Trung Quốc xây dựng “hải quân nước xanh”: 5 "cửa ải" sẽ phải vượt qua

09/08/2012 07:38
Việt Dũng (nguồn báo Phương Đông)
(GDVN) - Báo Nhật Bản chỉ ra 5 “cửa ải” phải vượt qua để trở thành “hải quân nước xanh” như tham vọng của Trung Quốc.
Tàu sân bay Varyag được cho là sắp bàn giao cho Hải quân Trung Quốc.
Tàu sân bay Varyag được cho là sắp bàn giao cho Hải quân Trung Quốc.

Trang mạng tạp chí “Nhà ngoại giao” Nhật Bản vừa đăng bài viết của James R. Holmes, phó giáo sư Học viện Chiến tranh Hải quân Mỹ cho rằng, Trung Quốc muốn xây dựng khả năng “hải quân nước xanh” (hải quân tầm xa), trước hết phải trải qua 5 “cửa ải” gồm:

xây dựng khả năng tác chiến thủy lôi, khả năng tác chiến tàu ngầm, xây dựng hạm đội hậu cần chiến đấu, tăng các hành động thực tế và thay đổi phương thức tư duy, trong đó xây dựng khả năng tác chiến thủy lôi là quan trọng hàng đầu.

Mấy chục năm qua, Trung Quốc kiên trì không thừa nhận có bất cứ ý đồ nào về xây dựng hải quân tầm xa. Mặc dù Thượng tướng Lưu Hoa Thanh, “bậc thầy sáng tạo” của Hải quân Trung Quốc, từng thiết kế một lực lượng trên biển mang tính toàn cầu, nhưng ông này tỏ ra là người không hề nóng vội nhất thời.

Trung Quốc có thể thực hiện kế hoạch của Lưu Hoa Thanh trước sau năm 2050 được ông ta rất hài lòng, lý do là trước khi mạo hiểm đi xa, Bắc Kinh phải ưu tiên giải quyết vấn đề duyên hải.

Như vậy, trong vấn đề xây dựng hải quân tầm xa, Hải quân Trung Quốc đang ở giai đoạn nào? Để xây dựng một khả năng như vậy, Quân đội Trung Quốc phải thực hiện 5 việc trước tiên nào?

Xây dựng khả năng tác chiến thủy lôi

Cùng với việc tập trung phát triển lực lượng trên biển tầm xa, Hải quân Trung Quốc vẫn giữ cho mình di sản là lực lượng phòng thủ trên bờ. Hiện nay, tác chiến thủy lôi mang tính tấn công vẫn là khả năng trung tâm của Hải quân Trung Quốc. Khả năng quét sạch thủy lôi do đối phương bố trí lại hoàn toàn là một vấn đề khác.

Thủy lôi Mk67 SLMM được trang bị cho Hải quân Mỹ.
Thủy lôi Mk67 SLMM được trang bị cho Hải quân Mỹ.
Tàu quét mìn kiểu mới của Hải quân Trung Quốc.
Tàu quét mìn kiểu mới của Hải quân Trung Quốc.

Khi hoạt động ở duyên hải nước khác, lực lượng lính thủy đánh bộ Trung Quốc sẽ đối mặt với vấn đề đảo ngược vai trò. Lực lượng phòng thủ bản xứ có thể sẽ bố trí ngư lôi ở vùng biển xung quanh, hạn chế tự do hành động của Trung Quốc.

Trừ phi Bắc Kinh sẵn sàng từ bỏ yêu cầu chủ quyền của những khu vực nào đó, nếu không TQ chắc chắn sẽ tăng cường sức mạnh tác chiến chống thủy lôi.

Việc xây dựng khả năng tác chiến thủy lôi không hề dễ dàng, nó cần có thời gian dài, đầu tư rất nhiều sức lực, có công nghệ cao.

Phát triển khả năng tác chiến chống tàu ngầm

Giống như trên, Hải quân Trung Quốc cần phát triển khả năng tác chiến chống tàu ngầm. Chỉ cần gỡ mìn thành công, ảnh hưởng của thủy lôi sẽ có hạn.

Nhưng, tác chiến chống tàu ngầm lại đòi hỏi phải có trí tuệ và sự nhẫn nại cao hơn. Tác chiến dưới nước là một trò chơi tương tác kiểu “mèo bắt chuột” cường độ cao.

Hải quân Trung Quốc cần nâng cao lớn khả năng trên lĩnh vực tác chiến này, bởi vì chiến lược chống can thiệp có một phần nội dung rất lớn là làm cho tàu ngầm diesel của họ thực hiện nhiệm vụ cảnh giới ở các vùng biển của Trung Quốc hoặc Tây Thái Bình Dương.

Trung Quốc phải thấy được, các nước khác cũng sẽ có sự bố trí triển khai như vậy. Nhưng, xây dựng khả năng săn ngầm rõ ràng vẫn là nhiệm vụ có mức ưu tiên thấp của Hải quân Trung Quốc. Vì vậy, quan chức Hải quân Trung Quốc nên xem xét lại chương trình ưu tiên của họ.

Công nghệ của tàu ngầm thông thường Nhật Bản rất tiên tiến.
Công nghệ của tàu ngầm thông thường Nhật Bản rất tiên tiến.

