạch công tử lại đam mê cải lương, ông tự "sắm" cho mình hai đoàn cải lương Huỳnh Kỳ chủ yếu để thỏa mãn đam mê.
Sau khi Đốc phủ Sủng mất, được toàn quyền thừa hưởng gia sản kếch sù của cha mẹ để lại, Goerge Phước bắt đầu con đường ăn chơi vô độ của mình. Do lúc đó du thuyền của Pháp chưa nhập vào Việt Nam, nên ông đã sáng kiến đặt đóng chiếc ghe bầu loại lớn, cao 2 tầng, trang bị đầy đủ các tiện nghi giống như du thuyền, có cả phòng ngủ riêng từng người, nhà vệ sinh, chỗ ăn uống, nơi ngồi câu cá giải trí…
Sau khi Đốc phủ Sủng mất, được toàn quyền thừa hưởng gia sản kếch sù của cha mẹ để lại, Goerge Phước bắt đầu con đường ăn chơi vô độ của mình. Do lúc đó du thuyền của Pháp chưa nhập vào Việt Nam, nên ông đã sáng kiến đặt đóng chiếc ghe bầu loại lớn, cao 2 tầng, trang bị đầy đủ các tiện nghi giống như du thuyền, có cả phòng ngủ riêng từng người, nhà vệ sinh, chỗ ăn uống, nơi ngồi câu cá giải trí…
Đại gia phải có người đẹp, theo một số giai thoại do cả Bạch công tử và Hắc công tử (Công tử Bạc Liêu) đều đem lòng yêu cô Bẩy Phùng Há (ảnh bên). Tương truyền, để phân cao thấp trong "tình trường" và chứng tỏ độ giàu có, hai công tử đã thi nấu 1 kg đỗ xanh bằng tiền. Nồi đỗ của ai sôi trước người đó thắng.
Đại gia phải có người đẹp, theo một số giai thoại do cả Bạch công tử và Hắc công tử (Công tử Bạc Liêu) đều đem lòng yêu cô Bẩy Phùng Há (ảnh bên). Tương truyền, để phân cao thấp trong "tình trường" và chứng tỏ độ giàu có, hai công tử đã thi nấu 1 kg đỗ xanh bằng tiền. Nồi đỗ của ai sôi trước người đó thắng.
Cuộc thi đình đám đó làm diễn ra tại nhà của Công tử Bạc Liêu trước sự chứng kiến đến toát mồ hôi của nhiều người vì... sốt ruột. Cuối cùng nồi đỗ của Bạch công tử đã sôi trước, chiến thắng này khiến danh tiếng "ông hoàng" ăn chơi của ông càng được nể trọng.
Cuộc thi đình đám đó làm diễn ra tại nhà của Công tử Bạc Liêu trước sự chứng kiến đến toát mồ hôi của nhiều người vì... sốt ruột. Cuối cùng nồi đỗ của Bạch công tử đã sôi trước, chiến thắng này khiến danh tiếng "ông hoàng" ăn chơi của ông càng được nể trọng.
Trụ sở gánh hát Huỳnh Kỳ của Bạch công tử ngày nào giờ là rạp Mỹ Tho và một phần trở thành siêu thị Tiền Giang
Trụ sở gánh hát Huỳnh Kỳ của Bạch công tử ngày nào giờ là rạp Mỹ Tho và một phần trở thành siêu thị Tiền Giang 
Siêu thị Tiền Giang trước kia là trụ sở của gánh hát Huỳnh Kỳ của Bạch công tử
Siêu thị Tiền Giang trước kia là trụ sở của gánh hát Huỳnh Kỳ của Bạch công tử
Giai thoại nầu đỗ bằng tiền của Bạch công tử Lê Công Phước và Công tử Bạc Liêu đã được ghi chép như một giai thoại từ năm 1925
Giai thoại nầu đỗ bằng tiền của Bạch công tử Lê Công Phước và Công tử Bạc Liêu đã được ghi chép như một giai thoại từ năm 1925
Nhưng ít ai biết Bạch công tử sau tháng ngày sống phong lưu, về già lại phải cậy nhờ người dưng. Ngày càng lún sâu vào nghiện ngập, tài sản lần lượt bán hết, người ta thấy ông lang thang ở vườn Ông Thượng (nay là Tao Đàn, TP.Hồ Chí Minh). Sau đó ông được một người thân là Nguyễn Hoàng Phi mang về chăm sóc. Nhưng vì hậu quả của nghiện ngập, Bạch công tử mất đầu năm 1950 (Nhà cũ của ông Nguyễn Hoàng Phi – nơi Bạch công tử qua đời).
Nhưng ít ai biết Bạch công tử sau tháng ngày sống phong lưu, về già lại phải cậy nhờ người dưng. Ngày càng lún sâu vào nghiện ngập, tài sản lần lượt bán hết, người ta thấy ông lang thang ở vườn Ông Thượng (nay là Tao Đàn, TP.Hồ Chí Minh). Sau đó ông được một người thân là Nguyễn Hoàng Phi mang về chăm sóc. Nhưng vì hậu quả của nghiện ngập, Bạch công tử mất đầu năm 1950 (Nhà cũ của ông Nguyễn Hoàng Phi – nơi Bạch công tử qua đời).
Mộ của Bạch công tử Lê Công Phước (màu hồng ở giữa).
Mộ của Bạch công tử Lê Công Phước (màu hồng ở giữa).
Do Bạch công tử không có con nên việc hương khói viếng thăm của người thân không thường xuyên.
Do Bạch công tử không có con nên việc hương khói viếng thăm của người thân không thường xuyên.
Trước khi mất, cố nghệ sĩ nhân dân Phùng Há, vợ cũ của Bạch công tử đã có ý định bốc mộ ông đốt thành tro mang về chùa Nghệ sĩ tại TP.HCM.
Trước khi mất, cố nghệ sĩ nhân dân Phùng Há, vợ cũ của Bạch công tử đã có ý định bốc mộ ông đốt thành tro mang về chùa Nghệ sĩ tại TP.HCM.
H.L (tổng hợp)