Thị trường sữa cạnh tranh không lành mạnh vì thiếu minh bạch

29/11/2012 14:51
Vũ Vũ
(GDVN) - Bà Thái Hương, Chủ tịch Hội đồng quản trị TH True Milk cho biết: Công ty bà đã có văn bản chính thức gửi tới Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân, Bộ Y tế, Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để kiến nghị về việc phải ghi rõ các thông tin về sản phẩm trên bao bì sữa nhằm minh bạch thị trường.
Có một thực tế đang diễn ra trên thị trường sữa Việt Nam đó là nguồn cung của đàn bò sữa hiện chỉ đáp ứng  khoảng 30% nhu cầu sữa tươi của cả nước, tuy nhiên, trên thị trường sữa nước, nhiều hãng sữa vẫn “đeo mác” cho sản phẩm của mình với cái tên: “sữa tươi nguyên chất”, “sữa tươi tiệt trùng”… Sự lỏng lẻo trong quản lý quy chuẩn kỹ thuật, cách đặt tên sản phẩm cùng khuôn khổ pháp lý chưa sát thực tiễn đang tạo nên những kẽ hở để không ít doanh nghiệp (DN) thiếu minh bạch trên thị trường sữa.Căn nguyên cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường sữa Theo hãng sữa TH True Milk (thuộc Công ty Cổ phần Chuỗi thực phẩm TH), chất lượng sản phẩm sữa phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có 2 yếu tố chính là quy trình chế biến và chất lượng nguồn nguyên liệu đầu vào (thể hiện bằng xuất xứ của nguyên liệu). Trong đó, quy trình chế biến sữa tại Việt Nam hiện nay về cơ bản đều sử dụng công nghệ chế biến hiện đại theo tiêu chuẩn thế giới của Tetra Pak, GEA… ngoại trừ một vài cơ sở nhỏ sử dụng dây chuyền sản xuất sữa thanh trùng của Trung Quốc.
Trên thị trường sữa nước, nhiều hãng sữa vẫn “đeo mác” cho sản phẩm của mình với cái tên: “sữa tươi nguyên chất”, “sữa tươi tiệt trùng”… gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng (Ảnh minh họa)
Trên thị trường sữa nước, nhiều hãng sữa vẫn “đeo mác” cho sản phẩm của mình với cái tên: “sữa tươi nguyên chất”, “sữa tươi tiệt trùng”… gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng (Ảnh minh họa)
Còn nguồn nguyên liệu đầu vào của sữa trên thị trường hiện nay lại có 2 loại đó là nguồn nguyên liệu lấy từ sữa tươi và nguồn nguyên liệu từ sữa bột. Trong khi đó, sữa được sản xuất từ các nguồn nguyên liệu sữa tươi khác nhau cũng tạo ra chất lượng khác nhau. Sữa bột pha lại (dùng trong sản xuất sữa hoàn nguyên) nếu được nhập từ các nước nổi tiếng có nền chăn nuôi bò và sản xuất tiên tiến như Úc, Newzealand... với hạn sử dụng còn dài sẽ có chất lượng và giá cả hoàn toàn khác với những sản phẩm sử dụng nguyên liệu đầu vào không rõ xuất xứ, nguồn gốc (như từ nguồn sữa bột Trung Quốc), sữa đã gần hoặc hết hạn sử dụng. Do đó, chất lượng và giá thành sữa phụ thuộc chủ yếu ở nguồn nguyên liệu đầu vào là rất lớn.
Và mặc dù Tiêu chuẩn Việt Nam đã có định nghĩa về "sữa hoàn nguyên", tuy nhiên, Thông tư Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm sữa dạng lỏng số 30/2010/TT-BYT lại không đề cập đến "sữa hoàn nguyên" mà chỉ có khái niệm chung về các loại sữa Tiệt trùng với nội dung chưa rõ ràng. “Chính vì sự khác biệt rất lớn giữa giá cả và chất lượng nguyên liệu đầu vào này cùng với sự không đồng bộ trong các quy định trên dẫn tới sự cạnh tranh không lành mạnh, gây bất ổn làm ảnh hưởng tâm lý và quyền lợi của người tiêu dùng cũng như ảnh hưởng tới các doanh nghiệp sản xuất nghiêm túc, có định hướng phát triển bền vững trong thời gian qua” – Bà Thái Hương, Chủ tịch Hội đồng quản  trị TH True Milk kết luận.Cần ghi rõ thông tin trên bao bì sản phẩm sữa PGS.TS.Phạm Xuân Đà – Viện trưởng Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia đã từng chia sẻ với báo chí về sự thiếu phù hợp trong các văn bản quy phạm pháp luật hiện nay. Ông Đà ví dụ: “Đơn cử như sữa tươi, có bao nhiêu % trong đó được gọi là sữa tươi thì rất