Tại sao các công ty Hàn Quốc lại chọn đầu tư vào Việt Nam?

27/05/2017 05:46
An Nguyên
(GDVN) - Hiện các công ty Hàn Quốc đang đầu tư vào 44 tỉnh, thành phố của Việt Nam và tập trung vào ba khu vực thương mại trọng điểm.

Ngày 26/5, Trường Đại học Đông Á cùng với Đại học Nagasaki (Nhật Bản), Đại học Dong-A (Hàn Quốc) và Đại học Huaqiao (Trung Quốc) đồng tổ chức hội thảo quốc tế “Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Châu Á”.

Đây là diễn đàn trao đổi học thuật lần thứ 7, được tổ chức dưới hình thức luân phiên tại các trường thành viên với chủ đề được thay đổi qua mỗi năm.

Tại hội thảo lần này, 28 chuyên gia quốc tế đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và các chuyên gia kinh tế của Việt Nam sẽ trình bày những báo cáo nghiên cứu về đầu tư.

Những góc nhìn đa chiều, những phân tích vừa tổng quan vừa cụ thể về tác động lan tỏa tích cực của FDI đối với sự tăng trưởng kinh tế ở cả các nước phát triển và đang phát triển.

Xu hướng dòng vốn FDI trên thị trường cũng như đề xuất những giải pháp thu hút đầu tư nước ngoài trực tiếp nhằm góp phần phát triển kinh tế của nước chủ nhà thông qua việc tạo việc làm, chuyển giao công nghệ sản xuất mới, chia sẻ kỹ năng quản lý và kiểm soát sản xuất cũng như cấp vốn trực tiếp…

Việt Nam là quốc gia đầu tư hấp dẫn

Phó giáo sư Pan-Do Sohn (Đại học Dong-A Hàn Quốc) đặt vấn đề, “tại sao các công ty Hàn Quốc lại chọn đầu tư vào Việt Nam?”.

Việt Nam đang trở thành một điểm hấp dẫn đầu tư của các nước Nhật Bản, Hàn Quốc.
Việt Nam đang trở thành một điểm hấp dẫn đầu tư của các nước Nhật Bản, Hàn Quốc.

Theo báo cáo, nếu năm 1986, dòng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam gần như bằng không thì đến 2016, con số này đã đạt hơn 15 tỷ USD. Trong đó, các công ty có vốn đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 14% GDP của Việt Nam.

Tại sao các công ty Hàn Quốc lại chọn đầu tư vào Việt Nam? ảnh 2

Sức ép trả nợ và phát triển đều lớn!

(GDVN) - Ông Vũ Hồng Thanh - Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã nêu ra vấn đề này tại ngày làm việc đầu tiên của kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIV.

“Hiện nay, rất nhiều quốc gia lớn trên thế giới quyết định lựa chọn đầu tư vào Việt Nam.

Và Hàn Quốc là một đối tác chiến lược quan trọng, điều này cũng góp phần thay đổi hình ảnh của Việt Nam.

Đó cũng là lý do vì sao Hàn Quốc – một nước châu Á mới lên, được xếp hạng đầu tiên về cả số lượng và dự án tích lũy trong đầu tư vào Việt Nam. Tiếp sau đó là Nhật Bản, Đài Loan, Singapore, Trung Quốc, Hồng Kông”.

Cũng theo Phó giáo sư  Pan-Do Sohn, hiện tại, các công ty Hàn Quốc đang đầu tư vào 44 tỉnh, thành phố của Việt Nam và tập trung vào 3 khu vực thương mại trọng điểm, chiếm gần 85% tổng vốn đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc tại Việt Nam.

Ông Pan đánh giá, Việt Nam đang trở thành một trong những quốc gia đầu tư hấp dẫn không chỉ đối với các nước Châu Á, mà còn các nước lớn như Mỹ và Châu Âu.

Trong báo cáo “So sánh CSR (trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp) ở Đông Á: Đo lường các công ty toàn cầu từ Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc” , Giáo sư Suk Jun Lim, Đại học Dong-A (Hàn Quốc) nhận định rằng, với chiến lược toàn cầu hóa, từ đầu thập niên 90, các công ty của Hàn Quốc và Nhật Bản đã bắt đầu tăng đầu tư nước ngoài.

