TQ đã sở hữu vũ khí laser hay đang "tát nước" theo thành công của Mỹ?

24/02/2014 12:59
Đông Bình
(GDVN) - Báo Trung Quốc khẳng định công nghệ laser của họ đứng trong top đầu thế giới, do các bước nghiên cứu phát triển không cách xa Mỹ bao nhiêu.
Pháo laser của Mỹ
Pháo laser của Mỹ

Trang mạng quân sự sina Trung Quốc ngày 21 tháng 2 dẫn hãng tin AP Mỹ ngày 18 tháng 2 đưa tin, giám đốc chương trình của Bộ Tư lệnh hệ thống hải dương-Hải quân Mỹ, Mike Ziff cho biết, mùa hè năm nay, Hải quân Mỹ sẽ kiểm tra nguyên mẫu vũ khí laser trên tàu chiến Ponce, vũ khí này có thể do một người điều khiển.

Hải quân Mỹ cho biết, triển khai vũ khí laser chủ yếu là ứng phó với "mối đe dọa phi đối xứng" như máy bay không người lái, thuyền máy. Vũ khí laser có thể bắn "một chùm năng lượng" thiêu hủy mục tiêu tấn công hoặc phá hoại hệ thống điện tử nhạy cảm.

Nghiên cứu phát triển vũ khí laser

Vũ khí laser là một loại vũ khí năng lượng chùm tia sử dụng chùm laser phóng theo phương hướng nhất định để tấn công mục tiêu, có các tính năng ưu việt như tốc độ nhanh, linh hoạt, chính xác và chống gây nhiễu điện từ, có thể phát huy vai trò đặc biệt trong đối kháng quang điện, phòng không và phòng thủ chiến lược.

Vũ khí laser được chia làm 2 loại gồm vũ khí laser chiến thuật và vũ khí laser chiến lược. Nó sẽ là một lực lượng răn đe thông thường.

Do tốc độ của vũ khí laser là tốc độ ánh sáng, vì vậy khi sử dụng thường không cần tính toán trước, nhưng do laser dễ bị ảnh hưởng bởi thời tiết, cho nên đến nay vũ khí laser vẫn chưa được phổ cập.

Vũ khí laser là một loại vũ khí năng lượng chùm tia, sử dụng chùm laser mạnh bắn định hướng, trực tiếp phá hủy mục tiêu hoặc làm cho nó mất tác dụng.

Nó sử dụng năng lượng rất lớn của chùm ánh sáng mạnh có độ sáng cao để tiêu diệt hoặc sát thương các vũ khí mới công nghệ cao của mục tiêu như máy bay, tên lửa, vệ tinh và nhân viên của đối phương.

Vũ khí laser trên máy bay của Mỹ
Vũ khí laser trên máy bay của Mỹ

Vũ khí laser có tốc độ tấn công mục tiêu nhanh, hoặc lực đổi nhanh (chỉ cần vài giây), tỷ lệ giữa hiệu quả và chi phí cao, chắc chắn sẽ trở thành vũ khí trang bị trọng điểm trong thời đại chiến tranh thông tin. Hiện nay, trên phạm vi thế giới, Nga đi đầu trong nghiên cứu lý luận, còn Mỹ đi đầu về ứng dụng vũ khí laser.

Nghiên cứu chế tạo của Mỹ

Mỹ luôn coi vũ khí laser là phương diện phát triển tương lai của vũ khí tương lai của họ, chủ yếu lấy tình hình phát triển của Mỹ để phân tích. Mỹ hiện nay chủ yếu có: chương trình IFX; vũ khí laser trên máy bay; chương trình chống vệ tinh.

- Chương trình IFX

Chương trình IFX là chương trình phát triển vũ khí laser vũ trụ của Mỹ, là chương trình quy hoạch chung của Không quân Mỹ và Cơ quan nghiên cứu khoa học Bộ Quốc phòng Mỹ.

Chương trình này hoàn thành vào năm 2013, nhưng chương trình bị kéo dài, hiện chỉ tiến hành được giai đoạn đầu và giữa, Không quân Mỹ đang toàn lực tiến hành giải quyết vấn đề. Bộ Quốc phòng Mỹ cho rằng, vũ khí laser vũ trụ là vũ khí hiệu quả nhất dùng để phá hủy tên lửa xuyên lục địa và tên lửa chiến thuật, hơn nữa có thể từ ngoài mấy trăm km có thể tấn công các mục tiêu trên không và vũ trụ.

