Trung Quốc sẽ đưa máy bay GX-6, J-11, J-16, tàu hộ vệ ra Trường Sa

13/08/2015 09:59
Đông Bình (Tổng hợp)
(GDVN) - Trung Quốc sẽ triển khai bất hợp pháp máy bay tuần tra săn ngầm GX-6, máy bay chiến đấu J-11, J-16, tàu hộ vệ hạng nhẹ Type 056 ở Trường Sa của Việt Nam.

Tờ "Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 12 tháng 8 dẫn lời Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị phát biểu tại diễn đàn an ninh khu vực ASEAN ở Kuala Lumpur, khi đó, ông Nghị ngang nhiên tuyên bố, Trung Quốc đã hoàn thành công trình lấn biển (bất hợp pháp) ở quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam).

Mạng quân sự sina Trung Quốc ngày 12 tháng 8 năm 2015 cho biết, Trung Quốc tổ chức tập trận quy mô lớn ở Biển Đông. Hình ảnh này cho thấy, có biên đội 2 máy bay chiến đấu J-11BSH và J-11B, biên đội máy bay ném bom H-6K tham gia, trong khi đó tàu ngầm và tàu chiến bắn tên lửa chống hạm.
Mạng quân sự sina Trung Quốc ngày 12 tháng 8 năm 2015 cho biết, Trung Quốc tổ chức tập trận quy mô lớn ở Biển Đông. Hình ảnh này cho thấy, có biên đội 2 máy bay chiến đấu J-11BSH và J-11B, biên đội máy bay ném bom H-6K tham gia, trong khi đó tàu ngầm và tàu chiến bắn tên lửa chống hạm.

Theo bài báo, điều này có nghĩa là, Trung Quốc đã "đạt được tất cả các nhiệm vụ đưa ra trước đó", chuẩn bị cùng với các nước khác trong khu vực "trên cơ sở hiện trạng mới tìm kiếm thỏa hiệp".

Chuyên gia Cashin thuộc Trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ Nga đã trình bày quan điểm của mình trong một bài viết trên tờ "Sputnik" Nga về việc Trung Quốc gây ra một số thay đổi ở khu vực lấn biển (bất hợp pháp).

Theo bài viết, hiện trạng mới là hiện nay Trung Quốc "đã có vài đảo nhân tạo" ở khu vực này (Trung Quốc dùng vũ lực ăn cướp, rồi lấn biển, xây đảo nhân tạo), trên một hòn đảo lớn nhất, Trung Quốc đang xây dựng (bất hợp pháp) đường băng máy bay dài 3.000 m. Đảo nhân tạo còn có cảng cho tàu đậu, tránh được thời tiết khắc nghiệt và dùng để tiếp tế.

Bài viết cho rằng, tuyên bố tuyệt đối không cho phép quân sự hóa khu vực đảo nhân tạo của Mỹ chưa chắc sẽ có hiệu quả gì. Mặc dù hành vi của Trung Quốc đã làm trầm trọng hơn sự bất an của một số nước ASEAN, nhưng họ vẫn không đoàn kết để ngăn chặn Trung Quốc.

Trung Quốc tổ chức tập trận đối kháng thực binh quy mô lớn ở Biển Đông (nguồn mạng sina Trung Quốc ngày 12 tháng 8 năm 2015)
Trung Quốc tổ chức tập trận đối kháng thực binh quy mô lớn ở Biển Đông (nguồn mạng sina Trung Quốc ngày 12 tháng 8 năm 2015)

Hiện nay, đối với Trung Quốc, chiến lược sáng suốt chính là cố hết sức làm dịu căng thẳng, "ung dung" triển khai xây dựng (bất hợp pháp) công trình tương ứng trên đảo nhân tạo. Quan điểm Trung Quốc chủ yếu sử dụng những đảo này làm trạm tiếp tế, cảng tránh gió của tàu và máy bay là khác xa so với sự thật.

Đem những vũ khí như tên lửa hành trình hạng nặng hoặc tên lửa phòng không tầm xa triển khai ở đảo nhỏ có diện tích chỉ vài km2, ở góc độ quân sự thì hoàn toàn không có ý nghĩa gì. Chắc chắn, lực lượng (bành trướng) triển khai trên đảo rất có thể cực kỳ hạn chế.

Những lực lượng này sẽ chủ yếu dùng để "bảo vệ" những hòn đảo này, trong khi đó, không thể tiến hành kiểm soát đối với vùng nước xung quanh. Những hòn đảo này có thể dùng để tiếp tế và tiếp nhận (bất hợp pháp) tàu và máy bay ở vùng biển này - nơi cách đảo Hải Nam khoảng 1.000 km.

Xây dựng (bất hợp pháp) các công trình trên đảo, tạo ra căn cứ mới cho phi công và thủy thủ Trung Quốc, điều này đều cần thời gian, rất có thể phải bỏ ra vài tháng đến 2 - 3 năm.

Máy bay tuần tra săn ngầm Cao Tân-6 Trung Quốc
Máy bay tuần tra săn ngầm Cao Tân-6 Trung Quốc

Huống hồ, máy bay tuần tra săn ngầm Cao Tân-6 (GX-6) không lâu trước mới bắt đầu biên chế cho hải quân. Có thể suy đoán, chính những máy bay này sẽ tạo ra lực lượng quan trọng trên đảo.

