TQ chỉ có 600 máy bay chiến đấu hiện đại, có thể mua và chế Su-30

12/12/2014 09:31
Đông Bình
(GDVN) - Trung Quốc đang nhanh chóng thu hẹp khoảng cách với Mỹ và đồng minh, sau 10 năm, Trung Quốc sẽ sở hữu ít nhất 2.000 máy bay chiến đấu hiện đại...
Máy bay chiến đấu J-10 và J-11 Không quân Trung Quốc huấn luyện
Máy bay chiến đấu J-10 và J-11 Không quân Trung Quốc huấn luyện

Tờ "Tin tức Tham khảo" Trung Quốc ngày 11 tháng 12 dẫn trang mạng "Strategy Page" Mỹ ngày 9 tháng 12 cho rằng, trong vấn đề tuyển dụng phi công, Không quân Trung Quốc đã tiến hành một số điều chỉnh quan trọng.

Thủ tục tuyển dụng mới bao gồm kiểm tra tâm lý và tận dụng thiết bị mô phỏng bay để kiểm tra các ứng viên ứng phó thế nào với các loại tình huống bay.

Cách làm này hầu như đã tham khảo các kỹ năng đã sớm được không quân phương Tây sử dụng, điều này có thể là do sĩ quan chỉ huy Trung Quốc đã chú ý đến các cử động kỳ lạ của một số phi công (thường là sự vội vàng, bất cẩn) và tỉ lệ đào thải cao của phi công được đào tạo.

Theo bài báo, cùng với việc Không quân Trung Quốc bắt đầu thực hiện phương pháp đào tạo mới trong mấy năm qua, đồng thời phát hiện một số nhân viên được tuyển dụng trước đây và từng được đào tạo phi công không thể thích ứng tốt lắm với sự thay đổi này, những tình huống này bắt đầu được quan tâm.

Sự thay đổi trong quá trình tuyển dụng và đào tạo này cũng là một phần của xu thế lớn xuất hiện từ thập niên 1990 đến nay. Từ đó đến nay, Trung Quốc luôn từng bước xây dựng không quân kiểu phương Tây. Quá trình này không chỉ là mua máy bay hiện đại, mà còn bao gồm áp dụng phương thức đào tạo và chiến thuật hiện đại.

Máy bay chiến đấu J-10 Trung Quốc
Máy bay chiến đấu J-10 Trung Quốc

Mặc dù Trung Quốc chỉ có khoảng 600 máy bay chiến đấu hiện đại, nhưng điều gây lo ngại nhất là phương thức đào tạo được không ngừng đổi mới. Số lượng máy bay loại này và phi công được huấn luyện tốt của Mỹ, Đài Loan, Nhật Bản và Hàn Quốc gấp Trung Quốc 5 lần trở lên. Nhưng, Trung Quốc đang nhanh chóng thu hẹp khoảng cách này.

Tiếp tục trải qua khoảng 10 năm, Trung Quốc sẽ ít nhất có 2.000 máy bay chiến đấu hiện đại, hơn nữa nếu họ duy trì xu thế này, năng lực của phi công và đồng nghiệp phương Tây của họ cũng sẽ tương đương.

Thay thế máy bay huấn luyện

Theo bài báo, đồng thời, Trung Quốc đang đào thải lượng lớn máy bay thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Năm 2012, Trung Quốc chính thức cho dừng hoạt động máy bay J-7, sản phẩm sao chép MiG-21 trên tuyến 1.

Điểm này không hề gây ngạc nhiên. Từ năm 2007 đến nay, số lượng máy bay chiến đấu hiện đại của Trung Quốc (J-10, J-11, Su-27, Su-30) đã tăng trên gấp đôi, hơn nữa cũng đã tiến hành rất nhiều cải tiến đối với máy bay cũ hơn (như J-8F), làm cho chúng trở thành máy bay có thể tiến hành tấn công có hiệu quả.

Năm 2008, Trung Quốc chủ yếu dựa vào khoảng 2.000 máy bay sản xuất trong nước, sao chép MiG-19 Nga (J-6) và MiG-21 (J-7). Còn có vài trăm máy bay ném bom cũng đều là sản phẩm sao chép của máy bay Nga.

