"Tàu ngầm Kilo Việt Nam có tên lửa Club, mạnh hơn tàu ngầmTrung Quốc"

03/10/2013 13:10
Đông Bình
(GDVN) - Tàu ngầm Kilo mà Nga sản xuất cho Việt Nam đã sử dụng công nghệ mới về kính tiềm vọng, thiết bị trinh sát điện tử, gạch giảm âm, lắp tên lửa Club mới. Đó là những nhận định được đăng trên báo "Kanwa Defense Review" Canada.
Tàu ngầm Hà Nội lớp Kilo, chiếc đầu tiên Nga chế tạo cho Việt Nam.
Tàu ngầm Hà Nội lớp Kilo, chiếc đầu tiên Nga chế tạo cho Việt Nam.

"Kanwa Defense Review" Canada đưa tin, 6 tàu ngầm động cơ diesel Kilo project 636VM do nhà máy đóng tàu Đô đốc St. Petersburg Nga chế tạo cho Việt Nam sẽ bàn giao bắt đầu từ năm nay, hiện nay chiếc tàu ngầm đầu tiên của lô này đã đi vào giai đoạn cuối cùng lắp đặt thiết bị trên tàu.

So với 8 tàu ngầm lớp Kilo Project 636 do Hải quân Trung Quốc mua, tàu ngầm lớp Kilo của Hải quân Việt Nam đã sử dụng công nghệ mới về kính tiềm vọng, thiết bị trinh sát điện tử, gạch giảm âm (anechoic tile).

Đồng thời, Hải quân Việt Nam cũng đã có được tên lửa đạn đạo phóng ngầm 3M-14E Club kiểu mới nhất của Nga. Loại tên lửa này có tầm bắn 290 km. Được biết, chiếc tàu ngầm lớp Kilo đầu tiên chế tạo cho Hải quân Việt Nam sắp tiến hành chạy thử.

Tàu ngầm lớp Kilo là tàu ngầm diesel thế hệ thứ ba của Hải quân Nga và là tàu ngầm diesel chủ lực hiện nay. Số hiệu nguyên mẫu lớp Kilo là Project Paltus lớp 877, sau này được hiện đại hóa đổi thành Improved Kilo. Tàu ngầm lớp Kilo là loại tàu ngầm có lượng xuất khẩu lớn nhất của Nga hiện nay, nổi tiếng vì hỏa lực mạnh, tiếng ồn nhỏ, được gọi là "lỗ đen đại dương".

Tàu ngầm lớp Kilo cũng đã vứt bỏ "truyền thống" không coi trọng thiết bị điện tử cùa tàu ngầm Liên Xô trước đây, đã trang bị thiết bị nhồi tự động và máy tính MVU-110EM, có thể đồng thời "khóa" 5 mục tiêu (thủ công 2, tự động 3). Ngoài ra, cũng đã sử dụng thiết bị phóng ngư lôi không cân bằng khí động học, đã giảm mạnh tiếng ồn khi phóng ngư lôi.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm quan tàu ngầm Hà Nội lớp Kilo trong chuyến thăm Nga gần đây.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm quan tàu ngầm Hà Nội lớp Kilo trong chuyến thăm Nga gần đây.

Tàu ngầm lớp Kilo thiết kết vào năm 1989 là phiên bản cải tiết 877LPMB, sau đổi tên lửa B-800 Kaluga, sản xuất 5 chiếc, đã trang bị chân vịt 7 lá chèo được chế từ hợp kim đặc biệt, hơn nữa còn có những cải tiến khác.

Tàu ngầm lớp Kilo Project 877 có thể trang bị ngư lôi 53, ngư lôi SET-53M, ngư lôi SAET-60M, ngư lôi SET-65, ngư lôi dòng 71. Project 636 và lớp Sindhughosh xuất khẩu cho Ấn Độ đều có năng lực dùng ống ngư lôi phóng tên lửa chống hạm Club-S.

Phiên bản xuất khẩu của tàu ngầm lớp Kilo là Project 877E, chủ yếu đã cải tiến một số thiết bị để sử dụng ở khu vực nhiệt đới. Sau đó, tính tới nhu cầu của Hải quân Ấn Độ, Project 877E cải tiến phát triển thành Project 877EKM, đã lắp thêm tên lửa Club-S, hệ thống phân tích âm thanh nước MGK-EM cùng thiết bị điều khiển và bảo vệ mới.

Tàu ngầm Project 636 lớp Kilo đã được cải tiến, nâng cao trên nền tảng Project 877, làm giảm vận tốc quay của thiết bị động lực, đã lắp chân vịt có thể tăng cường lớn năng lực sạc điện. Tàu ngầm Project 636 có tiếng ồn thấp hơn Project 877EKM, tốc độ lặn cao hơn và môi trường sinh hoạt của thủy thủ tốt hơn.