cần sự cụ thể hóa”. Cũng đồng tình với quan điểm trên, bà Thái Hương cho rằng: “Hiện nay, Việt Nam chưa có quy định rõ ràng về tiêu chuẩn sữa sạch”, chính vì vậy, công ty bà đã có văn bản chính thức gửi tới Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân – Trưởng ban chỉ đạo trung ương về An toàn thực phẩm và gửi tới các Bộ, ban ngành như Bộ Y tế, Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, kiến nghị các cơ quan chức năng nên có quy định về việc nhà sản xuất phải có trách nhiệm ghi rõ các thông tin về sản phẩm trên bao bì để người tiêu dùng chọn lựa. Trong đó, bà Hương lưu ý: Nhà sản xuất cần quy định rõ xuất xứ nguyên liệu đầu vào trên bao bì sản phẩm sữa, các cơ quan chức năng cần ban hành và định nghĩa rõ ràng các tiêu chí về dòng sữa nước. “Điều này tránh sự hiểu lầm cho người tiêu dùng về xuất xứ nguồn nguyên liệu của "sữa hoàn nguyên", "sữa tươi" cũng như giảm thiểu những rủi ro có liên quan đến sức khỏe do sử dụng các sản phẩm sữa không rõ nguồn gốc, tránh sự cạnh tranh không lành mạnh” – bà Hương nói. Bên cạnh những quy định hiện có trên bao bì sản phẩm như tên gọi, các thành phần dinh dưỡng… Tập đoàn TH True Milk cũng kiến nghị: Doanh nghiệp phải có trách nhiệm công khai rõ xuất xứ nguồn nguyên liệu đầu vào trên bao bì nhãn mác để minh bạch thông tin tới người tiêu dùng (bởi hiện nay, 72% thị trường nhập bột để làm sữa hoàn nguyên). Các cơ quan chức năng có thẩm quyền đảm bảo về tính chính xác của các thông tin cũng như bảo hộ thương hiệu của sản phẩm đó.  
Trong hội thảo quốc tế về sữa gần đây nhất được tổ chức tại Hà Nội, bà Thái Hương - Chủ tịch Hội đồng quản trị TH True Milk đã kiến nghị các cơ quan chức năng về việc về việc yêu cầu các doanh nghiệp phải ghi rõ các thông tin về sản phẩm trên bao bì sữa nhằm minh bạch hóa thị trường.
Trong hội thảo quốc tế về sữa gần đây nhất được tổ chức tại Hà Nội, bà Thái Hương - Chủ tịch Hội đồng quản  trị TH True Milk đã kiến nghị các cơ quan chức năng về việc về việc yêu cầu các doanh nghiệp phải ghi rõ các thông tin về sản phẩm trên bao bì sữa nhằm minh bạch hóa thị trường.
 Gần đây, dư luận xôn xao về tin đồn trong sữa có đỉa, báo chí cũng đã đưa tin về trường hợp sữa giả được làm từ 6 loại ngũ cốc, sữa có chất độc hại gây ung thư… khiến người tiêu dùng không khỏi băn khoăn và hoang mang khi lựa chọn sản phẩm sữa và đặt câu hỏi là liệu thị trường Việt Nam có những loại sản phẩm như trên không? “Vì vậy, chúng tôi đề nghị các cơ quan chức năng nhanh chóng thành lập các Ban liên ngành (đặc biệt có sự vào cuộc của Bộ Công an) để tiến hành kiểm tra, rà soát lại thị trường sữa, phân loại ngay tất cả các sản phẩm đủ tiêu chuẩn lưu hành và cấm bán các sản phẩm sữa không đủ tiêu chuẩn lưu hành. Đồng thời, phải phạt nặng các đơn vị vi phạm. Vì nếu mức phạt không đủ mạnh (chỉ bằng phạt hành chính) thì doanh nghiệp vẫn tiếp tục làm giả, làm kém chất lượng khi thấy lợi nhuận cao hơn gấp nhiều lần. Có như vậy, mới đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng cũng như ổn định và tạo môi trường phát triển lành mạnh cho ngành sữa ở Việt Nam” – bà Thái Hương nhấn mạnh.
Ông Nguyễn Đăng Vang, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam cho biết trên tờ Thời báo Kinh doanh: Trên 20.000 trang trại nuôi bò của cả nước đã sản xuất ra 345.000 tấn sữa trong năm 2011 và dự kiến trong năm nay là 400.000 tấn.

Với số lượng này, nguồn cung sữa tươi tại các trang trại hiện đang đáp ứng khoảng 60% nhu cầu, số còn lại (tức 40%) phải hoàn nguyên từ sữa bột nhập về (dạng sữa bột cả gói) có giá khoảng 3.200 – 4.500 USD/tấn.

Vị chuyên gia này cũng khẳng định: Hiện chỉ có một số công ty đảm bảo cung cấp 100% sữa “tươi” thật ra thị trường.
Vũ Vũ