Thất lạc vũ khí ở Libya sẽ nguy hiểm thế nào?

16/10/2011 07:37
Đông Bình (Theo báo Quang Minh)
(GDVN) - Ngăn chặn sự phát tán vũ khí là một vấn đề nan giải của nhà cầm quyền Libya hiện nay.

Chiến sự ở Libya đã đến hồi kết, cùng với việc đập tan sự kháng cự của quân đội trung thành với đại tá Gaddafi, làm thế nào để ngăn chặn sự phát tán của các vũ khí nguy hiểm đã trở thành vấn đề nan giải của nhà cầm quyền Libya?

Gần đây, báo chí nước ngoài dẫn các nguồn tin đáng tin cậy cho biết, hiện nay vẫn có khoảng 5.000 quả tên lửa đất đối không vác vai thất lạc, một phần có thể rơi vào tay các phần tử cực đoan và tổ chức khủng bố.

Tên lửa phòng không Sam-7 của chính quyền Gaddafi đang bị thất lạc rất nhiều
Tên lửa phòng không Sam-7 của chính quyền Gaddafi đang bị thất lạc rất nhiều

Đối với đặc điểm tính năng và mối đe dọa tiềm tàng từ những tên lửa này, có thể xem tạp chí “Popular Mechanics” Mỹ phân tích như sau:

Thứ nhất, kho vũ khí của Libya còn đáng kể

Ngay từ đầu khi chiến sự bùng phát ở Libya, sự nguy hiểm liên quan đến việc không thể kiểm soát tên lửa vác vai đã được các nhà quan sát quốc phòng nhiều lần đề cập đến.

Tên lửa Sam-24 (Igla-S) là phiên bản cải tiến của Sam-18, tầm bắn chéo tối đa có thể đạt 6.000 m (3,7 dặm Anh), độ cao tối đa có thể đạt 3.500 m.
Tên lửa Sam-24 (Igla-S) là phiên bản cải tiến của Sam-18, tầm bắn chéo tối đa có thể đạt 6.000 m (3,7 dặm Anh), độ cao tối đa có thể đạt 3.500 m.
Mọi người đều biết, Gaddafi từng có mối quan hệ chặt chẽ với Liên Xô, từ những năm 80 của thế kỷ trước đã nhập khẩu số lượng lớn loại vũ khí phòng không cá nhân này, phần lớn là loại Sam-7, cũng có một số Sam-24 tiên tiến hơn.

Các quan chức của “Hội đồng chuyến tiếp quốc gia” Libya cho biết, tổng số những tên lửa này là trên 20.000 quả, cho dù trong đó có 3/4 hiện đã báo hỏng, thì phần còn lại vẫn phải chờ thu hồi khẩn cấp và thống nhất tiêu hủy.

Thứ hai, nhu cầu quốc tế loại vũ khí này là không nhỏ

Tên lửa phòng không di động, một người có thể thao tác, trong phạm vi 5 km, có thể tiến hành tấn công máy bay dưới tốc độ âm thanh với độ cao bay dưới 4.000 m. Loại tên lửa này đã trở thành mặt hàng phổ biến trên thị trường chợ đen vũ khí.

Quân đội của Gaddafi có lượng lớn tên lửa phòng không do Liên Xô cũ chế tạo, trong đó có Sam-2, Sam-3, Sam-5, Sam-6, Sam-8, Sam-9/13. Trong hình là tên lửa Sam-6 tầm gần. (minh hoạ)
Quân đội của Gaddafi có lượng lớn tên lửa phòng không do Liên Xô cũ chế tạo, trong đó có Sam-2, Sam-3, Sam-5, Sam-6, Sam-8, Sam-9/13. Trong hình là tên lửa Sam-6 tầm gần. (minh hoạ)

Sau thập niên 80 của thế kỷ trước, hai nước Mỹ-Xô đều xuất khẩu loại vũ khí này, từ quân đội chính quy của thế giới thứ ba cho đến “chiến binh thánh chiến” của Afghanistan, thậm chí lực lượng du kích của những nước nhỏ châu Phi, đều là khách hàng trung thành của họ.

Do thiếu hạn chế của Hiệp ước kiểm soát vũ khí tương ứng, nắm được chiều hướng của những tên lửa này thật không dễ dàng.

