Thấy gì 12 năm sau ngày khủng bố đẫm máu nhằm vào nước Mỹ

12/09/2013 08:12
Đông Bình
(GDVN) - Mỹ đối mặt với nhiều vấn đề mới trong cuộc chiến chống khủng bố, thậm chí bị nghi ngờ là kẻ tiếp tay cho khủng bố, chung chiến hào với khủng bố...
Vụ khủng bố kinh hoàng ngày 11.9.2001
Vụ khủng bố kinh hoàng ngày 11.9.2001

Ngày 11 tháng 9 năm 2013, cách thời điểm Mỹ bị tấn công khủng bố "11/9" đã 12 năm. Trong ngày này năm nay, Mỹ cũng sẽ tổ chức các hoạt động kỷ niệm, trên trang mạng các địa phương như bang New Jersey, Washington đã đưa ra những hoạt động kỷ niệm sẽ được triển khai.


Sau khi trải qua những sự kiện như vụ nổ bom ở thành phố Boston, trong làn sóng phản đối, chính quyền Tổng thống Mỹ Barack Obama đang bối rối với việc có tấn công quân sự đối với Syria hay không. Đối với người Mỹ, ngày kỷ niệm "11/9" năm nay có thể đã có những bầu không khí đặc biệt nhiều dư vị.

Cuộc tấn công khủng bố xảy ra ở nước Mỹ 12 năm trước cuối cùng gây ra cái chết cho 2.976 người, cũng đã làm thay đổi triệt để chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ. Sau "11/9", Chính phủ Mỹ trước sau đã đưa ra một loạt văn kiện chống khủng bố, thúc đẩy thực hiện sách lược chống khủng bố "đánh đòn phủ đầu".

Ngày 7 tháng 10 năm 2001, Mỹ lấy lý do chính quyền Taliban của Afghanistan từ chối giao trùm khủng bố Al Qaeda Osama Bin Laden, đã phát động chiến dịch tấn công vũ trang, cũng đã khởi động cuộc chiến chống khủng bố kéo dài 12 năm liên tục, còn chưa kết thúc của Mỹ.

Trong 12 năm, Mỹ lần lượt phát động cuộc chiến tranh Afghanistan và chiến tranh Iraq, Quân đội và cơ quan tình báo đã lùng bắt những kẻ cầm đầu và ủng hộ cho sự kiện tấn công khủng bố với mức độ tấn công chưa từng có.

Thông qua hai cuộc chiến tranh, Mỹ tiến hành triển khai quân sự tới khu vực Trung Đông. Sau khi lần lượt lật đổ chính quyền của 2 quốc gia, đã tiếp tục tăng cường kiểm soát đối với những khu vực này.

Thông qua tăng cường hợp tác chống khủng bố với các nước khác trên toàn cầu, Mỹ cũng muốn làm tan rã tổ chức khủng bố Al Qaeda.

Năm 2011, thực hiện lệnh của Tổng thống Obama, trùm khủng bố Al Qaeda lẩn trốn ở Pakistan, Osama Bin Laden đã bị lực lượng đặc nhiệm Seal Mỹ bắn chết, trở thành "tin vui" lớn cho người dân Mỹ.

Nhưng, hai cuộc chiến đã tiêu tốn 4.000 tỷ USD, gây ra "thành quả" chiến tranh là hơn 200.000 người chết, song vẫn chưa làm nước Mỹ hết lo lắng.

Một mặt, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, kinh tế Mỹ suy thoái, hiện tượng thất nghiệp nghiêm trọng, người dân Mỹ ngày càng bất mãn với chi tiêu khổng lồ cho cuộc chiến chống khủng bố.

Vào cuối năm 2012, đại sứ quán Mỹ tại Libya bị bắn chết, làm cho đối thủ chính trị tăng cường chỉ trích chính quyền Obama là "không có năng lực chống khủng bố".


Mặt khác, sau khi Mỹ mở rộng phạm vi chống khủng bố, phương thức hoạt động của các tổ chức khủng bố đã có sự thay đổi trên phạm vi thế giới. Cùng với việc Bin Laden bị tiêu diệt và sự phát triển của "mùa xuân Ả rập", các tổ chức khủng bố tận dụng cơ hội phát triển ở các khu vực khác của Trung Đông, có xu thế lan tràn.

Hiện nay, ở Iraq, bán đảo Ả rập và Bắc Phi đều đã xuất hiện các chi nhánh của tổ chức Al Qaeda, tấn công khủng bố càng lan rộng ở các quốc gia và khu vực như Maghreb đến Mali, bán đảo Sinai, Syria, Yemen và Iraq. Có phân tích cho rằng, thế lực khủng bố Al Qaeda thậm chí mạnh hơn so với trước đây.

Ngoài ra, Mỹ đang đối mặt với sự "thâm nhập" từng bước của chủ nghĩa khủng bố ở trong nước. Vụ nổ bom xảy ra trong cuộc thi chạy ma-ra-tông ở Boston ngày 15 tháng 4 năm 2013 tiếp tục gióng lên hồi chuông cảnh báo đối với Mỹ.

