Tổng công ty Điện lực miền Bắc, chuyển đổi số là nhiệm vụ quan trọng

04/11/2019 17:09
Ngọc Hân
(GDVN) - Ngày 4/11, Tổng công ty Điện lực miền Bắc đã tổ chức hội thảo về công tác số hóa và chuyển đổi số.

Số hóa hạ tầng kỹ thuật

Hội thảo có sự tham dự của bà Đỗ Nguyệt Ánh, Tổng Giám đốc Tổng công ty Điện lực miền Bắc; ông Hồ Mạnh Tuấn - Thành viên Hội đồng thành viên, Ban tổng Giám đốc, Lãnh đạo các Ban Tổng công ty, và đơn vị đối tác Công ty FPT tham gia giới thiệu về công tác số hóa và chuyển đổi số tại Tổng công ty Điện lực miền Bắc.

Phát biểu khai mạc hội thảo Tổng Giám đốc Đỗ Nguyệt Ánh cho biết, chương trình hội thảo nhằm giới thiệu và đưa ra những đánh giá tổng quan về ngành Điện, về thực trạng công nghệ thông tin, thực trạng quản lý của Tổng công ty Điện lực miền Bắc;

Tổng công ty Điện lực miền Bắc đón nhận Huân chương lao động Hạng Nhì
Tổng công ty Điện lực miền Bắc đón nhận Huân chương lao động Hạng Nhì

Mục đích của doanh nghiệp khi đạt được số hóa sẽ thế nào? Để đưa ra những giải pháp tư vấn đối với tình trạng trong các hoạt động sản xuất kinh doanh, đi đến mục tiêu cuối cùng là ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao năng suất và hiệu quả lao động tại Tổng công ty Điện lực miền Bắc.

Trong hội thảo lần này Công ty FPT đã giới thiệu tổng thể về một số nội dung như: cách mạng công nghiệp 4.0 và chuyển đổi số; Chuyển đổi số với FPT; Ngành Điện Việt Nam trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và chuyển đổi số.

Từ đó FPT đã có những  đánh giá về xu hướng chuyển đổi số của mảng phân phối trong ngành Điện. Đưa ra quy trình cụ thể trong chuyển đổi số khi thực hiện:

Số hóa toàn bộ hạ tầng lưới điện phân phối: đầy đủ các thông tin về hệ thống hạ tầng kỹ thuật lưới điện: đường dây, trụ điện, máy biến áp, thiết bị điện khác và các liên kết;

Hiển thị đầy đủ các thông tin theo thời gian thực: số lượng thiết bị, vị trí, thông số kỹ thuật-đo đếm, thông số vận hành, trạng thái vận hành, sự cố (nếu có), thông tin bảo dưỡng...;

Mô hình hoá dữ liệu: cho phép mô phỏng, tính toán thiết kế đường dây phân phối mới…

Cung cấp dữ liệu chính xác, cập nhật cho các hệ thống chuyên ngành khác: hệ thống quản lý vận hành lưới điện phân phối, hệ thống quản lý thông tin khách hàng… hỗ trợ tích cực việc vận hành lưới điện.

Vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị hiệu quả hơn; Hỗ trợ công tác quy hoạch hạ tầng lưới điện phân phối; Giảm thiểu tổn thất và sự cố trên lưới điện phân phối.

Bà Đỗ Nguyệt Ánh Tổng Giám đốc phát biểu khai mạc Hội thảo. Ảnh: Việt Hạnh/EVNNPC.
Bà Đỗ Nguyệt Ánh Tổng Giám đốc phát biểu khai mạc Hội thảo. Ảnh: Việt Hạnh/EVNNPC. 

Quản lý vận hành trên nền số hóa

Đáp ứng khả năng thu thập dữ liệu lớn (Big data) theo thời gian thực, xử lý tổng hợp thông tin nhanh chóng, chính xác;

Cho phép điều tiết sản lượng điện tiêu dùng và cân đối sản lượng lưới điện phân phối với các nguồn phát không liên tục từ lưới điện nhân tạo, tăng tính đối soát với khách hàng;

Cung cấp công cụ quản lý vận hành, hỗ trợ giám sát ra quyết định hiệu quả: báo cáo tiêu thụ, tính toán tổn thất điện năng, dự báo nhu cầu sử dụng.

Đảm bảo sự ổn định và an toàn lưới điện phân phối: hỗ trợ công việc tại hiện trường trên nền tảng Mobility và 4IR giúp khắc phục nhanh các sự cố như mất điện.

