Trẻ chậm nói, lập dị, cận nặng vì thường xuyên chơi với iPhone, iPad

13/05/2013 23:37
P.L (th)
(GDVN) - Giáo sư, nhà tâm lý học người Đức Werner F.Singer chỉ ra, nghiện trò chơi, nghiện mạng sẽ bị suy giảm trí lực, thời gian lên mạng càng dài, trí lực sẽ càng thấp, cuối cùng ảnh hưởng đến sự giao lưu bình thường của trẻ.
Theo báo cáo của Common Sense Media, một tổ chức phi lợi nhuận chuyên cung cấp lời khuyên cho việc sử dụng phương tiện truyền thông ở trẻ em, thì việc sử dụng các thiết bị truyền thông kỹ thuật số, ví dụ như máy tính, điện thoại thông minh, máy tính bảng, video games… ở trẻ nhỏ khá phổ biến và chiếm khoảng ¼ tổng thời gian ngồi trước màn hình của trẻ em từ 0 đến 8 tuổi. Ngoài ra, 30% phụ huynh cho biết họ tải các ứng dụng về thiết bị di động của mình cho con cái sử dụng. Chuyên gia của Anh cảnh báo, nếu cứ tiếp tục theo xu hướng này, sự trưởng thành của trẻ sẽ bị thoát ly khỏi xã hội thực tế, ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện và trí lực của trẻ. Việc trẻ nhỏ nên hay không nên sử dụng máy tính bảng, ví dụ như iPad hay các thiết bị kỹ thuật số khác, vẫn còn gây rất nhiều tranh cãi. Một số người thì cho rằng trẻ nhỏ không nên tiếp xúc với các loại màn hình. Học viện Nhi khoa Mỹ khuyến cáo rằng trẻ em dưới 2 tuổi nên dành càng ít thời gian trước màn hình tivi hoặc các loại màn hình khác càng tốt. 
Tốt nhất không nên để trẻ tiếp xúc với máy tính, tivi trước 3 tuổi.
Tốt nhất không nên để trẻ tiếp xúc với máy tính, tivi trước 3 tuổi.
Dưới đây là một số tác hại mà "đồ chơi công nghệ" gây hại cho bé:Cận nặng vì iPad Một em bé 2 tuổi ở thành phố Vũ Hán (Trung Quốc) đã bị cận lên tới… 500 độ (tương đương với -5.00 diopter) vì công nghệ của Apple và vì bố mẹ bất cẩn. Em bé đã bắt đầu dùng iPad khi mới một tuổi rưỡi. Bố mẹ em đã tải rất nhiều ứng dụng trẻ em để con học và chơi, và họ hài lòng khi iPad có thể dễ dàng chăm sóc, dỗ dành em bé không khóc nhè.
Các nhà nghiên cứu từng làm một thử nghiệm: Đưa ra một đồ chơi gồm một vật đẩy và một quả bóng được thiết kế sao cho khi dùng tay đẩy vật thì quả bóng sẽ lăn lại phía trẻ. Nhóm thứ nhất được hướng dẫn, nhóm thứ hai chỉ để vật đó, không kèm chỉ dẫn  nào. Kết quả: Nhóm 1 chỉ làm đúng 60%, nhóm 2 làm đúng 100%.

“Trẻ con không đi từ lý thuyết đến thực hành như người lớn mà từ thực hành đến trí khôn. Vì thế, việc con tự biết mở máy, chơi game, dùng iphone nhoay nhoáy không có gì là đặc biệt"- Thạc sĩ Phạm Đức Chuẩn giải thích.tốt nhất là không nên cho
iPad nổi tiếng với màn hình có độ phân giải cao, mang lại trải nghiệm sống động, sắc nét. Tuy nhiên, để đạt được điều này, nó sử dụng công nghệ chiếu sáng ngược rất mạnh. Nhìn chằm chằm vào những màn hình như thế này sẽ khiến các cơ mắt phải căng ra và khiến trẻ bị đau đầu. Trẻ em lại thường nhìn rất gần màn hình và nhìn chằm chằm vào đó. Ánh sáng chói của màn hình là nguyên nhân chính gây cận thị. Ngoài ra, nhìn chằm chằm vào màn hình iPad sẽ làm giảm tần suất nháy mắt và khiến mi mắt bị khô dễ bị viêm mắt. Năm ngoái, một em bé 7 tuổi ở Trung Quốc cũng đã bị tổn thương ở cổ sau khi chơi iPad một thời gian dài. Do sự phổ biến của các thiết bị điện tử, tỷ lệ trẻ bị cận thị đang tăng mạnh trong những năm gần đây. Độ tuổi của bệnh nhân cận thị ngày càng trẻ hơn và độ cận càng cao hơn. Theo các chuyên gia, các bậc cha mẹ nên thận trọng khi cho trẻ dùng iPad, dù vì mục đích để trẻ học tập