Vụ này đã gây ra cái chết cho 3 người, làm bị thương 176 người, được Chính phủ Mỹ coi là tấn công khủng bố, đây cũng là cuộc tấn công khủng bố lần đầu tiên thực hiện thành công ở nước Mỹ trong 12 năm sau sự kiện 11/9. Nhưng, lần này, nước Mỹ không phải đối mặt với cuộc tấn công của phần tử khủng bố từ bên ngoài đơn thuần, mà là mối đe dọa của các phần tử khủng bố lớn lên ở nước Mỹ.

Những phần tử khủng bố lớn lên ở nước Mỹ này phần nhiều tự phát tiến hành các hành động quy mô nhỏ, rất khó theo dõi, các hoạt động tấn công khủng bố có tính linh hoạt, đã gây ra thách thức mới cho cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ.

Hơn nữa, họ sử dụng internet, liên hệ với các phần tử khủng bố bên ngoài nước Mỹ, nhận được sự giúp đỡ. Việc các phần tử khủng bố chuyển một phần cuộc chiến lên mạng internet cũng trở thành một lý do quan trọng để Mỹ mở rộng theo dõi, giám sát mạng internet, phần nào đã thúc đẩy mở rộng chương trình theo dõi giám sát của Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ.

Cựu nhân viên tình báo Mỹ Edward Snowden
Cựu nhân viên tình báo Mỹ Edward Snowden

Vào tháng 8 năm nay, Mỹ đã đưa ra cảnh báo tấn công khủng bố có quy mô lớn nhất trong mười mấy năm qua. Mỹ và nhiều nước châu Âu lần lượt đóng cửa tạm thời nhiều cơ quan ngoại giao ở các khu vực như Trung Đông, Bắc Phi. Nguồn tin tình báo được cho là những thông tin mà Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ nắm được.

Tháng 6 năm nay, cựu nhân viên tình báo của Cục tình báo Trung ương Mỹ Edward Snowden đã tiết lộ với tờ "Guardian" Anh và "Washington Post" Mỹ, cho biết bắt đầu từ năm 2007, Cơ quan an ninh quốc gia và Cục điều tra Liên bang Mỹ đã tiến hành chương trình theo dõi bí mật mang tên "Lăng kính", tiến hành theo dõi, nghe lén đối với hoạt động mạng và điện thoại của người dân.

Trong mạng lưới lấy an ninh quốc gia Mỹ làm danh nghĩa này, việc trước tiên bị thỏa hiệp chính là quyền riêng tư của người dân. Tháng 10 năm 2001, Tổng thống Mỹ Bush khi đó đã ký "Luật người yêu nước", dành cho chính quyền Mỹ nhiều quyền theo dõi, giám sát, do thám và tìm kiếm hơn.

Luật nghe trộm phiên bản mới được ký vào tháng 7 năm 2008 đã tiếp tục mở rộng phạm vi hoạt động nghe trộm cho chính quyền. Những bộ luật này được cho là đã xâm phạm quyền tự do của người dân, bị cho là được lần lượt giữ lại trên cơ sở có thể tấn công hiệu quả các hoạt động khủng bố.

Nhưng, điều gây bất ngờ là, sau khi sự kiện "Lăng kính" bộc lộ, người dân đề cao tự do và riêng tư của Mỹ lại không biểu hiện phản đối nghiêng về một phía như dự kiến. Công ty điều tra Gallup đã thăm dò 1008 người dân trưởng thành của Mỹ cho thấy, có 44% người dân bày tỏ ủng hộ đối với chương trình "Lăng kính" mà Snowden tiết lộ, có 42% người cho rằng, hành động của Snowden là sai lầm.

Trên thực tế, sau sự kiện 11/9, Mỹ không ngừng gia tăng mức độ theo dõi, giám sát an ninh trong nước, tiến hành vặn hỏi và khám xét ở khắp mọi nơi, kiểm tra an ninh "để lộ toàn thân" ở sân bay gây tranh cãi, dưới danh nghĩa bảo đảm an toàn cho người dân, ít nhiều đã "gặm nhấm" tự do và riêng tư của người dân.

Nhưng, cùng với việc quyền tự do liên tục được thỏa hiệp, người Mỹ cũng tiếp tục khó có được cảm giác an toàn trước đây. Trước đây từng có một cuộc thăm dò cho biết, hơn 1 nửa người Mỹ lo ngại, trong cuộc đời tiếp tục bị tấn công khủng bố. Còn một số người Mỹ thậm chí cho rằng, sẽ mang theo hộ chiếu bên người, sẵn sàng "rời Mỹ" khi xảy ra thảm họa.

Đến nay, Snowden đã được Nga bảo hộ, những "yêu sách" liên tục của Snowden đã trở thành một "tâm bệnh" khó giải của Mỹ.