Máy bay C-130 Mỹ lắp vũ khí laser chiến thuật tiên tiến tấn công mục tiêu (tưởng tượng)
Máy bay C-130 Mỹ lắp vũ khí laser chiến thuật tiên tiến tấn công mục tiêu (tưởng tượng)

Đương nhiên loại vũ khí này còn có rất nhiều vấn đề chưa được giải quyết, chẳng hạn, làm thế nào để đưa thiết bị laser vào quỹ đạo, nguyên nhân chính là đường kính của gương chính thiết bị phát ra ánh sáng quá lớn, quan điểm hiện nay là để thiết bị phóng laser ở trong khoang chứa hàng của tên lửa đẩy, đồng thời sau khi đi vào quỹ đạo dự kiến, vũ khí laser vũ trụ có thể tự động mở ra.

Hơn nữa, làm thế nào để bổ sung chất môi giới cho vũ khí laser vũ trụ trên quỹ đạo, sử dụng cho vũ khí laser trong tương lai là laser hóa học, không có chất môi giới sẽ không thể xảy ra phản ứng hóa học, cũng không thể sinh ra laser.

- Vũ khí laser trên máy bay

Tính năng của vũ khí laser trên máy bay trong tương lai theo ý tưởng của Mỹ như sau: số lần bắn chất môi giới laser chứa trong khoang máy bay có thể đạt 40 lần; thời gian bức xạ mục tiêu là 3-5 giây; công suất laser là 3MW; tầm bắn tối đa là 600 km, thời gian tuần tra bình quân là 48 giờ.

Trong quá trình nghiên cứu chế tạo vũ khí laser trên máy bay cho hệ thống phòng thủ tên lửa, Bộ Quốc phòng Mỹ đã có mối quan tâm rất lớn đối với nghiên cứu chế tạo vũ khí laser trên máy bay kiểu chiến thuật.

Công ty Boeing đã tiến hành thử nghiệm laser công suất khoảng 300 kW, loại thiết bị laser này lắp ở máy bay V-22. Dự kiến công suất phát ra của loại vũ khí laser này là 100-200 kW; khi bắn mục tiêu trên không từ mặt đất, tầm bắn là 10 km, trong khi đó, khi bắn từ trên không tấn công các mục tiêu trên mặt đất và trên không thì tầm bắn là 20 km.

Vũ khí laser lắp cho xe quân sự Mỹ trong tương lai
Vũ khí laser lắp cho xe quân sự Mỹ trong tương lai

Năm 2006, Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Craig ra lệnh cho Ủy ban khoa học quốc phòng của Lầu Năm Góc, yêu cầu họ triển khai nghiên cứu sâu sắc vấn đề nghiên cứu phát triển và ứng dụng vũ khí năng lượng chùm tia.

Cơ quan phòng thủ tên lửa Bộ Quốc phòng Mỹ cũng tuyên bố, cơ quan này đã cải tạo tốt một chiếc máy bay chở hàng Boeing 747-400 có thể trang bị hệ thống vũ khí laser, đồng thời sử dụng vũ khí laser do Công ty Northrop Grumman nghiên cứu phát triển để lắp cho đầu máy bay.

Vũ khí laser trên máy bay có thể bắn với tốc độ ánh sáng, có thể phá hủy tên lửa đạn đạo khi vừa mới phóng lên - ở giai đoạn đang đẩy lên, cũng có thể dùng để phá hủy các mục tiêu chiến lược và chiến thuật khác, như radar máy bay, máy bay tiêm kích và trận địa phòng không. Loại vũ khí laser trên không này là bộ phận quan trọng của hệ thống phòng thủ tên lửa "đa tầng" Mỹ.

Trong thử nghiệm 6 năm sau này, vũ khí laser mang tên YAL-1 lắp trên máy bay 747 đã đánh chặn bia tên lửa 7 lần, trong đó có 2 lần phá hủy hoàn toàn. Báo cáo của Không quân Mỹ cho thấy, khi phá hủy tên lửa đạn đạo nhiên liệu lỏng, tầm bắn hiệu quả của YAL-1 có thể đạt 600 km.

Nhưng, khi mục tiêu là tên lửa đạn đạo nhiên liệu rắn, tầm bắn bị rút ngắn còn 300 km, thậm chí trong phạm vi 300 km cũng khó có thể trực tiếp phá hủy hoàn toàn tên lửa đạn đạo.

Sau đó cộng với chi tiêu quân sự của Mỹ năm 2012 căng thẳng, vì vậy ngày 14 tháng 2 năm 2012, Lầu Năm Góc đã chính thức kết thúc chương trình vũ khí laser trên không YAL-1.