Các đại biểu cho rằng, hiện thực hóa mọi hoạt động sản xuất kinh doanh từ những lợi ích mà công nghệ 4.0 mang lại cho doanh nghiệp. Ảnh: Việt Hạnh/EVNNPC.
Các đại biểu cho rằng, hiện thực hóa mọi hoạt động sản xuất kinh doanh từ những lợi ích mà công nghệ 4.0 mang lại cho doanh nghiệp. Ảnh: Việt Hạnh/EVNNPC. 

Tăng cường trải nghiệm tương tác khách hàng trong xu hướng chuyển đổi số

Tích hợp dữ liệu khách hàng, dịch vụ từ nhiều nguồn như: CIS, MDMS, DMS, WFM.

Kết nối với khách hàng theo kênh mong muốn. Quản lý tất cả các liên hệ bằng Email, Chat, SMS và Facebook cho cả hai chiều tương tác vào ra.

Lưu trữ đầy đủ thông tin và nội dung khách hàng liên lạc, bao gồm dữ liệu lịch sử và theo thời gian thực.

Đảm bảo cung cấp trải nghiệm khách hàng đồng nhất, liền mạch và có tính cá nhân hóa cao; Thông báo lịch cắt điện luận phiên nơi cư trú của khách hàng;

Thông báo các sự cố phát sinh trong lưới điện phân phối liên quan đến khách hàng (nếu có); Khuyến nghị hành vi tiêu thụ điện năng hiệu quả; Hỗ trợ phản hồi bán tự động: text to speed; irecording, chatbot…

Buổi Hội thảo bước đầu đã đưa ra một cách nhìn tổng quát đối với việc chuyển đổi số để bắt kịp, cũng như hiện thực hóa mọi hoạt động sản xuất kinh doanh từ những lợi ích mà công nghệ 4.0 mang lại cho doanh nghiệp.

50 năm Tổng công ty Điện lực miền Bắc sức mạnh và niềm tin
50 năm Tổng công ty Điện lực miền Bắc sức mạnh và niềm tin

Nói về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tại Tổng công ty Điện lực miền Bắc đã mang đến những lợi ích vượt trội trong kinh doanh mà còn tạo áp lực đổi mới đối với doanh nghiệp.

Tổng công ty Điện lực miền Bắc đã và đang tạo bước đột phá trong công tác cải cách hành chính, hướng tới xây dựng văn phòng điện tử, doanh nghiệp số thông qua việc ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin vào quản trị doanh nghiệp, tăng cường kết nối, chia sẻ thông tin, trao đổi và xử lý công việc qua môi trường mạng, ứng dụng chữ ký số...

Tổng công ty Điện lực miền Bắc cũng triển khai Đề án ứng dụng công nghệ 4.0 vào sản xuất kinh doanh.

Tổng công ty Điện lực miền Bắc là một trong những đơn vị phân phối  điện lớn nhất của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Đứng trước những thay đổi không ngừng của khoa học và công nghệ, đặc biệt là ứng dụng công nghệ 4.0 nhằm nâng cao năng suất lao động, vận hành hệ thống điện an toàn hiệu quả, hiện đại là nhiệm vụ mà Tổng công ty đã đặt ra.

Việc bắt kịp cũng như hiện thực hóa được những lợi ích mà công nghệ 4.0 mang lại phụ thuộc rất nhiều vào một yếu tố trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Đó là làm sao có thể nhanh chóng đáp ứng những thay đổi từ thị trường, tối ưu chi phí sản xuất, tối đa hóa doanh thu và lợi nhuận.

Theo báo cáo của Thường trực Ban chỉ đạo Đề án, để đạt được các chỉ tiêu về sản xuất kinh doanh như mục tiêu của đề án đã đề ra cho giai đoạn sau năm 2020: Các chỉ tiêu: SAIDI, SAIFI, MAIFI, suất sự cố, chỉ số tiếp cận điện năng, chỉ số tổn thất lưới điện và các chỉ số khác sẽ tương đương với các Tổng công ty khác trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam và một số chỉ tiêu tiếp cận được với nước tiên tiến khác trong khu vực thì việc tăng cường ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất kinh doanh là cần thiết, định hướng chung triển khai việc ứng dụng công nghệ của cách mạng công nghiệp 4.0 trong thời gian tới như sau:

Tiếp tục bám sát các dự án của Tập đoàn Điện lực Việt Nam đang triển khai để nghiên cứu, sớm ứng dụng các thành quả nghiên cứu của các đơn vị trong công tác sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Điện lực miền Bắc; Đẩy nhanh các dự án đang triển khai để sớm hoàn thành và đưa vào khai thác sử dụng; Ứng dụng rộng rãi các thành quả nghiên cứu tới toàn bộ các Đơn vị trong Tổng công ty; Tiếp tục tìm hiểu nghiên cứu và ứng dụng các công nghệ mới của các nước trên thế giới trong công tác hoạt động sản xuất kinh doanh.

Ngọc Hân