Trường học bán trú đã thay đổi giáo dục vùng cao

29/09/2019 07:28
Vũ Ninh
(GDVN) - Tại nhiều tỉnh miền núi, mô hình trường học bán trú đang phát huy hiệu quả to lớn: từng bước kéo trẻ đến trường, nâng cao chất lượng giáo dục vùng cao.

Hiệu quả tích cực từ mô hình trường học bán trú

Gần 4 năm nay, những đứa trẻ dân tộc thiểu số huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) không còn phải ăn cơm trắng với măng cay như trước đây.

Một ngày, hai bữa, học sinh trường Tiểu học Huồi  Tụ 2 đến khu nhà bếp trong trường để nhận những suất cơm do phụ huynh, giáo viên cùng nhau nấu.

Những thầy cô gieo con chữ trên cao nguyên đá
Những thầy cô gieo con chữ trên cao nguyên đá

Nhờ đó mà 4 năm nay, tỷ lệ học sinh người dân tộc thiểu số bỏ học đã giảm bớt đi rất nhiều.

Con dốc dẫn lên trường Tiểu học Huồi Tụ 2 cao ngút mắt.

Những năm trước đây, khi điều kiện về giao thông chưa phát triển, những đứa trẻ người Thái, người Khơ Mú gùi từng tải gạo, gói từng nhúm măng cay đắp đất tự nấu cơm.

Thầy cô nhìn thấy, ai cũng đau lòng.

Phụ huynh phần vì điều kiện kinh tế khó khăn, phần vì phong tục, lối sống chẳng mấy ai mặn mà với việc cho con đi học. Chính vì thế tỷ lệ học sinh bỏ học giữa chừng luôn ở mức báo động.

Nay, sau 4 năm thực hiện mô hình bữa ăn bán trú, thầy Nguyễn Thế Vinh, hiệu trưởng Trường Tiểu học Huồi Tụ 2 hồ hởi chia sẻ: 

“Nhờ mô hình trường học bán trú mà tỉ lệ học sinh bỏ học giữa chừng không còn nữa. Trước đây nhà trường từng rất vất vả để vận động các em đi học. 

Nhưng hiện nay cả phụ huynh lẫn học sinh đều có ý thức hơn trong việc đảm bảo học hành con em mình. Chất lượng giáo dục vì thế cũng đi lên. 

Ngoài ra các điều kiện về ăn ở, cơ sở vật chất, phòng ốc cũng được cải thiện. Trường học thực sự đã trở thành ngôi nhà thứ 2 của các em”.

Những luống rau xanh mướt sẵn sàng cho năm học mới (Ảnh:V.N)
Những luống rau xanh mướt sẵn sàng cho năm học mới (Ảnh:V.N)

Thành công của trường Tiểu học Huồi Tụ 2 đã chứng minh được tính hiệu quả của việc triển khai mô hình trường học bán trú.

Trẻ vùng cao được đi học, được ăn no, ăn ngon, mặc ấm và ở trong những khuôn viên sạch sẽ, khang trang. Nhiều em đã thực sự coi mái trường là ngôi nhà thứ 2 của mình.

Năm học này, Vàng A Tủa tích cực cùng thầy cô và các bạn trồng rau, tăng gia sản xuất cải thiện bữa ăn bán trú.

Tủa nói: “Em rất thích ở trường. Ở trường được vui chơi, được ăn cơm với các bạn. Em cảm thấy biết ơn các thầy cô vì đã cho em đi học”.

Cách huyện Kỳ Sơn khoảng 700km, thầy và trò trường Phổ thông dân tộc Bán trú xã Bản Công cũng đang tích cực chuẩn bị những bữa ăn bán trú trong năm học mới.

Năm học này, thầy Nguyễn Duy Tiến, hiệu trưởng nhà trường, quyết tâm cải thiện bữa ăn của các con theo hướng đầy đủ hơn, ngon miệng hơn và giàu chất dinh dưỡng hơn.

Quyết tâm đó được thể hiện qua những luống rau xanh mướt, mô hình tăng gia sản xuất thầy và trò cùng thực hiện.

Niềm vui của học sinh khi đến trường (Ảnh:V.N)
Niềm vui của học sinh khi đến trường (Ảnh:V.N)

Nói về hiệu quả và sự thành công của mô hình trường học bán trú không thể không nhắc đến điểm sáng là ngành giáo dục tỉnh Yên Bái. 

Chỉ trong vòng vài năm đưa vào thực hiện: Đề án sắp xếp lại quy mô mạng lưới trường, lớp học; chất lượng giáo dục ở Yên Bái có những chuyển biến rõ nét. đối với học sinh bán trú bữa ăn hàng ngày của các em cũng đảm bảo hơn.

Nếu như trước đây, mỗi ngày, em Hờ A Khua, học sinh lớp 5, Trường phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Chế Cu Nha, huyện Mù Cang Chải, phải đi bộ 2 tiếng để đến trường. 

Do địa bàn xa và kinh tế gia đình khó khăn, Hờ A Khua thường xuyên trốn học, phụ huynh cũng không mặn mà đưa con đến trường.

Nhiều hôm trời mưa gió rét, Khua phải lội bùn đất đến trường với tấm áo phong phanh. 

Tuy nhiên hiện nay điều này không còn xảy ra nữa. Hầu hết học sinh ở địa bàn xa đều đăng ký ở lại trường theo hình thức bán trú.

