Tổ chức đám cưới đình đám: "Họ chưa bao giờ nghĩ đến người nghèo?"

06/03/2012 08:03
Cao Tuân (ghi)
(GDVN) - “Đành rằng có tiền thì làm gì cũng được, nhưng cũng nên nghĩ đến trong xã hội vẫn còn người nghèo khó đang chạy ăn từng bữa…”, GS Ngô Đức Thịnh chia sẻ.
Vừa qua, dư luận xã hội đặc biệt quan tâm đến những siêu đám cưới tổ chức tại các miền quê. 

Ngày 5 và 6/12/2011, đám cưới hoành tráng của một đại gia tại Tân Lập, Thái Nguyên được tổ chức với dàn xe đón dâu “khủng”, riêng tiền hoa trang trí đám cưới đã vào khoảng 200 triệu, bộ váy cưới và hoa cưới của cô dâu là 200 triệu. Ngoài ra, góp vui tại đám cưới còn có các ca sĩ đình đám như Hoàng Thùy Linh, Cẩm Tú, Thanh Thanh Hiền, Hoàng Hải...

>>>Bấm vào đây để xem các đám cưới kỷ lục, đành đám nhất Việt Nam

>>>Xem cận cảnh dàn siêu xe của con trai đại gia thủy sản đi đón dâu

Đám cưới này được nhiều diễn đàn mạng “vinh danh” là “Đám cưới khủng nhất Thái Nguyên”(Ảnh: Beat.vn)
Đám cưới này được nhiều diễn đàn mạng “vinh danh” là “Đám cưới khủng nhất Thái Nguyên”(Ảnh: Beat.vn)

Gần đây nhất ngày 29/2/2012, đám cưới “khủng” khác tại Hương Sơn, Hà Tĩnh khiến nhiều người phải choáng váng. Đám cưới này gây chú ý không bởi số tiền chi tiêu chóng mặt mà còn có cả sự góp mặt của các ngôi sao giải trí hàng đầu showbiz Việt và hải ngoại như: Đàm Vĩnh Hưng, Phi Nhung, Mạnh Quỳnh, Quang Lê, MC Lê Anh… Ước tổng chi phí cho tiệc cưới không dưới 50 tỷ đồng(!).

Trong khi nền kinh tế thế giới trên đà suy thoái khuyến khích giảm chi, tiết kiệm thì những đám cưới tiền tỷ đình đám khiến dư luận không khỏi bàn tán, xôn xao những ngày qua. Báo GDVN có cuộc trò chuyện cùng GS Ngô Đức Thịnh, Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa dân gian Việt Nam - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn văn hóa tín ngưỡng Việt Nam nhìn dưới góc độ văn hóa tuyền thống dân tộc xung quanh vấn đề này.

Mr Đàm và MC nổi tiếng Lê Anh cũng tham gia trong siêu đám cưới tại Hà Tĩnh (Ảnh: VietNamNet)
Mr Đàm và MC nổi tiếng Lê Anh cũng tham gia trong siêu đám cưới tại Hà Tĩnh  (Ảnh: VietNamNet)


>>>Xem cận cảnh dàn siêu xe của con trai đại gia thủy sản đi đón dâu

>>>Bấm vào đây để xem các đám cưới kỷ lục, đành đám nhất Việt Nam


Thưa GS, GS đánh giá như thế nào về những tiệc cưới đình đám khiến dư luận đặc biệt quan tâm trong thời gian vừa qua?

GS Ngô Đức Thịnh: Vấn đề tổ chức đám cưới linh đình hay vừa đủ phải nhìn nhận từ góc độ văn hóa, cốt lõi của mỗi một dân tộc. Nghĩa là việc giáo dục con người phải dựa trên nền tảng văn hóa để họ ý thức được việc nên hay không nên trong chuyện tổ chức đám cưới gây lãng phí.

Việc khoe khoang, cố ý tổ chức đám cưới linh đình gây lãng phí đã đi lệch ra khỏi văn hóa tốt đẹp của dân tộc ta. Ở phương Tây, họ giáo dục công dân bằng pháp luật - duy lý và đề cao sự hiểu biết bằng pháp luật. So sánh điều này với chúng ta thì việc giáo dục nhân cách con người cũng phải nhìn nhận ở từng tầng lớp người trong xã hội. Chẳng hạn những người giàu có “nhanh” thì người ta hay thích phô chương để mọi người biết, còn những người làm giàu bằng sức lao động thì người ta ít khoe của, bởi những người làm ra đồng tiền chân chính họ nhận thức đồng tiền đó bằng mồ hôi, nước mắt, thậm chí bằng chính máu họ mới có được. 