Xây dựng hạm đội hậu cần chiến đấu, chế tạo tàu chiến thực dụng

Khi được quân đồng minh đồng ý, Tojo Hideki từng được hỏi “yếu tố quyết định của chiến tranh Thái Bình Dương là gì”. Tác chiến tàu ngầm của Mỹ là một yếu tố. Đồng thời, Tojo Hideki còn ca ngợi khả năng chinh chiến “xuyên lục địa” của Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ.

Do có sự hỗ trợ của tàu chở nhiên liệu và vật tư, lại được huấn luyện hệ thống tiếp tế trên biển, cho nên lực lượng đặc nhiệm có thể liên tục điều tới chiến trường. Vì vậy, có thể thấy rõ tầm quan trọng của hạm đội hậu cần chiến đấu.

Nhưng, Quân đội Trung Quốc hoàn toàn chưa có những đầu tư quan trọng trên phương diện xây dựng hạm đội hậu cần chiến đấu, mà muốn xây dựng được lực lượng hải quân tầm xa, thì phải xây dựng được một hạm đội như vậy.

Holmes chỉ ra, một hạm đội được hợp thành bởi tàu khu trục và tàu cần vụ lặn (phương tiện bảo vệ di động như phân xưởng cơ giới, phân xưởng hàn) sẽ đem lại cho Bắc Kinh một sự lựa chọn, trong khi sự lựa chọn này của Hải quân Mỹ lại đang giảm đi.

Như vậy, Hải quân Trung Quốc có thể triển khai phương tiện/thiết bị bảo vệ mang tính tạm thời ở phía trước, hỗ trợ cho tác chiến ở tuyến trước. Hải quân Trung Quốc có thể điều những tàu chủ lực này đến các bến cảng do Bắc Kinh cấp vốn xây dựng, chế tạo căn cứ hải quân “Lilypad” cấp bách để thay thế cho các công trình hạ tầng vĩnh cửu (và có thể gây tranh chấp).

Tàu khu trục tên lửa Hải Khẩu, Hải quân Trung Quốc
Tàu khu trục tên lửa Hải Khẩu, Hải quân Trung Quốc

Tăng cường hành động thực tế trên biển

Báo chí TQ nói rằng thuỷ thủ Trung Quốc cần coi đi ra đại dương là một hoạt động thường lệ, bất chấp hạm đội Trung Quốc kiên trì đến biển xa hay hạn chế phạm vi hoạt động trong vùng biển của họ. Napoléon từng sáng suốt chỉ ra rằng, những người lính phải cùng ăn cùng ở lâu dài để hợp lực triển khai tấn công có hiệu quả. Nếu chỉ ngồi trên bờ, các thuỷ thủ không thể tôi luyện được kỹ năng hoặc xây dựng tinh thần tập thể. Vì vậy, họ cần thường xuyên đi biển cả đầy biến động.

Ngoài ra, danh tướng Hải quân Anh, huân tước Nelson từng chế giễu quan điểm “phong toả nước Pháp (dưới sự thống trị của Napoléon) ở cự ly gần sẽ làm suy yếu sức mạnh hải quân Hoàng gia”. Lý luận này được quân đội TQ cho rằng, Hải quân Trung Quốc cần tăng thêm thời gian để đi ra ngoài, nếu không sẽ nhường ưu thế con người quan trọng cho đối phương.

Trung Quốc rất coi trọng tổ chức diễn tập đổ bộ đoạt đảo, đá
Trung Quốc rất coi trọng tổ chức diễn tập đổ bộ đoạt đảo, đá

Tư duy như một hạm đội tầm xa

Holmes cho rằng, việc Hải quân Trung Quốc xây dựng khả năng tác chiến thuỷ lôi và tác chiến chống tàu ngầm đều có liên quan tới yếu tố nhân lực trong tác chiến trên biển và hàng hải. Hải quân Trung Quốc muốn vượt qua truyền thống hạm đội phòng thủ bờ biển của họ, làm một hạm đội tầm xa sánh vai với Hải quân Mỹ.

Chống can thiệp và ngăn chặn khu vực của Trung Quốc là một chiến lược gây ấn tượng sâu sắc. Nó giúp Hải quân Trung Quốc tuần tra dọc theo các vùng biển xung quanh Trung Quốc (phần lớn của Tây Thái Bình Dương) và một phần vùng biển của Ấn Độ Dương, đồng thời nằm trong vòng bảo vệ của tên lửa đạn đạo chống hạm và vũ khí tầm ngắn khác.

Nhưng, theo bình luận của báo chí TQ, các thuỷ thủ Trung Quốc cuối cùng cần phải thoát khỏi tâm lý “hạm đội tuyến đầu” mang tính phòng thủ. Hiện nay, sự hỗ trợ hoả lực trên bờ hoàn toàn không trải ra toàn cầu, mà có thể lấy “khu vực có tranh chấp” làm lý do phản đối lực lượng địa phương của Hải quân Trung Quốc rời xa lãnh thổ.

Vì vậy, Hải quân Trung Quốc sẽ sử dụng thế tấn công – theo đó, họ phải thay đổi văn hoá trước đây một cách căn bản, triệt để, bắt đầu có tư duy như một lực lượng tấn công.

Biên đội hộ tống của Hải quân Trung Quốc ở vịnh Aden.
Biên đội hộ tống của Hải quân Trung Quốc ở vịnh Aden.
Việt Dũng (nguồn báo Phương Đông)