sớm.Trẻ chậm nói, lười vận động vì chơi iPhone, iPad Chị Ngọc (Hà Đông, Hà Nội) cho biết, lúc bé Mun 10 tháng tuổi, chồng chị đi nước ngoài mang về một chiếc iPad. Hai tuần sau, vợ chồng chị trố mắt thấy cậu con trai biết mở máy, bắt đầu chơi các trò trên đó, dù không ai chỉ dẫn gì. Chiếc iPad đặc biệt hiệu quả mỗi lần chị Ngọc cho con ăn, chỉ cần có máy trước mặt, cu cậu ngồi ngoan để mẹ bón. Mãi tới khi thấy con không chơi với bạn, chậm nói, 4 tuổi vẫn chưa biết đặt câu hỏi… vợ chồng chị Ngọc mới hoảng. Anh chị đưa bé đi khám một số nơi, có chỗ kết luận Mun tự kỷ. Tuy nhiên, một chuyên gia tâm lý trẻ em khẳng định Mun là trường hợp điển hình của việc lạm dụng iPhone, iPad. Thạc sĩ Phạm Đức Chuẩn, Trung tâm nghiên cứu tâm lý trẻ em (Kim Mã, Hà Nội) cho biết, khi đến khám tại đây, bé Mun thao tác trên iPad, iPhone rất thành thạo nhưng các việc cần đôi tay khéo léo, dù đơn giản như xếp hai miếng gỗ lên nhau, cầm bút tô, vẽ… thì lại không thể làm được như các bạn cùng tuổi. Bé tỏ ra thờ ờ với mọi thứ, không thích chơi đồ chơi, khi chơi có xu hướng bạo lực như bóp, vặt cổ vịt… Cháu cũng không thể nói rõ ràng thành câu hoàn chỉnh.
Suốt ngày chúi đầu vào máy móc sẽ dẫn đến trẻ chậm nói, không giao tiếp, khả năng ngôn ngữ hạn chế, thờ ơ với mọi thứ xung quanh, dễ hung tính.
Suốt ngày chúi đầu vào máy móc sẽ dẫn đến trẻ chậm nói, không giao tiếp, khả năng ngôn ngữ hạn chế, thờ ơ với mọi thứ xung quanh, dễ hung tính.
Nhà tâm lý cho biết, những trẻ dùng nhiều iPhone, iPad phần lớn có trí tuệ, tư duy tốt nhưng đôi tay chỉ quen gạt, vuốt màn hình cảm ứng, không rèn được sự khéo léo nên sẽ bất lợi sau này. Nhiều em không thể xúc ăn, không thể cầm bút và gặp khó khăn khi tới trường. Hơn thế, khi suốt ngày chúi đầu vào máy móc sẽ dẫn đến trẻ chậm nói, không giao tiếp, khả năng ngôn ngữ hạn chế, thờ ơ với mọi thứ xung quanh, dễ hung tính.Đắm chìm trong game - tính cách trẻ dễ lập dị Trên tờ Dân trí đưa ý kiến chuyên gia cho biết, trước 6 tuổi là giai đoạn quan trọng cho trẻ em thiết lập quy tắc, cảm giác an toàn, nâng cao khả năng ngôn ngữ và khả năng giao lưu xã hội. Những khả năng này đa phần được xây dựng nên từ việc chơi đùa với bố mẹ, bạn bè. Nếu trong giai đoạn này, trẻ em chỉ “đối thoại” với máy thì sẽ gây ảnh hưởng rõ rệt đối với sự trưởng thành của trẻ. Ví dụ, cảm giác an toàn của trẻ được xây dựng chủ yếu đến từ chơi đùa với bố mẹ. Nhưng khi nghiện iPad, khi bố/mẹ đi làm về, thay vì đòi bố mẹ chơi cùng, trẻ sẽ chỉ nhăm nhăm lấy iPad để nghịch, còn bố/mẹ thì cũng cảm thấy thoải mái vì không bị làm phiền dù trẻ ngồi cạnh, thoải mái xem ti vi hoặc ôm máy tính. Thời gian kéo dài như vậy, sau này lớn lên tính cách của trẻ sẽ trở nên lập dị, không thích giao lưu, cách xử lý vấn đề sẽ luôn xem mình làm trung tâm, là người quan trọng. Một ví dụ khác, một số phụ huynh cảm thấy trẻ em chơi với bạn bè tức là “chơi linh tinh”, thực tế thì không phải như vậy. Chơi với bạn bè sẽ giúp trẻ học được nhượng bộ, quan tâm đến cảm nhận của người khác, tôn trọng luật chơi và giữ lời hứa vv. Những nhân tố này đều là khả năng để cho trẻ phát triển suốt cả cuộc đời. Trẻ chơi game lại đơn giản rất nhiều, không cần quan tâm đến thời gian và hứng thú của đối phương, muốn chơi như thế nào thì chơi. Như vậy, sau này trẻ lớn lên sẽ tự ti, ích kỷ hơn những đứa trẻ khác và đương nhiên sẽ ảnh hưởng đến trẻ trong việc quan hệ giao lưu với người khác.