Học sinh được tạo mọi điều kiện về nơi ăn, chốn ở (Ảnh:V.N)
Học sinh được tạo mọi điều kiện về nơi ăn, chốn ở (Ảnh:V.N)

Tại đây, các em được thầy cô lo cho từng miếng ăn, giấc ngủ. Mùa đông được mặc ấm, mùa hè ở trong những phòng quạt chạy mát rượi. So với điều kiện của nhiều gia đình thì đây thực sự là một điều vượt ngoài mong đợi của họ.

Chia sẻ về những thành công này, thầy Tiến cho biết: “Từ khi thực hiện Đề án sắp xếp lại quy mô mạng lưới trường, lớp học; chất lượng giáo dục ở Yên Bái song song với đó là tổ chức các bữa ăn bán trú chúng tôi nhân thấy chất lượng giáo dục đã được cải thiện hơn rất nhiều.

Cái nhìn thấy đầu tiên là các con không nghỉ học nữa, phụ huynh cũng hào hứng đưa trẻ đến trường hơn so với trước đây. Nhờ đó mà công tác vận động học sinh đi học cũng bớt khó khăn hơn.

Được sự quan tâm của nhà nước, hiện nay mỗi cháu được hưởng chế độ 500.000 đồng tiền ăn/ tháng. Số tiền này đủ để các con có được những suất ăn dinh dưỡng, thơm ngon.

Bên cạnh đó nhà trường cũng thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khóa, tăng gia sản xuất với mục đích chính là giúp các con rèn luyện ý thức lao động từ nhỏ, không ỷ lại vào cha mẹ”.

Đề án có tầm cần những giáo viên có tâm

Trong quá trình tìm hiểu và phân tích sự thành công của mô hình bán trú tại nhiều địa phương, chúng tôi nhận ra rằng: Để có được sự thành công này bên cạnh chủ trương, chính sách đúng đắn cần có những người thực hiện có tâm với ngành giáo dục.

Những người thực hiện và sát sao với học sinh nhất đó chính là đội ngũ giáo viên cấp cơ sở.

Đến trường nơi thâm sơn cùng cốc (kỳ cuối): Đốt trái tim sưởi ấm tình người
Đến trường nơi thâm sơn cùng cốc (kỳ cuối): Đốt trái tim sưởi ấm tình người

Mặc dù tới đây việc quy hoạch, sắp xếp lại đội ngũ giáo viên vùng cao có thể ảnh hưởng đến công việc của nhiều thầy cô.

Nhưng những người ở lại luôn xác định tinh thần chung: tất cả vì học sinh thân yêu.

Trường Tiểu học Huồi Tụ 2, các thầy cô bắt đầu một ngày mới bằng việc đi chợ, lên thực đơn và chuẩn bị thực phẩm cho bữa ăn bán trú. 

Cách đó rất xa, giáo viên trường Bản Công cũng lên trường sớm đánh thức học sinh, hướng dẫn các em làm vệ sinh cá nhân, tập thể dục

Sự gắn bó keo sơn đó giữa thầy và trò khiến trẻ cảm nhân như đang sống trong ngôi nhà của mình. 

Hờ A Khua khóc không biết bao nhiêu nước mắt mỗi khi đến dịp nghỉ hè, phải rời xa bạn bè, mái trường, thầy cô để trở về nhà.

Điều đó minh chứng cho triết lý giáo dục: Tất cả vì học sinh thân yêu mà nhiều trường vùng cao đang theo đuổi.

Bữa ăn của học sinh cải thiện về chất và lượng (Ảnh:V.N)
Bữa ăn của học sinh cải thiện về chất và lượng (Ảnh:V.N)

Trong số những giáo viên đáng trân trọng, có tấm gương của thầy Nguyễn Văn Thành – người hiệu trưởng chăm lo từng miếng ăn, giấc ngủ của học sinh.

Những câu chuyện như đốt đuốc đến nhà vận động học sinh đi học, xây dựng khu vui chơi, sân bóng cho các em hay đơn giản là bỏ tiền túi mua xe đạp tặng học sinh đã trở thành giai thoại trong ngành giáo dục huyện Văn Chấn (Yên Bái).

Những câu chuyện rất đời thường nhưng sâu trong đó là một tấm lòng vì học sinh. 

Nhà trường giáo dục cả kỹ năng sống cho học sinh (Ảnh:V.N)
Nhà trường giáo dục cả kỹ năng sống cho học sinh (Ảnh:V.N)

Thầy Thành tâm sự: “Học sinh đến trường như các con của mình. Thậm chí mình dành thời gian chăm học sinh còn hơn chăm con ruột. Thấy các con vui khỏe, trưởng thành người thầy, người cô như chúng tôi ai cũng cảm thấy vui mừng.

Từ khi có mô hình bữa ăn bán trú, học sinh đi học đều hơn, gắn bó hơn với mái trường.

Người làm giáo dục nhất là giáo dục vùng cao phải chịu được khó, chịu được khổ, đặt học sinh lên hàng đầu”.

Trong năm học mới, những luống rau xanh um, tươi tốt tại các trường bán trú như tô điểm cho một mô hình giáo dục rất thành công. 

Khói bếp lại bay trên những trường học vùng cao, chúng ta có thể yên tâm phần nào học sinh đi học được yêu thương, được ăn ngon, ngủ ấm.

Vũ Ninh