Trung Quốc có thể dùng tàu cá tập kích đảo Senkaku?

21/02/2014 09:03
Đông Bình
(GDVN) - Trung Quốc có thể lấy lý do tránh bão cho tàu cá tràn vào vùng biển mục tiêu, đi kèm là dân binh và xe bọc thép, tận dụng cơ hội tấn công đánh chiếm đảo.
Cảnh sát Hàn Quốc bắt tàu cá Trung Quốc (ảnh minh họa)
Cảnh sát Hàn Quốc bắt tàu cá Trung Quốc (ảnh minh họa)

Tờ "Yomiuri Shimbun" Nhật Bản ngày 18 tháng 2 đăng bài viết nhan đề "Năng lực tác chiến đoạt đảo nhỏ của Nhật Bản không đủ".

Theo bài báo, một buổi tối cuối tháng 1, ở vùng biển San Diego Mỹ trên Thái Bình Dương, 10 tàu cao su chạy tới bờ biển, trên mỗi chiếc có 8 người lặng lẽ nhảy xuống biển rộng và nhanh chóng đổ bộ.

Đây là một cảnh diễn tập chiến đấu thực tế liên hợp Nhật-Mỹ tổ chức ở căn cứ hải quân San Diego. Đây là cuộc diễn tập đổ bộ đoạt lại đảo nhỏ, thời gian diễn tập sẽ kéo dài đến ngày 24 tháng 2. Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản thực hiện nhiệm vụ "đoạt lại đảo nhỏ" là đơn vị WAiR có 270 binh sĩ.

Chỉ huy đơn vị WAiR Hamamatsu Kenji cho biết: "Chúng tôi đã thừa nhận xu hướng công nghệ và quy trình đơn vị, đã học được kinh nghiệm ứng phó với chiến đấu thực tế của Thủy quân lục chiến Mỹ".

Tàu cá Trung Quốc (ảnh minh họa)
Tàu cá Trung Quốc (ảnh minh họa)

Mặc dù hai nước Nhật-Mỹ sẽ không công khai thừa nhận, nhưng mục đích của cuộc huấn luyện này là nhằm đối phó với khả năng Trung Quốc tấn công đánh chiếm nhóm đảo Senkaku trong tương lai.

Tuy nhiên, bài báo dẫn lời "chuyên gia quân sự" cho rằng, "về tác chiến đoạt lại đảo nhỏ, thực lực của Lực lượng Phòng vệ Mặt đất còn xa mới đuổi kịp Thủy quân lục chiến Mỹ".

Tác chiến đổ bộ là chỉ tiến hành đổ bộ trên biển, rồi đoạt lại đảo, nhưng nếu không thể bảo đảm an toàn của địa điểm đổ bộ thì có thể bị tổn thất to lớn. Vì vậy, tất cả điều này phải dựa vào khả năng tấn công của máy bay và tàu chiến để tiêu diệt kẻ thù.

Về điểm này, Thủy quân lục chiến Mỹ có lực lượng hàng không, hơn nữa trong thời bình có hành động thống nhất với Hải quân. Tuy nhiên, sức chiến đấu của Lực lượng Phòng vệ tương đối phân tán.

Quân đoàn cơ động đổ bộ thuộc Lực lượng Phòng vệ Mặt đất, máy bay chiến đấu thuộc Lực lượng Phòng vệ Trên không, tàu vận tải và tàu hộ vệ thuộc Lực lượng Phòng vệ Biển.

Tàu cá Trung Quốc trên Biển Đông (ảnh minh họa)
Tàu cá Trung Quốc trên Biển Đông (ảnh minh họa)

Đại cương Phòng vệ mặc dù đưa ra 3  ý tưởng "Lực lượng Phòng vệ cơ động tổng hợp" của tác chiến hợp nhất Lực lượng Phòng vệ, nhưng do mua sắm vũ khí và huấn luyện tiến hành tách rời, ý tưởng này cũng không thể thực hiện một sớm một chiều.

Tháng 11 năm 2013, Lực lượng Phòng vệ đến Philippines tiến hành trợ giúp sau thiên tai, máy bay trực thăng Lực lượng Phòng vệ Mặt đất được đưa lên tàu vận tải Lực lượng Phòng vệ Biển, chỉ tháo dỡ đã mất thời gian hai ngày, đến hiện trường lắp ráp cũng mất thời gian hai ngày.

