Trung Quốc tiếp thị tên lửa hành trình CX1 cho kẻ thù của Mỹ?

03/12/2014 09:27
Việt Dũng
(GDVN) - Thị trường tiềm năng của tên lửa siêu âm CX-1 gồm Iran, Pakistan, các nước châu Phi và Nam Mỹ, có 2 phiên bản, có thể sao chép BrahMos và che giấu tính năng...
Mô hình tên lửa hành trình chống hạm siêu âm CX-1 tại Triển lãm hàng không Chu Hải 2014 Trung Quốc
Mô hình tên lửa hành trình chống hạm siêu âm CX-1 tại Triển lãm hàng không Chu Hải 2014 Trung Quốc

Tờ "Tin tức Tham khảo" Trung Quốc ngày 2 tháng 12 đăng bài viết "Mỹ nói Trung Quốc tiếp thị tên lửa CX1 cho nước thù địch của Mỹ, tính năng bị cố tình che giấu".

Bài báo dẫn trang mạng tuần san "Tin tức Quốc phòng" Mỹ ngày 1 tháng 12 đưa tin, tên lửa hành trình chống hạm siêu âm kiểu mới CX-1 của Trung Quốc có thể xuất khẩu cho quốc gia bạn bè hoặc thù địch của Mỹ bất cứ lúc nào, thị trường tiềm năng gồm có Iran, Pakistan, các nước châu Phi và Nam Mỹ.

Theo bài báo, loại tên lửa này được trưng bày tại Triển lãm hàng không Chu Hải gần đây có ngoại hình tương tự như tên lửa hành trình BrahMos của Ấn Độ. Theo các phương tiện truyền thông tiếng Trung, cửa hút gió lớn phần đầu của tên lửa Trung Quốc là điểm duy nhất giống với tên lửa BrahMos của Ấn Độ. Hai loại tên lửa này có sự khác biệt về cánh, quạt máy.

Tên lửa BrahMos do Công ty chế tạo máy NPO Nga và Tổ chức nghiên cứu và phát triển quốc phòng Ấn Độ hợp tác phát triển, bản gốc của nó là tên lửa chống hạm siêu âm Yakhont của Công ty chế tạo máy NPO.

Mô hình tên lửa hành trình chống hạm siêu âm CX-1 tại Triển lãm hàng không Chu Hải 2014 Trung Quốc
Mô hình tên lửa hành trình chống hạm siêu âm CX-1 tại Triển lãm hàng không Chu Hải 2014 Trung Quốc

Nhà nghiên cứu Vasilii Cashin, Trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ Moscow đã dị nghị đối với việc truyền thông Trung Quốc phủ nhận điểm giống nhau của hai loại tên lửa này.

Ông cho rằng, CX-1 rất có thể phần nào đã sao chép tên lửa BrahMos, nhưng "Nga hoàn toàn không bán loại tên lửa này cho Trung Quốc, cũng không cung cấp đủ số liệu cho Trung Quốc trong việc chế tạo ra loại tên lửa này".

Chuyên gia vấn đề quân sự Trung Quốc Andrew Ericson, Học viện hải quân Mỹ từng cùng người khác là đồng tác giả của cuốn sách "Đánh giá tham vọng tên lửa hành trình của Trung Quốc". Ông cho rằng, mặc dù nguồn gốc thực sự của tên lửa CX-1 “vẫn chưa xác định”, nhưng năng lực tổng thể của công nghiệp tên lửa hành trình Trung Quốc rõ ràng “tương đối mạnh”.

Tên lửa CX-1 trưng bày ở Triển lãm hàng không Chu Hải cho thấy, loại tên lửa này có 2 loại: hệ thống CX-1A trên tàu chiến và hệ thống cơ động đường bộ CX-1B. Loại tên lửa có tầm bắn từ 40 - 280 km này có thể lắp đầu đạn 260 kg.

Những số liệu này hoàn toàn không đạt được giới hạn của tên lửa và chế độ kiểm soát công nghệ tên lửa (MTCR). Chế độ này cấm tên lửa tầm bắn trên 300 km lắp tải trọng lớn hơn 500 kg.

Mô hình tên lửa hành trình chống hạm siêu âm CX-1 tại Triển lãm hàng không Chu Hải 2014 Trung Quốc
Mô hình tên lửa hành trình chống hạm siêu âm CX-1 tại Triển lãm hàng không Chu Hải 2014 Trung Quốc

Tuy nhiên, Vasilii Cashin cho rằng, những số liệu này có thể là chuyên dùng để đánh lạc hướng dư luận, năng lực thực tế của loại tên lửa này có lẽ vượt mức của MTCR.

Theo giới thiệu tại triển lãm, tốc độ bay của loại tên lửa này là 3 Mach, tỷ lệ sai số tiến hành tấn công đối với các mục tiêu khoảng 20 m trở lại. Đầu đạn của nó gồm có đầu đạn bán xuyên thép kiểu đơn thể dùng để tấn công tàu chiến, và đầu đạn xuyên thấu và tiêu diệt mảnh vỡ kiểu đơn thể dùng để tấn công mặt đất.

Mỗi xe phóng cơ động trên đường mang theo 2 quả tên lửa. Khi tấn công các mục tiêu có tốc độ chậm như tàu chiến, loại tên lửa này có thể thông qua kết hợp hành trình tầm cao và tầm thấp, tiến hành tấn công đoạn cuối, đồng thời sử dụng dẫn đường hỗn hợp từ đầu dẫn radar chủ động và dẫn đường quán tính.

Mô hình tên lửa hành trình chống hạm siêu âm CX-1 tại Triển lãm hàng không Chu Hải 2014 Trung Quốc
Mô hình tên lửa hành trình chống hạm siêu âm CX-1 tại Triển lãm hàng không Chu Hải 2014 Trung Quốc
Việt Dũng