Tàu Hải tuần-21 TQ đến đảo Phú Lâm Việt Nam tuần tra phi pháp

10/10/2014 09:46
Việt Dũng
(GDVN) - Tàu Hải tuần-21 rời Hải Khẩu từ ngày 9 tháng 10, hành trình đến đảo Phú Lâm của Việt Nam, tổng cộng cả quay về là 773 hải lý, làm nhiều việc bậy bạ.
Tàu Hải tuần-21 Trung Quốc đến tuần tra bất hợp pháp ở đảo Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam (nguồn Tân Hoa xã, TQ)
Tàu Hải tuần-21 Trung Quốc đến tuần tra bất hợp pháp ở đảo Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam (nguồn Tân Hoa xã, TQ)

Tân Hoa xã Trung Quốc và tờ “Phượng Hoàng” Hồng Kông ngày 9 tháng 10 đưa tin, vào 9 giờ sáng ngày 9 tháng 10, tàu Hải tuần-21 đã từ từ rời khỏi bến căn cứ của Cục hải sự Hải Khẩu, đến đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam tiến hành tuần tra bất hợp pháp.

Theo bài báo, chủ đề tuần tra (phi pháp) lần này là bảo đảm cái gọi là "an ninh hàng hải, bảo vệ môi trường biển", nhằm bảo vệ môi trường đi lại trên biển và trật tự hàng hải của cái gọi là "khu vực quản lý-Cục hải sự Hải Nam", "tăng cường chức trách bảo đảm an ninh giao thông trên biển, ngăn chặn tàu làm ô nhiễm biển, tiếp tục nâng cao khả năng thực thi pháp luật hàng hải".

Theo kế hoạch của Cục hải sự Hải Nam, sau khi xuất phát từ cảng Hải Khẩu, tàu Hải tuần-21 sẽ đi dọc theo tuyến đường phía đông đảo Hải Nam, đi qua eo biển Quỳnh Châu, vùng biển phía đông Hải Nam, đến đảo Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa (của Việt Nam), sau đó lại quay trở về cảng Tú Anh, Hải Khẩu, tổng hành trình là 773 hải lý.

Tàu Hải tuần-21 Trung Quốc đến tuần tra bất hợp pháp ở đảo Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam (nguồn Tân Hoa xã, TQ)
Tàu Hải tuần-21 Trung Quốc đến tuần tra bất hợp pháp ở đảo Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam (nguồn Tân Hoa xã, TQ)

Nhiệm vụ tuần tra (bất hợp pháp) chủ yếu là kiểm tra tình hình sử dụng các công trình dẫn đường như phao tiêu, trạm hệ thống nhận dạng tự động tàu thuyền (AIS), trạm DGPS trên Biển Đông; tuần tra môi trường biển và môi trường đi lại trên biển, giám sát kiểm tra tàu thuyền phải chăng có hành vi vi phạm Công ước quốc tế ngăn chặn tàu làm ô nhiễm; kiểm tra độ chính xác của các tài liệu hàng hải như bản đồ hàng hải (hải đồ), hiện tượng thủy triều lên xuống;

giám sát kiểm tra các hoạt động chở hàng qua lại trên biển, thi công trên và dưới mặt biển, xây dựng các công trình trên biển và các hoạt động khác phải chăng phù hợp với quy định; tìm hiểu tình hình như số lượng, phân bố, phương thức hoạt động của tàu cá ở Biển Đông; khảo sát điều kiện tránh gió khu vực Hoàng Sa; tuần tra tình hình đường hàng hải Hoàng Sa. - tất cả những hoạt động này diễn ra phi pháp trên vùng biển, đảo chủ quyền của VN.

Theo bài báo, trong hoạt động bất hợp pháp lần này, Cục hải sự Hải Nam cử tổng cộng 18 nhân viên theo tàu. Trong quá trình tuần tra, một khi phát hiện các hành vi nà TQ cho là vi phạm pháp luật như tàu thương mại làm ô nhiễm môi trường biển, tàu khi công hoạt động thi công trên dưới mặt biên mà không được phê chuẩn, thì nhân viên thực thi pháp luật hàng hải sẽ lập tức nhắc nhở và triển khai công tác khảo sát, lấy chứng cứ liên quan. TQ đã sử dụng ngôn từ mĩ miều để biện minh cho các hoạt động phi pháp này như: Để bảo vệ môi trường biển, bảo đảm an ninh giao thông trên biển.

Tàu Hải tuần-21 của Cục hải sự Hải Nam, Trung Quốc (nguồn báo Quang Minh, TQ)
Tàu Hải tuần-21 của Cục hải sự Hải Nam, Trung Quốc (nguồn báo Quang Minh, TQ)

Bài báo còn cho biết, Phòng trực ban Cục hải sự Hải Nam sẽ thông qua hệ thống AIS giám sát toàn bộ quá trình hoạt động của tàu Hải tuần-21, nếu có nhu cầu cứu người trên biển hoặc điều tra sự cố giao thông trên biển, tàu Hải tuần-21 sẽ lập tức dừng hoạt động tuần tra, chuyển sang hoạt động tìm kiếm cứu nạn hoặc khảo sát hàng hải.

Toàn bộ nội dung bài báo đã cho thấy, tàu Hải tuần-21 sẽ hoạt động bất hợp pháp ở biển đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam. Hoạt động này sẽ không đem lại chủ quyền cho Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa, vì các hoạt động của Trung Quốc là xâm lược, ăn cướp, xâm phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế.

Việt Dũng