Thông thường, số lượng máy bay thực tế của Trung Quốc đều là cơ mật quốc gia. Nhưng, việc định vị và tính được tất cả lực lượng không quân Trung Quốc là có thể.

Máy bay chiến đấu J-11 Trung Quốc
Máy bay chiến đấu J-11 Trung Quốc

Lực lượng Không quân Trung Quốc hiện nay đang nhanh chóng từ một lực lượng chủ yếu dùng MiG-21 và MiG-19 chuyển sang lực lượng có số lượng máy bay giảm đi, nhưng tính năng tăng mạnh. Trung Quốc còn đang mua sắm và sản xuất rất nhiều máy bay Su-27 và Su-30 Nga. Nhưng, máy bay mới và tự thiết kế như J-20 cũng đang xuất hiện.

Một nguyên nhân khác rút J-7 vào khu vực tuyến 2 là không thể sử dụng loại máy bay này để tiến hành rất nhiều huấn luyện bay. Mà điểm này rất quan trọng, bởi vì Trung Quốc đang sửa đổi phương án huấn luyện phi công tác chiến của họ. Mãi đến gần đây, loại đào tạo này còn cần 10 năm học tập và đào tạo bay.

Phương án mới đã giảm thời gian đến 5 - 7 năm, đồng thời nâng thời gian bay lên trên 40%. Điều này phù hợp hơn với cách làm của phương Tây, trong khi đó, phương pháp trước đây giống hơn với cách làm của Nga trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh.

Nhằm vào đối thủ tiềm tàng

Bài báo cho rằng, phương pháp mới nhấn mạnh hơn đến việc phi công thể hiện kỹ xảo bay tác chiến trước khi tốt nghiệp. Thiết kế máy bay Nga thời kỳ Chiến tranh Lạnh chẳng hạn MiG-21 (J-7) hoàn toàn không phải là thiết kế theo rất nhiều yêu cầu sử dụng để huấn luyện cho phi công kiểu phương Tây.

Máy bay chiến đấu J-11 của Không quân Trung Quốc
Máy bay chiến đấu J-11 của Không quân Trung Quốc

Phương án đào tạo mới thực sự được xây dựng theo nhu cầu của phương pháp đào tạo mới, mục đích là để làm cho phi công làm tốt chuẩn bị để lái máy bay hiện đại hơn. Việc đào tạo phi công máy bay chiến đấu kiểu mới có cường độ lớn hơn so với tất cả các máy bay trước đây.

Ngoài ra, Trung Quốc còn đang tiến hành huấn luyện bay nhằm tác chiến với các máy bay chiến đấu hiện đại khác, chẳng hạn máy bay của Nhật Bản và Mỹ. Trung Quốc hoàn toàn không tập trung giữ bí mật đối với điểm này, điều này rõ ràng là để phát đi tín hiệu với các đối thủ tiềm tàng. Điều thống nhất với nguyên tắc này là, Trung Quốc hiện nay sở hữu một trung tâm huấn luyện "phi công ưu tú nhất", ở đây họ có thể đào tạo phi công máy bay chiến đấu giỏi nhất và phát hiện ai có thể là át chủ bài trong chiến đấu.

Trung Quốc còn đang phát triển máy bay tàng hình và vận tải quân sự hiện đại. Trung Quốc đang tiến hành hiện đại hóa mạng lưới phòng không.

Đối với lực lượng trên không, Trung Quốc đã không còn là nước thuộc thế giới thứ ba. Ngân sách quốc phòng hiện nay của Trung Quốc mỗi năm đã trên 150 tỷ USD, hơn nữa vẫn đang tăng lên.

Vấn đề chủ yếu của Trung Quốc là kiểm soát tham nhũng của quân đội trong thời bình. Rất nhiều người trong Không quân Trung Quốc đều muốn xây dựng một đội quân hiện đại, có năng lực tác chiến mạnh. Nhưng, có quá nhiều cán bộ trong không quân cũng hết sức hy vọng phát tài, trở nên giàu có.

Máy bay chiến đấu J-10 Trung Quốc
Máy bay chiến đấu J-10 Trung Quốc
Đông Bình