Trung Quốc sắm, chế tạo nhiều máy bay vận tải, tiếp dầu để làm gì?

10/08/2012 10:16
Việt Dũng (nguồn Thời báo Hoàn Cầu)
(GDVN) - Trong tương lai, nhiệm vụ của Lục quân Trung Quốc sẽ không còn giới hạn ở đất liền, mà sẽ tiến hành nhiều nhiệm vụ tác chiến ở nước ngoài...
Máy bay vận tải chiến lược Y-20 của Trung Quốc (tưởng tượng)
Máy bay vận tải chiến lược Y-20 của Trung Quốc (tưởng tượng)
Máy bay vận tải cỡ lớn của Trung Quốc (tưởng tượng)
Máy bay vận tải cỡ lớn của Trung Quốc (tưởng tượng)

Trang mạng “Diễn đàn quân sự Viggen” Hàn Quốc ngày 7/8 có bài viết phân tích về sự phát triển của máy bay vận tải hạng nặng của Trung Quốc và tác dụng từ những bài học kinh nghiệm của Nga về máy bay vận tải Nga trong quá trình này.

Bài viết cho rằng, mặc dù gần đây Phó Thủ tướng Nga Rogozin cho biết Trung Quốc sẽ mua 40 máy bay vận tải hạng nặng IL-476 của Nga, nhưng do hạn chế công nghệ của Nga trên phương diện máy bay vận tải quân dụng và nhu cầu liên tục của Trung Quốc và Nga đối với máy bay vận tải, Trung Quốc sau này sẽ chủ yếu sử dụng máy bay vận tải hạng nặng tự sản xuất.

Báo TQ khoe rằng "với nền tảng công nghệ và nhu cầu thực tế hiện nay của Trung Quốc, loại máy bay vận tải hạng nặng tự sản xuất đầu tiên của Trung Quốc sẽ tương tự C-17 của Mỹ. Tham khảo rất nhiều bài học kinh nghiệm từ quá trình phát triển máy bay vận tải của Nga sẽ rất quý giá cho sự phát triển máy bay vận tải hạng nặng của Trung Quốc".

Trước hết, hạn chế công nghệ của Nga và nhu cầu khác nhau của Trung Quốc và Nga làm cho Trung Quốc sẽ tập trung phát triển máy bay vận tải hạng nặng nội địa.

Báo Nga dẫn lời Phó Thủ tướng Nga Rogozin cho biết, Trung Quốc sẽ mua 40 máy bay vận tải hạng nặng IL-476 mới nhất của Nga, trong đó có 4 máy bay tiếp dầu trên không hạng nặng IL-478. Điều không thể phủ nhận là, trong các máy bay quân dụng tiên tiến đưa vào biên chế gần đây của Trung Quốc với đại diện là máy bay cảnh báo sớm, máy bay vận tải kiểu Nga vẫn là trang bị không thể thay thế.

Máy bay vận tải hạng nặng IL-476 của Nga.
Máy bay vận tải hạng nặng IL-476 của Nga.

Do trong tương lai Trung Quốc sẽ trang bị rất nhiều máy bay hạng nặng tiên tiến như máy bay cảnh báo sớm, máy bay tác chiến điện tử, máy bay chỉ huy trên không, cộng với Lục quân Trung Quốc có nhu cầu tiến hành cơ động tầm xa quy mô lớn, Trung Quốc chắc chắn trang bị rất nhiều máy bay vận tải hạng nặng.

Trong khi đó, nhìn vào hạn chế của Nga về công nghệ then chốt của máy bay vận tải hạng nặng, và nhu cầu khác nhau của Trung Quốc và Nga đối với máy bay vận tải, trong tương lai Trung Quốc sẽ từng bước thoát khỏi sự phụ thuộc vào máy bay vận tải hạng nặng của Nga, chuyển sang nghiên cứu phát triển và trang bị lượng lớn máy bay vận tải hạng nặng nội địa.

Nếu nhìn lại con đường phát triển máy bay vận tải của Liên Xô và Nga sẽ không khó phát hiện ra, ngoài máy bay vận tải IL-76, tất cả những máy bay vận tải chiến thuật và chiến lược khác đều xuất phát từ bàn tay của Cục Thiết kế Antonov.

Nhưng, chính sự xuất hiện và ứng dụng lượng lớn máy bay vận tải IL-76 đã báo hiệu Liên Xô và Nga có hạn chế về công nghệ máy bay vận tải chiến thuật và chiến lược.

Lý do rất đơn giản, nhìn vào các cuộc xung đột vũ trang nổ ra trong và sau Chiến tranh Lạnh sẽ không khó nhận thấy, các loại nhiệm vụ vận tải chiến trường chủ yếu tập trung ở hai loại vận tải chiến lược tầm xa và vận tải chiến thuật tầm gần.