Nhưng điều cần chú ý là, chương trình laser trên không vẫn tồn tại, song phương hướng nghiên cứu phát triển tương lai sẽ chuyển thành vũ khí đánh chặn laser trang bị cho máy bay không người lái "thu nhỏ".

Máy laser thể rắn công suất cao do Công ty Northrop Grumman nghiên cứu chế tạo.
Máy laser thể rắn công suất cao do Công ty Northrop Grumman nghiên cứu chế tạo.

Vũ khí năng lượng chùm tia được quân Mỹ nghiên cứu phát triển tương đối hoàn thiện là vũ khí laser. Đối thủ có thể tấn công của laser năng lượng cao gồm có tài nguyên vũ trụ như vệ tinh và trạm quỹ đạo, phá hoại các loại khả năng quan trọng như trinh sát, cảnh báo sớm, thông tin và chỉ huy, bảo đảm cho quân Mỹ tiến hành các hoạt động tác chiến "trên vũ trụ, từ vũ trụ và thông qua vũ trụ".

- Chương trình chống vệ tinh

Thiết bị chủ yếu của hệ thống vũ khí chống vệ tinh laser Lục quân Mỹ là MIRACL và vũ khí năng lượng chùm tia Sealite (SLBD) có kính rọi chính là 1,5 m.

Bộ Quốc phòng Mỹ hiện nay đang thực hiện "Chương trình 2010", nội dung chính là trên bầu trời của Mỹ và đồng minh, sử dụng vũ khí laser chống vệ tinh làm "đui mù" vệ tinh của các nước không hữu nghị.

Một trong những hệ thống cốt lõi nhất của tư tưởng chiến lược tác chiến ở không gian vũ trụ là hệ thống tấn công toàn cầu. Nó gồm có vũ khí laser năng lượng cao trên không, vũ khí động năng vũ trụ và máy bay bay xuyên ra ngoài bầu khí quyển.

Laser năng lượng cao trên không sẽ dựa vào kính phản xạ trên vệ tinh, tiến hành tấn công đối với các mục tiêu trên mặt đất, trên không và trên quỹ đạo.

Hiện nay, chi phí bắn của hệ thống vũ khí laser trên vũ trụ rất cao, gấp trên 3 lần kính viễn vọng không gian Hubble, trọng lượng của vũ khí laser vũ trụ thường nhỏ hơn 100.000 pound (mỗi pound khoảng 0,454 kg), hiện nay, chi phí bắn mỗi pound lên tới 40.000 USD.

Máy bay trang bị vũ khí laser Mỹ tiến hành tác chiến lập thể (tưởng tượng)
Máy bay trang bị vũ khí laser Mỹ tiến hành tác chiến lập thể (tưởng tượng)

- Pháo laser

Nhà thầu vũ khí Northrop Grumman của Mỹ nghiên cứu chế tạo vũ khí laser năng lượng cao chiến thuật cho Lục quân Mỹ. Lần đầu tiên bắn rơi đạn pháo cối.

Trong tập bắn đạn thật tiến hành ở bãi bắn tên lửa cát trắng (White Sands Missile Range) ở bang New Mexico Mỹ, loại pháo laser này không những đã bắn trúng đạn phát một của pháo cối, mà còn phá hủy đạn phóng loạt của pháo cối.

Thử nghiệm cho thấy, pháo cối laser có thể dùng để tấn công nhiều loại mục tiêu thường thấy trên chiến trường, như vậy, vũ khí laser cũng từ tấn công các loại mục tiêu đắt đỏ như vệ tinh, tên lửa và máy bay theo ý tưởng chính ban đầu, mở rộng tới tấn công tất cả các phương tiện trên chiến trường.

Năm 2013, Mỹ tuyên bố chế tạo được pháo laser hóa học cỡ lớn, nguyên lý của nó là: sử dụng rất nhiều vật chất hóa học kịch độc phản ứng hình thành tia sáng và năng lượng, cuối cùng hình thành laser.

Năm 2001, do một loạt thử nghiệm thành công hệ thống của Lục quân, Bộ Tư lệnh hệ thống biển của Hải quân Mỹ lại bắt đầu nghiên cứu đối với công nghệ này, đã xây dựng văn phòng riêng cho chương trình.

Nhưng, nhiệm vụ chính của văn phòng này là muốn dựa vào thành quả nghiên cứu đã có của hệ thống Lục quân, nghiên cứu làm thế nào để cải tiến công nghệ đã có, nhằm trang bị thuận lợi cho tàu chiến của Hải quân.