Có lẽ trên đảo chưa có máy bay hoặc tàu chiến thường trú, hơn nữa chỉ có điểm căn cứ tiên tiến, loại máy bay này trong các hạm đội khác nhau sẽ luân phiên triển khai (bất hợp pháp) ở đó.

Tàu hộ vệ hạng nhẹ Type 056 cũng sẽ dùng cách thức tương tự để triển khai lâu dài ở đó. Máy bay chiến đấu hạng nặng J-11 và J-16 cũng sẽ định kỳ đến những hòn đảo này. Tàu ngầm thông thường cũng sẽ xuất hiện thường xuyên hơn ở vùng biển xung quanh đảo.

Nếu Trung Quốc triển khai những tàu chiến và máy bay quân sự này ở đảo nhân tạo trên thì đây là những hành động bất hợp pháp, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, đe dọa hòa bình và an ninh khu vực - PV.

Ngoài ra, tờ "Quan sát" Trung Quốc ngày 12 tháng 8 còn dẫn lời cựu Phó chính ủy quân chủng Không quân Việt Nam, trung tướng Nguyễn Xuân Mậu gần đây cho biết, Trung Quốc đã hoàn thành xong việc xây đảo nhân tạo, đã đưa pháo hạm, vũ khí rồi cân nhắc đưa tên lửa phòng không ra các đảo nhân tạo. Trung Quốc sớm muộn sẽ lập ra vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở Biển Đông.

Tàu hộ vệ hạng nhẹ Túc Thiên Type 056, Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc
Tàu hộ vệ hạng nhẹ Túc Thiên Type 056, Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc

Ông cho rằng: “Với dã tâm bành trướng lãnh thổ lãnh hải của mình, Trung Quốc luôn là một 'ẩn số khó đoán định' đối với cộng đồng khu vực và quốc tế”.

Bài viết còn dẫn lại phát biểu của Thôi Thiên Khải - Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ trên CNN Mỹ ngày 4 tháng 6 năm 2015, khi đó, ông ta cho rằng, hiện nay, trên thế giới đã có hơn 20 nước đã lập ra vùng nhận dạng phòng không.

Vì vậy, đương nhiên Trung Quốc có quyền làm việc tương tự. Nhưng, phải chăng có làm như vậy hay không phải tùy thuộc vào phán đoán của Trung Quốc đối với tình hình, Trung Quốc sẽ thận trọng hành động.

Thôi Thiên Khải nói như vậy, nhưng Trung Quốc không có chủ quyền đối với các đảo đá và vùng biển lân cận ở Biển Đông. Nếu lập vùng nhận dạng phòng không trên các đảo đá và vùng biển lân cận này thì đó là hành động bất hợp pháp, phá hoại hòa bình, an ninh và ổn định khu vực - PV.

Tờ "Hoàn Cầu" dẫn lời chuyên gia Nga Cashin tiếp tục cho rằng, cùng với việc thực hiện thành công (và bất hợp pháp) kế hoạch xây dựng công trình trên đảo, Trung Quốc có thể không làm xấu đi quan hệ với ASEAN.

Trung Quốc tổ chức tập trận đối kháng thực binh quy mô lớn ở Biển Đông (nguồn mạng sina Trung Quốc ngày 12 tháng 8 năm 2015)
Trung Quốc tổ chức tập trận đối kháng thực binh quy mô lớn ở Biển Đông (nguồn mạng sina Trung Quốc ngày 12 tháng 8 năm 2015)

Nếu không, có khả năng khiến cho ASEAN đưa ra phản ứng mạnh mẽ. Sau khi xây dựng công trình và Quân đội Trung Quốc kiểm soát nó (bất hợp pháp), các nước khu vực này cần xuất phát từ cân bằng sức mạnh mới để đưa ra chính sách của mình.

Bài viết nghĩ rằng, việc tuần tra liên hợp của các nước đồng minh ở khu vực này "không có bất cứ ý nghĩa gì", giống như Mỹ tiến hành diễn tập quân sự ở Đông Âu trong giai đoạn đầu cuộc khủng hoảng Ukraine, những hành động này có thể sẽ gây chút ảnh hưởng về dư luận, nhưng chúng đã không thể làm thay đổi cục diện chiến lược mới hình thành.

Theo bài viết, một số nước ASEAN đã bắt đầu từ bỏ chiến lược giữ cân bằng giữa Mỹ-Trung Quốc, đã đưa ra quyết định tiến hành "thỏa hiệp chiến lược" với Trung Quốc. Một số quốc gia khác sớm muộn "cũng phải bắt chước" họ.

Bài báo cho rằng, Trung Quốc là động lực chủ yếu của tăng trưởng kinh tế khu vực này. Trái lại, hành vi của Mỹ chẳng qua là một cách làm nhất quán phô trương vũ lực, chúng thường mâu thuẫn lẫn nhau, hầu như không có liên hệ gì với nhau.

Đây là một góc nhìn của chuyên gia Nga Cashin được báo chí Trung Quốc đăng tải, báo GDVN xin cung cấp để độc giả thấy được vấn đề Biển Đông qua các lăng kính khác nhau - PV.

Trung Quốc tổ chức tập trận đối kháng thực binh quy mô lớn ở Biển Đông (nguồn mạng sina Trung Quốc ngày 12 tháng 8 năm 2015)
Trung Quốc tổ chức tập trận đối kháng thực binh quy mô lớn ở Biển Đông (nguồn mạng sina Trung Quốc ngày 12 tháng 8 năm 2015)
Đông Bình (Tổng hợp)