Thứ ba, các nước hoàn toàn không phải không có biện pháp ngăn chặn

Điều may mắn là, do tên lửa vác vai phần lớn là sản phẩm của những năm 70 của thế kỷ trước, dựa vào trình độ công nghệ hiện nay hoàn toàn có thể nghiên cứu phát triển được các biện pháp phòng thủ.

Tên lửa Sam-9/13
Tên lửa Sam-9/13

Ngoài mồi nhử mục tiêu giả truyền thống, các công ty công nghiệp quốc phòng Âu-Mỹ cũng đã đưa ra một loại thiết bị đối kháng chủ động, có nguyên lý là sử dụng chùm tia laser gây nhiễu hệ thống dẫn đường của tên lửa, khiến cho nó trở thành “con ruồi mất đầu”.

Thứ tư, quân đội đứng trước sức ép có hạn

Từ khi tên lửa vác vai ra đời cho đến nay, máy bay quân sự các nước đều tiến hành phòng ngừa chặt chẽ. Trên thực tế, trong chiến tranh Afghanistan 10 năm qua, hoàn toàn không có tin về việc máy bay chiến đấu của Mỹ và NATO bị tên lửa bắn rơi.

Tháng 8/2011, máy bay vận tải Chinook của quân đội Mỹ bị Taliban bắn hạ
Tháng 8/2011, máy bay vận tải Chinook của quân đội Mỹ bị Taliban bắn hạ

Ngược lại, những vũ khí có hàm lượng công nghệ thấp này trái lại nhiều lần trở thành sát thủ chí tử trong chiến đấu thực tế. Tháng 8/2011, một máy bay trực thăng vận tải của Biện đội 6 (SEAL Team Six) – quân đội Mỹ đã bị đạn tên lửa của Taliban bắn hạ.

Thứ năm, máy bay hành khách vẫn không được bố trí phòng thủ

Năm 2002, từng có một máy bay dân dụng của Israel bị tên lửa Sam-7 tấn công ở Kenya. Là một phần của các biện pháp chống khủng bố sau sự kiện 11/9, các cơ quan lập pháp Mỹ đã từng thông qua nghị quyết, yêu cầu tất cả máy bay hành khác lắp đặt thiết bị phòng thủ tên lửa.

Sam-7 là loại tên lửa đất đối không vác vai do Liên Xô chế tạo từ thập niên 1960, dùng để tấn công các mục tiêu tầm thấp và siêu thấp. Tên lửa này vẫn đang được sản xuất bởi Nga, Ai Cập và một số nước Đông Âu. Nhà cầm quyền Libya hiện đã tìm được khoảng 5.000 quả tên lửa loại này. Ngày 1/10, người phụ trách quản lý vũ khí Bộ Quốc phòng Libya Mohammed Hadiya cho biết, nhà cầm quyền Libya quyết định tiêu hủy tên lửa phòng không Sam-7 để đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân
Sam-7 là loại tên lửa đất đối không vác vai do Liên Xô chế tạo từ thập niên 1960, dùng để tấn công các mục tiêu tầm thấp và siêu thấp. Tên lửa này vẫn đang được sản xuất bởi Nga, Ai Cập và một số nước Đông Âu. Nhà cầm quyền Libya hiện đã tìm được khoảng 5.000 quả tên lửa loại này. Ngày 1/10, người phụ trách quản lý vũ khí Bộ Quốc phòng Libya Mohammed Hadiya cho biết, nhà cầm quyền Libya quyết định tiêu hủy tên lửa phòng không Sam-7 để đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân

Điều kỳ lạ là, các bên liên quan hoàn toàn không quan tâm đến kế hoạch này, cuối cùng dẫn đến không có kết quả và kết thúc vào năm 2010.

Đến nay, 99% máy bay dân dụng trên thế giới vẫn ở trạng thái “không được bố trí phòng thủ”, một khi bị tên lửa vác vai nhằm tới, hầu như chỉ có thể “khoanh tay chờ chết”.

Libya thất lạc lượng lớn tên lửa tạo ra mối đe dọa cho máy bay hành khách dân dụng.

Đông Bình (Theo báo Quang Minh)