Tháng 1 năm 2014, Lực lượng Phòng vệ sử dụng thao trường Narashino của Lực lượng Phòng vệ Mặt đất tỉnh Chiba, mô phỏng nó là đảo nhỏ bị biển lớn bao quanh, tổ chức cho binh sĩ trung đoàn nhảy dù 1 Lực lượng Phòng vệ Mặt đất mặc đồ lặn, tiến hành huấn luyện đoạt đảo - dùng dù nhảy xuống "biển khơi". Tuy nhiên, tư tưởng diễn tập dùng để áp chế lực lượng địch rất khó vận chuyển xe tăng Type 10 đến đảo nhỏ.

Quan chức Bộ Quốc phòng Nhật Bản thừa nhận: "Mặc dù tiến hành huấn luyện liên hợp với Thủy quân lục chiến Mỹ, về trang bị vẫn không thể đuổi kịp. Nguyên nhân dẫn đến thực tế này là chưa nghĩ đến chiến đấu thực tế".

Đối đầu Trung-Nhật trên vùng biển đảo Senkaku
Đối đầu Trung-Nhật trên vùng biển đảo Senkaku

Giáo sư Satoshi Morimoto Đại học Takushoku, người làm Bộ trưởng Quốc phòng thời đại chính quyền Đảng Dân chủ Nhật Bản nói trong một chương trình truyền hình của Nhật Bản vào ngày 4 tháng này rằng, xét tới chênh lệch thực lực giữa Lực lượng Phòng vệ với lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ, "Trung Quốc không phải không có khả năng thông qua tránh để quân Mỹ can thiệp quân sự, tận dụng kẽ hở pháp lý của Nhật Bản, đổ bộ lên nhóm đảo Senkaku, tiến hành kiểm soát thực tế".

Các bước phát triển "Thủy quân lục chiến" của Lực lượng Phòng vệ vừa mới bắt đầu, nhưng tình hình thực tế lại không hề chờ đợi.

Tháng 7 năm 2012, cảng cá Arakawa của quần đảo Goto, tỉnh Nagasaki thuộc hướng biển phía đông, từng có một lần bị 106 tàu cá Trung Quốc tràn vào. Những tàu cá này lấy tránh bão làm lý do, yêu cầu cho cập cảng và được phía Nhật Bản đồng ý.

Vì vậy, tàu cá treo quốc kỳ Trung Quốc đậu song song ở cùng một vịnh. Minoru Kubota, chánh văn phòng chủ tịch thành phố Goto, tỉnh Nagasaki nhớ lại cho biết: "Cảnh đó rất quái dị".

"Tránh nạn" chỉ là lý do bề ngoài. Nhà nghiên cứu Tetsuo Kotani, Viện nghiên cứu các vấn đề quốc tế Nhật Bản cho rằng: "Đây là cuộc diễn tập tấn công nhóm đảo Senkaku của Trung Quốc. Trong tàu cá của Trung Quốc có thể có dân binh và xe bọc thép. Họ tìm cách lợi dụng kẽ hở không thể ra tay của Nhật Bản, để cho dân binh và xe bọc thép đổ bộ".

Việc Trung Quốc tấn công đảo nhỏ đã không còn là đánh trận trên giấy.

Trung Quốc ưu tiên biên chế các loại tàu chiến mới cho Hạm đội Nam Hải: Trung Quốc mới chế được 3 tàu vận tải đổ bộ cỡ lớn thì dành cả cho Hạm đội Nam Hải; 5 tàu hộ vệ tên lửa hạng nhẹ Type 056 (trong hình) đã triển khai trên Biển Đông; tàu quét mìn mới cũng đã triển khai ở Biển Đông v.v... Trung Quốc đã vài lần cho biên đội tàu chiến xuống tận bãi ngầm James (gần Malaysia - phía nam Biển Đông) tổ chức cái gọi là tuyên thệ "bảo vệ chủ quyền" cho thấy họ thực sự quyết tâm thực hiện bằng được tham vọng "đường lưỡi bò" bất hợp pháp.
Trung Quốc ưu tiên biên chế các loại tàu chiến mới cho Hạm đội Nam Hải: Trung Quốc mới chế được 3 tàu vận tải đổ bộ cỡ lớn thì dành cả cho Hạm đội Nam Hải; 5 tàu hộ vệ tên lửa hạng nhẹ Type 056 (trong hình) đã triển khai trên Biển Đông; tàu quét mìn mới cũng đã triển khai ở Biển Đông v.v... Trung Quốc đã vài lần cho biên đội tàu chiến xuống tận bãi ngầm James (gần Malaysia - phía nam Biển Đông) tổ chức cái gọi là tuyên thệ "bảo vệ chủ quyền" cho thấy họ thực sự quyết tâm thực hiện bằng được tham vọng "đường lưỡi bò" bất hợp pháp.
Đông Bình