Việc tổ chức đám cưới kiểu như những “đại gia” là đã đi ngược lại giá trị thực. Tức là họ đang làm theo phong trào thấy người khác làm thì nay phải làm để sánh bằng người khác là vô cùng hoang phí, không thể chấp nhận được điều ấy.

"Nếu tổ chức ra những đám cưới hoành tráng để phô chương sự giàu có thì không nên", GS Ngô Đức Thịnh chia sẻ (Ảnh C.Tuân)
"Nếu tổ chức ra những đám cưới hoành tráng để phô chương sự giàu có thì không nên", GS Ngô Đức Thịnh chia sẻ (Ảnh C.Tuân)

>>>Xem cận cảnh dàn siêu xe của con trai đại gia thủy sản đi đón dâu

Không chỉ tổ chức linh đình, các gia chủ còn mời hẳn những ngôi sao nổi tiếng tham gia. Tất nhiên số tiền chi phí cho các ngôi sao không hề nhỏ, ông nghĩ như thế nào nếu số tiền lớn ấy để làm từ thiện hay đầu tư cơ sở vật chất, trường học cho trẻ em miền núi?

GS Ngô Đức Thịnh: Người giàu có thì tất nhiên họ làm gì cùng được, nhưng quan trọng làm làm sao để vừa chi tiêu có văn hóa, vừa làm việc có ích cho xã hội.

Tôi cũng từng đề cập đến vấn đề này nhưng cũng đã có người nói tôi tiêu tiền của tôi chứ đâu dùng tiền của người khác, như thế họ không hiểu hết bản chất của cuộc sống. Đôi khi chúng ta biết chia sẻ với người khác thì cuộc sống sẽ ý nghĩa hơn nhiều.

Cũng cần nói đến tính chân thực ở đây, lẽ ra có một đồng thì tiêu một đồng chứ nhiều người có một nhưng thích tiêu mười. Họ muốn phô trương cho xã hội biết nhưng sau đó lại kêu ca rằng đang nợ những khoản tiền khác. Vậy thì việc đó có nên làm không hay đó là cách thể hiện thiếu khoa học và khó hiểu thưa các bạn?.

Vậy những người họ tổ chức đám cưới linh đình bởi họ giàu có, đủ điều kiện để tổ chức những đám cưới lớn, hoành tráng để nhiều người phải nể phục, GS đánh giá như thế nào?

GS Ngô Đức Thịnh: Đành rằng thì cũng có người trong giới thượng lưu giàu có và cũng có những người đang cố thể hiện mình lắm tiền nhiều của nhưng cuối cùng chẳng có gì cả. Văn hóa ở đây đã bị hiểu sai lệch, coi thường văn hóa dân tộc. Có thể họ giàu có thật, có thể làm được điều đó nhưng theo tôi cũng không cần quá phô trương như vậy. Chạy theo phong trào, khoe khoang sự giàu có là vấn đề xã hội cần phải lên án.
 
Có tiền thì làm gì cũng được, nhưng với xã hội như vậy giờ thì cũng cần nghĩ đến những người nghèo khó. Những đám cưới ấy chi phí hàng chục tỷ đồng tại các miền quê nghèo thì đó là điều phản cảm rồi. Bởi, đằng sau sự phồn hoa ấy, hàng ngàn người dân nghèo đang phải chạy ăn từng bữa, hạn hán, lũ lụt, mất mùa quanh năm. Hai bức tranh ấy đối lập nhau ấy khi nhìn vào đau lòng vô cùng!.

Xin cảm ơn GS Ngô Đức Thịnh về cuộc trò chuyện!


>>>Bấm vào đây để xem các đám cưới kỷ lục, đành đám nhất Việt Nam
>>>Xem cận cảnh dàn siêu xe của con trai đại gia thủy sản đi đón dâu

Xem thêm:

Cao Tuân (ghi)