Tàu ngầm Hà Nội của Việt Nam, do Nga chế tạo
Tàu ngầm Hà Nội của Việt Nam, do Nga chế tạo

Hợp đồng mua tàu ngầm lớp Kilo Nga của Hải quân Trung Quốc được ký kết năm 1994, bàn giao 2 chiếc trước vào tháng 2 và tháng 11 năm 1995, số hiệu là 364 và 365; mùa hè và cuối năm 1998, bàn giao tiếp 2 chiếc có số hiệu là 366 và 367. 4 tàu lớp Kilo này giá bán bình quân mỗi chiếc khoảng 257 triệu USD.

Bề ngoài tàu lớp 636 không khác biệt quá lớn so với lớp 877. Về số liệu, lượng giãn nước khi nổi của Project 636 là 2.325 tấn, lượng giãn nước khi lặn là 3.076 tấn, tốc độ khi nổi là 11 hải lý/giờ, tốc độ lặn đạt 20 hải lý/giờ, khả năng chạy liên tục trong trạng thái ống thông khí là 7.000 hải lý với tốc độ 17 hải lý/giờ, độ sâu hoạt động 250m, độ sâu lặn tối đa 300 m, trang bị tên lửa chống hạm Club-S.

Tàu ngầm Project 636 trang bị hệ thống chỉ huy chiến đấu đa năng, có thể cung cấp tài liệu tình báo điều khiển hiệu quả tàu ngầm, phóng ngư lôi, trang bị dò tìm tiếp nhận xử lý máy tính tốc độ cao, đồng thời thông qua hiển thị màn hình, có thể xử lý các tài liệu về mục tiêu và tính toán thông số bắn, tiến tới cung cấp điều khiển bắn tự động, đề xuất phương thức vận động chiến thuật và triển khai vũ khí.

Tàu này trang bị 6 ống phóng ngư lôi 533 mm, có thể mang theo 18 quả ngư lôi hoặc 24 quả thủy lôi, đồng thời còn trang bị 1 giá phóng tên lửa phòng không, có thể bắn tên lửa phòng không SA-N-8. Loại tàu ngầm này có thể phóng tên lửa chống hạm Club-S. Tàu ngầm Project 636 sử dụng thiết bị định vị thủy âm số hóa MGM-400EM.

Tàu ngầm Hà Nội
Tàu ngầm Hà Nội

Có người suy đoán, việc TQ cải tạo hiện đại hóa tàu ngầm lớp Tống mấy năm gần đây là dựa vào công nghệ của tàu ngầm lớp 636, nhưng suy đoán này thiếu căn cứ chắc chắn hoặc khẳng định chính thức. Nhưng, điều có thể khẳng định là, tàu ngầm lớp Tống và lớp Kilo là chủ lực của lực lượng tàu ngầm Trung Quốc.

Hiện nay, các loại tàu ngầm lớp Kilo đã chế tạo được 52 chiếc, ngoài trang bị cho Hải quân Nga, đã xuất khẩu cho Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Iran, Algeria, Ba Lan và Romania.

Nga: có 17 tàu ngầm Project 877 đang hoạt động. Chuẩn bị mua 6 tàu Project 636. Trung Quốc: có 2 tàu ngầm Project 877 và 10 tàu ngầm Project 636, tổng cộng 12 chiếc.

Algeria: có 2 tàu ngầm Project 877 (biên chế năm 1987, từng đại tu năm 1990), công tác cải tiến nâng cấp 2 tàu hoàn thành trong các năm 2009-2010.

Ấn Độ: có 10 tàu ngầm Project 877, đồng thời đổi tên toàn bộ là lớp Sindhughosh, có kế hoạch cải tiến có tính năng như tàu Project 636. Đồng thời có ý định mua thêm.

Ba Lan: có 1 tàu ngầm Project 877.

Iran: có 3 tàu ngầm Project 877. Chiếc TAREG cũ nhất hoàn thành cải tạo vào tháng 5 năm 2012.

Romania: có 1 tàu ngầm (do ắc quy/bình điện hỏng toàn bộ, không thể hoạt động bình thường).

Việt Nam: đặt mua 6 tàu ngầm Project 636, chiếc đầu tiên sẽ bàn giao trong năm 2013.

Tàu ngầm Hà Nội của Việt Nam, do Nga chế tạo
Tàu ngầm Hà Nội của Việt Nam, do Nga chế tạo
Tàu ngầm Hồ Chí Minh lớp Kilo của Việt Nam, do Nga chế tạo
Tàu ngầm Hồ Chí Minh lớp Kilo của Việt Nam, do Nga chế tạo
Tàu ngầm lớp Kilo của Hải quân Trung Quốc, do Nga chế tạo
Tàu ngầm lớp Kilo của Hải quân Trung Quốc, do Nga chế tạo
Đông Bình