Quan chức Hải quân đã trao đổi với người phụ trách công trình thử nghiệm hệ thống laser năng lượng cao của Lục quân, bàn về vấn đề thuê một số công trình hạ tầng laser của Lục quân.

Nhưng, mối quan tâm của Hải quân còn tập trung ở phương diện công nghệ laser thể rắn, bởi vì ứng dụng loại công nghệ này có thể giúp họ không cần phải chứa chất hóa học nguy hiểm cao ở trên tàu chiến, cũng có thể tránh chất độc hóa học có độc sinh ra khi tạo ra tia laser.

Máy bay trang bị vũ khí laser chống vệ tinh Mỹ
Máy bay trang bị vũ khí laser chống vệ tinh Mỹ

Để có thể sử dụng vũ khí laser trong tương lai, Hải quân Mỹ đã lên kế hoạch lắp thiết bị phát điện công suất lớn trên một số tàu chiến mới, trong đó có tàu sân bay thế hệ mới CVN21. Sau khi nghiên cứu phát triển thành công, cải tiến và sản xuất được vũ khí laser, sẽ bố trí và sử dụng trên những tàu chiến này.

Hải quân Mỹ cho biết, bố trí vũ khí laser chủ yếu là ứng phó với "mối đe dọa phi đối xứng", bao gồm máy bay không người lái, thuyền máy. Vũ khí laser thông qua bắn "một chùm năng lượng" để thiêu hủy mục tiêu tấn công hoặc phá hoại hệ thống điện tử nhạy cảm.

Ngoài ra, Mỹ đã triển khai thử nghiệm mặt đất đối với pháo ray điện ở bang Virginia, tốc độ đạn khi thử nghiệm gấp 6 - 7 lần so với tốc độ âm thanh, uy lực rất lớn. Hải quân Mỹ hy vọng sử dụng pháo ray điện thay thế cho đại pháo truyền thống, tiêu diệt đạn pháo từ cự ly xa.

Nhà nghiên cứu Loron Thomson, Viện nghiên cứu Lexington Mỹ cho biết, mỗi quả tên lửa đánh chặn trang bị cho tàu chiến Mỹ có chi phí chế tạo ít nhất là 1 triệu USD, trong khi đó vũ khí laser mỗi lần bắn chỉ cần vài USD.

Nhưng Thomson chỉ ra, bất kể là vũ khí laser hay pháo ray điện đều tồn tại khuyết điểm. Chẳng hạn, vũ khí laser dễ bị ảnh hưởng bởi yếu tố thời tiết và môi trường, trong khi đó, pháo ray điện cần điện lực rất lớn để bắn đạn.

Hiện trạng nghiên cứu phát triển vũ khí laser của Trung Quốc

Trung Quốc mặc dù lặng lẽ không nói gì về nghiên cứu phát triển vũ khí laser, nhưng điều có thể khẳng định là, trải qua hơn 30 năm nghiên cứu, vũ khí laser Trung Quốc đã ngày càng hoàn thiện và phát huy vai trò ngày càng quan trọng trên chiến trường trong tương lai.

Xe tăng chiến đấu Type 99 Trung Quốc đã sớm trang bị máy áp chế laser
Xe tăng chiến đấu Type 99 Trung Quốc đã sớm trang bị máy áp chế laser

1. Vũ khí laser gây mù

Báo chí TQ nói rằng, thiết bị laser siêu ngắn, siêu mạnh của Trung Quốc đã được Viện nghiên cứu cơ khí chính xác quang học Thượng Hải (thuộc Viện Khoa học Trung Quốc) nghiên cứu chế tạo thành công và đã được nghiệm thu vào năm 1996, điều này đánh dấu công nghệ laser Trung Quốc đã nâng lên "tầm thế giới"(?).

Hiện nay, Trung Quốc vẫn chủ yếu sử dụng vũ khí laser gây mù công suất thấp, nhưng điều này đủ để răn đe đối phương. Xe tăng chiến đấu Type 99 của Quân đội Trung Quốc cũng đã trang bị "hệ thống quan sát-áp chế laser", hệ thống này gồm có máy tính điều khiển chính, máy phóng laser, thiết bị hình ảnh  nhiệt và máy gây nhiễu, thường được lắp trên "mâm xoay tròn" ở phía sau bên trái tháp pháo, chỉ huy xe và trưởng pháo đều có thể điều khiển.

Theo đánh giá, thiết bị này có thể đủ để duy trì bắn tia laser xanh lam-lục công suất khoảng 100 megajoule, uy lực đủ để làm bỏng võng mạc của binh sĩ quân địch ngoài 2 km hoặc trực tiếp phá hủy thiết bị quang điện của đối phương.