Nghiện iPad nguy hại như nghiện rượu và thuốc phiện
Ở vùng Tây Nam nước Anh phát hiện một bé gái 4 tuổi ngày đêm không rời khỏi iPad. Tờ “Daily Post” của Anh cho biết, “chứng nghiện công nghệ” của bé độc hại không khác gì với nghiện thuốc phiện và rượu. Sau khi bị cấm chơi iPad, các triệu chứng bé phải cai là mất ngủ, chảy nước mắt, mất hứng thú, chảy nước mũi vv. Bố mẹ bé phải bỏ ra 16.000 bảng Anh (khoảng 500 triệu) giúp bé chữa trị tâm lý. Hiện đã có hẳn một liệu trình tâm lý để cai chứng nghiện công nghệ này. Bởi chỉ 3 năm trở lại đây, trẻ em bị nghiện thiết bị công nghệ ngày càng tăng, hiện tại đã lên đến 30%.
Thời gian ngồi trước các loại màn hình của trẻ em mỗi ngày không nên vượt quá giới hạn 1,5 đến 2 tiếng.
Thời gian ngồi trước các loại màn hình của trẻ em mỗi ngày không nên vượt quá giới hạn 1,5 đến 2 tiếng.
Những lưu ý khi cho trẻ sử dụng máy tính bảng Theo bà Rosemarie Truglio, phó chủ tịch cấp cao về giáo dục và nghiên cứu của Tổ chức Sesame Workshop (Mỹ) thì thời gian ngồi trước các loại màn hình của trẻ em mỗi ngày không nên vượt quá giới hạn 1,5 đến 2 tiếng. Nếu bạn cho phép con mình sử dụng các ứng dụng trên máy tính bảng hoặc điện thoại thông minh thì hãy lưu ý những điểm dưới đây: - Hãy xem ứng dụng đó trước khi cho phép trẻ sử dụng để đảm bảo rằng nội dung phù hợp với độ tuổi của con. Điểm hình như trẻ dưới 2 tuổi thì không nên sử dụng những ứng dụng dạy chữ, bà Truglio chia sẻ.  - Cùng sử dụng các ứng dụng với con.Theo bà Truglio thì trẻ sẽ đạt được nhiều lợi ích từ việc sử dụng các ứng dụng hơn nếu cha mẹ chơi cùng. Việc trẻ nhỏ có thể nghe bạn nói và hỏi những câu hỏi mở khi cùng “khám phá” các ứng dụng này sẽ giúp các em phát triển kỹ năng ngôn ngữ. - Cố gắng không khiến việc sử dụng những ứng dụng này trở thành một thói quen như: không nên luôn cho phép con sử dụng iPad trên ôtô. Nếu việc sử dụng các ứng dụng này trở thành một thói quen thì sẽ rất khó bỏ.

- Ngoài ra, phụ huynh cần phải chú ý cài một vài trò chơi dạng huấn luyện phản ứng, tránh các trò chơi đánh đấm, không để trẻ chơi với iPad xong lại xem phim hoạt hình vì sẽ chỉ làm tăng thêm bệnh tật. Nên tìm cách “đuổi trẻ ra khỏi nhà”, để cho trẻ hoạt động bên ngoài nhiều, điều này càng có lợi hơn cho sự phát triển toàn diện của trẻ.
- Bên cạnh đó, trẻ em dưới 3 tuổi tốt nhất không cho tiếp cận với các sản phẩm điện tử, dưới 7 tuổi cũng nên hạn chế tiếp xúc. Phụ huynh hãy giải thích cho trẻ biết Ipad chỉ là một công cụ trong cuộc sống. Nếu trẻ quá mực yêu thích, thời gian chơi cần phải khống chế, không được vượt quá 1 tiếng/ngày đồng thời lựa chọn các trò chơi giáo dục giúp ích cho trí lực chứ không phải các trò hoạt hình đẫm máu hoặc các game đánh nhau. - Cuối cùng, đối với những trẻ đã nghiện Ipad, phụ huynh không nên cưỡng đoạt, khống chế lấy đi Ipad hoặc đánh mắng trẻ mà cần dành nhiều thời gian nuôi dưỡng tình cảm, chơi và nói chuyện nhiều với trẻ để nắm bắt rõ nguyên nhân tiềm ẩn mà trẻ đắm chìm bên Ipad, sau đó cùng bàn bạc với bác sỹ tìm biện pháp giải quyết, từng bước giảm bớt thời gian chơi của trẻ, dùng sự yêu thương của bố mẹ, người thân để thay thế Ipad.
P.L (th)