Tấn công Syria có thể chống tổ chức khủng bố Al Qaeda lớn mạnh

Tháng 5 năm 2010, chính quyền Obama đã công bố "Báo cáo chiến lược an ninh quốc gia", tiến hành định nghĩa lại đối với mối đe dọa an ninh của nước Mỹ. Coi chủ nghĩa khủng bố từ mối đe dọa an ninh "duy nhất" ban đầu, điều chỉnh thành "một trong những" mối đe dọa an ninh. Nhìn vào thủ đoạn, cũng nhấn mạnh hơn tới việc tiến hành chống khủng bố thông qua các hình thức ngoại giao và hợp tác đa phương.

Binh sĩ Mỹ tại Afghanistan
Binh sĩ Mỹ tại Afghanistan

Cuối năm 2011, Mỹ rút toàn bộ lực lượng tác chiến khỏi Iraq. Tháng 6 năm 2013, trong bài phát biểu về an ninh quốc gia tại Đại học Quốc phòng Mỹ, ông Barack Obama tiếp tục bày tỏ kiên định, phải kết thúc cuộc chiến chống khủng bố và điều chỉnh sách lược và quy phạm đối với hoạt động chống khủng bố. Tháng 7, tờ "Thời báo New York" cho biết, Mỹ đang cân nhắc rút quân toàn diện khỏi Afghanistan, sau năm 2014 có thể không còn đóng quân nữa.

Nhưng, sau khi Obama nhiều lần bày tỏ thoát khỏi "vũng bùn" chiến tranh ở nước ngoài không lâu, tháng 8 năm nay, tin đồn vũ khí hóa học của Syria lại làm cho Mỹ đứng ở "đầu sóng ngọn gió" trong dư luận quốc tế, Mỹ có thể tiếp tục thực hiện một cuộc chiến tranh mới ở nước ngoài.

Chính quyền Obama đã gặp phải sự phản đối sau khi cho biết muốn tấn công quân sự đối với Syria do vấn đề vũ khí hóa học. Có tin cho rằng, sự phản đối mạnh mẽ này thậm chí vượt cả thời kỳ cựu Tổng thống Mỹ Bush phát động cuộc chiến tranh Afghanistan và chiến tranh Iraq trước đây. Rõ ràng, người dân Mỹ mệt mỏi với hai cuộc chiến tranh, đã không còn muốn tiếp tục bị liên lụy. Ngoài sự phản đối của cộng đồng quốc tế, "đồng minh kiên định" Anh cũng tuyên bố không tham chiến do Quốc hội tiến hành phủ quyết.

Ngoài ra, Thượng viện Mỹ vốn định bỏ phiếu về nghị quyết chống Syria vào ngày 11 tháng 9, đã trì hoãn sau khi Nga đề xuất giải quyết ngoại giao vấn đề vũ khí hóa học của Syria, đã tránh được thời điểm "nhạy cảm" này.

Đối mặt với sức ép của các bên, lập trường của Obama ngày 9 đã được nới lỏng. Ông cho biết, nếu Syria thực sự giao nộp vũ khí hóa học, chấp nhận sự giám sát của Liên hợp quốc, Mỹ "hoàn toàn có thể dừng" tấn công Syria.

Mỹ hoãn kế hoạch tấn công Syria
Mỹ hoãn kế hoạch tấn công Syria

Trên thực tế, trong sự nghi ngờ của nhiều bên, có người chỉ trích Mỹ tấn công quân sự trái lại sẽ trợ giúp cho chi nhánh của Al Qaeda ở Syria. Tổng thống Nga Vladimir Putin đầu tháng này nói thẳng rằng, khi Quốc hội Mỹ thảo luận đề nghị tấn công Syria, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nói trong lãnh thổ Syria không có tổ chức Al Qaeda là một lời "nói dối". Putin cho rằng, tổ chức Al Qaeda là một trong những lực lượng chính ủng hộ phe đối lập Syria tác chiến.

Thư ký Ủy ban an ninh Nga Patrushev cũng tuyên bố cho biết, tấn công Syria có thể làm cho các tổ chức khủng bố trong đó có Al Qaeda lớn mạnh. Ông chỉ ra, "quốc gia cá biệt ủng hộ phe đối lập Syria, phe đối lập Syria tuyên bố họ đang đấu tranh với tổ chức Al Qaeda, nhưng Jabhat al-Nusra gọi là gì, lẽ nào không phải là chi nhánh của tổ chức Al Qaeda? Ở đây tồn tại một vấn đề: ai sẽ lớn mạnh?".

Biếm họa báo chí
Biếm họa báo chí


Theo bài báo, nếu Obama ra lệnh tấn công Syria, trên thực tế, ông và các phần tử khủng bố đã đứng ở cùng một chiến hào. Nước Mỹ giương ngọn cờ chống khủng bố khắp nơi và chinh chiến nước ngoài phải chăng vô tình là người tiếp tay cho chủ nghĩa khủng bố lan tràn? Nhìn vào toàn cảnh, con đường chống khủng bố của Mỹ vẫn phải là một cuộc chiến quanh co, lâu dài.

Đông Bình