2. Radar laser tấn công

Radar laser tấn công của Trung Quốc gồm có 5 công nghệ lõi lớn mũi nhọn nhất thế giới:

- Đột phá trong nghiên cứu vật liệu laser.

- Đột phá về cơ chế vật lý vật liệu phát tia laser và nghiên cứu hình ảnh.

- Đột phá về công nghệ điều khiển, định vị, theo dõi nhanh.

- Đột phá về vật liệu phương tiện đảo ngược năng lượng mật độ cao.

- Đột phá công nghệ hình ảnh laser.

Hệ thống đối kháng laser trên xe tăng chiến đấu Type 99 Trung Quốc
Hệ thống đối kháng laser trên xe tăng chiến đấu Type 99 Trung Quốc

Nếu nói Trung Quốc lạc hậu so với Mỹ về công nghệ tên lửa truyền thống thì không thể phủ nhận, bởi vì các bước đi của Trung Quốc tương đối muộn, công nghiệp nền tảng tương đối kém, cộng với sự phong tỏa chặt chẽ của các nước phương Tây đối với công nghiệp quân sự Trung Quốc.

Nhưng, về công nghệ laser, do Trung Quốc và Mỹ khởi đầu cách nhau không xa mấy, cho nên nghiên cứu của Trung Quốc đứng ở vị trí hàng đầu thế giới (?).

Hiện nay, thiết bị laser trạng thái cố định công suất siêu mạnh của Trung Quốc đứng hàng đầu thế giới, chùm laser của nó có thể đạt mật độ 35 K joule với mỗi cm2 ở khoảng cách 3.000 km.

Như vậy, radar laser tấn công của Trung Quốc dự đoán có khả năng sát thương vượt 30.000 km. Hơn nữa, dự đoán thể tích của radar laser tấn công của Trung Quốc sẽ rất khổng lồ, đạt 10 tấn, thiếu pin năng lượng siêu mạnh, dễ bị thời tiết gây khó khăn, hạt cực nhỏ và hơi nước trong không khí sẽ gây nhiễu nghiêm trọng năng lượng và tầm bắn của nó. Hiện nay, Trung Quốc đang tìm mọi cách lắp radar laser tấn công cho vệ tinh.

Triển vọng vũ khí laser của Trung Quốc

Trong chiến tranh thông tin tương lai, có một đội quân trang bị vũ khí mới, công nghệ cao thường có thể giành được quyền chủ động lớn hơn, trái lại có thể đối mặt với cục diện bị động, khó khăn.

Cho nên, ai nắm được vũ khí mới thì họ đã nắm được quyền chủ động của chiến tranh tương lai. Đương nhiên, bất cứ loại vũ khí nào đều không phải là vạn năng, nhưng đối với Trung Quốc “không có vũ khí mới nào là không thể làm được”.

Do vũ khí laser sẽ được sử dụng phổ biến hơn trên chiến trường tương lai, cộng với lịch sử phát triển lâu dài và nền tảng đầy đủ của công nghệ laser, Trung Quốc có tiến triển lớn hơn trong lĩnh vực vũ khí laser, đồng thời sơ bộ có khả năng sản xuất hàng loạt, khi đó, Trung Quốc có thể có khả năng đe dọa máy bay trên không-vũ trụ hoạt động ven bờ của Trung Quốc.

Hệ thống vũ khí laser cấp chiến thuật của Quân đội Trung Quốc
Hệ thống vũ khí laser cấp chiến thuật của Quân đội Trung Quốc

"Khói bụi ở Trung Quốc là phương tiện phòng thủ tốt nhất chống lại vũ khí laser của Hoa Kỳ" - đó là phát biểu của một tướng quân đội Trung Quốc.

Thiếu tướng Trương Triệu Trung, người cũng là một chuyên gia quân sự có tiếng tại Học viện Quốc phòng Trung Quốc, đã nói như vậy khi thảo luận về việc Mỹ thông báo chuẩn bị đưa vũ khí laser vào sử dụng trên tàu vận tải.

Ông Trương nói trên truyền hình nhà nước CCTV tuần trước rằng laser "sợ nhất là khói bụi”. “Trong điều kiện không có khói bụi, vũ khí laser có thể có tầm che phủ tới 10km. Nhưng hễ mà có khói, thì chỉ còn 1km thôi."

Ông nhận xét: "Không hiểu người ta chế tạo ra loại vũ khí này làm cái gì?”. - Theo BBC

Đông Bình