Đặc biệt, năm 2000, đầu tư trực tiếp nước ngoài được tập trung vào các nước phát triển ở khu vực Đông Nam Á như: Việt Nam, Indonesia, Thái Lan.

Và ngày càng nhiều công ty đầu tư vào thị trường này, giúp Hàn Quốc và Nhật Bản trở thành hai nền kinh tế lớn của Châu Á có ảnh hưởng rất lớn đến các nước trong khu vực ASEAN.

Công cuộc mở cửa nền kinh tế và phát triển theo hướng thị trường hóa đã mang lại cho hai quốc gia này những thành tựu kinh tế rõ nét.

Bằng chứng cụ thể là tạp chí Forbes - một tạp chí uy tín hàng đầu của thế giới công bố danh sách Global 2000 (2000 công ty lớn nhất thế giới) năm 2016, trong đó khu vực Châu Á nổi trội lên trong danh sách gồm 219 công ty Nhật Bản và 67 công ty Hàn Quốc.

Xu hướng FDI Nhật Bản tại các nước Đông Nam Á

Giáo sư Yasuhiro, đại diện viện nghiên cứu Hội nhập Đông Á - ASEAN (Nhật Bản) cho rằng, Đông Nam Á là khu vực dẫn đầu thế giới về tăng trưởng kinh tế bền vững trong 3 thập kỷ qua.

Tại sao các công ty Hàn Quốc lại chọn đầu tư vào Việt Nam? ảnh 3

Phát triển kinh tế, nhưng không thể hủy hoại môi trường

(GDVN) - Theo PGS.TS Phạm Quý Thọ, với các dự án nhà máy nhiệt điện có nguy cơ ô nhiễm thì khó nhất lúc này là vừa đảm bảo an ninh năng lượng vừa bảo vệ môi trường.

Đó là nhờ những cải cách mạnh mẽ về môi trường kinh doanh cũng như hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới.

Bằng chứng cụ thể với Việt Nam là thu nhập bình quân đầu người từ 1.120 USD năm 2009 đã lên mức 1.990 USD năm 2015.

Mức thu nhập này được đánh giá là ở ngưỡng các nước trung lưu và trong tương lai sẽ là nước có mức thu nhập trung bình đầu người cao tầm 12.745 USD.

“Trong tương lai, các nước trong khu vực ASEAN, đặc biệt là Việt Nam sẽ trở thành địa điểm hấp dẫn của các nhà đầu tư trên thế giới.

Nhờ có yếu tố tích cực trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, cũng như những cải thiện đổi mới và phát triển của môi trường kinh doanh” giáo sư Yasuhiro nhận định.

Theo ông Yasuhiro, để tận dụng được tốt xu hướng này, các nước châu Á cần phải quan tâm đến chất lượng dự án đầu tư nước ngoài.

Đồng thời, tăng cường khả năng kết nối của doanh nghiệp trong nước vào chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài, tạo ra cơ hội phát triển toàn diện và bền vững.

Cũng như thúc đẩy hội nhập và mậu dịch tại khu vực châu Á để lựa chọn kế hoạch đầu tư mới, mở rộng hợp tác và phát triển lâu dài.

Trong đề tài “đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nhật Bản - Các nghiên cứu về các nhà bán lẻ Nhật Bản đối với thị trường Châu Á”, Phó giáo sư Atsuji Ohara - Đại học Nagasaki (Nhật Bản) chỉ ra rằng, châu Á là thị trường tiềm năng thu hút các nhà đầu tư Nhật bằng mạng lưới khách hàng mới.

Đặc biệt là tầng lớp trung lưu ở các thị trường mới nổi – nơi mà các nhà đầu tư có thể tận dụng nguồn vốn của mình mở rộng thương hiệu và mô hình kinh doanh.

Các nhà bán lẻ Nhật Bản đang mở rộng FDI từ thị trường Trung Quốc sang các nước Đông Nam Á bằng chiến lược đa dạng hóa hơn là chỉ tập trung vào thị trường Trung Quốc.

An Nguyên