Máy bay vận tải hạng nặng IL-76 của Không quân Nga.
Máy bay vận tải hạng nặng IL-76 của Không quân Nga.
Máy bay vận tải IL-76 của Không quân Trung Quốc, do Nga chế tạo.
Máy bay vận tải IL-76 của Không quân Trung Quốc, do Nga chế tạo.

Cách làm của Mỹ là sớm lần lượt nghiên cứu phát triển được máy bay vận tải C-130 dùng cho vận tải đường không chiến thuật và máy bay vận tải C-5 dùng cho vận tải đường không chiến lược, còn sau khi nâng cấp rõ rệt công nghệ máy bay vận tải, đã nghiên cứu phát triển thành công máy bay toàn năng C-17 kiêm nhiệm vận tải chiến thuật và chiến lược có hiệu quả.

Nhưng, Nga lại làm theo cách khác, cùng với việc duy trì máy bay vận tải An-12 không thể tiến hành vận tải chiến thuật có hiệu quả, nghiên cứu phát triển một loại máy bay vận tải chiến thuật, chiến lược mang tính thông dụng có vai trò tương tự C-17, đó chính là IL-76.

Song, nhìn vào ứng dụng thực tế của máy bay vận tải IL-76, nó có hạn chế tương đối lớn về tính năng, không thể vận chuyển tầm xa những trang bị hạng nặng như xe tăng chiến đấu giống với C-17, vai trò của IL -76 trên thực tế giống một loại máy bay vận tải chiến thuật tăng cường hơn. Còn sự coi trọng của Liên Xô và Nga đối với máy bay vận tải IL-76, trên thực tế chỉ là hành động bất đắc dĩ khi đối mặt với khó khăn không thể sản xuất lượng lớn máy bay vận tải chiến lược An-124.

Vì vậy, đối với Trung Quốc, nước có nhu cầu máy bay vận tải tính năng cao cấp bách, máy bay IL-76, loại máy bay ngay từ đầu đã thiết kế không thành công lắm, sau khi được nâng cấp tương đối lớn, vẫn thiếu sức hấp dẫn.

Máy bay vận tải C-130 của Mỹ.
Máy bay vận tải C-130 của Mỹ.

Đến nay, các quân chủng của Quân đội Trung Quốc, đặc biệt là Lục quân vẫn chịu ảnh hưởng rất sâu sắc về tư tưởng xây dựng quân đội kiểu Nga.

Nhưng, trong quá trình “trỗi dậy hòa bình” sau này của Trung Quốc, là lực lượng bảo đảm quan trọng của lợi ích quốc gia, Lục quân sẽ không còn giới hạn ở một lực lượng bảo vệ an ninh lãnh thổ đất liền đơn thuần, mà chắc chắn sẽ thực hiện nhiều nhiệm vụ tác chiến quốc tế hơn, quy mô thực hiện cũng dần dần phát triển và mở rộng cùng với lợi ích quốc tế của Trung Quốc.

Vì vậy, trong giai đoạn hiện nay, Lục quân Trung Quốc có nhu cầu cấp bách về khả năng cơ động đường không tới các khu vực tương đối xa.

Ở góc độ này, Lục quân Trung Quốc và nhu cầu của Trung Quốc đối với máy bay vận tải sẽ càng gần hơn với quân Mỹ, tức là có khả năng chỉ dựa vào máy bay vận tải đưa lực lượng cấp lữ đoàn hoặc sư đoàn cơ động đến các khu vực nhạy cảm trên thế giới, hơn nữa trong quá trình vận tải đường không, cố gắng bảo đảm “đều nhịp” cho máy bay vận tải để tăng khả năng và hiệu suất vận tải đường không.

Vì vậy, Trung Quốc rất có thể học tập kinh nghiệm hiện nay của quân Mỹ, một mặt, trên nền tảng máy bay vận tải Y-8, nghiên cứu phát triển ra máy bay vận tải chiến thuật tính năng cao tương tự C-130J của Mỹ, mặt khác, nghiên cứu phát triển ra máy bay vận tải chiến lược thông dụng như máy bay C-17 của Mỹ.

Trên hai phương diện này, Nga chắc chắn đều khó có sự hỗ trợ công nghệ tương đối trực tiếp cho Trung Quốc.

Do đó, máy bay vận tải do Trung Quốc tự sản xuất cũng sẽ từng bước chuyển sang học tập kinh nghiệm của phương Tây, bước lên con đường có phong cách công nghệ độc lập của họ.

Máy bay vận tải chiến lược C-17 của Mỹ.
Máy bay vận tải chiến lược C-17 của Mỹ.
Việt Dũng (nguồn Thời báo Hoàn Cầu)