Trường Lao động và Xã hội đang bị thanh tra về một loạt cáo buộc sai phạm

14/04/2017 09:32
HỮU CHÍ
(GDVN) - Một số nội dung liên quan đến việc Trường Đại học Lao Động và Xã hội bị tố có sai phạm đang được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội thanh kiểm tra.

Liên quan đến một số vấn đề sai phạm của Trường Đại học Lao động và Xã hội như: vi phạm quy chế trong tuyển sinh, về bằng cấp, trình độ của đội ngũ giảng viên nhà trường đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo thanh tra, kết luận từ năm 2015 nhưng không chịu khắc phục.

Ngoài ra, còn một số sai phạm liên quan đến lãnh đạo nhà trường trong công tác dân chủ cơ sở, ra các quyết định chấm dứt hợp đồng trái luật, trù dập giảng viên... cũng đang được thanh kiểm tra, làm rõ.

Hiện nay, Thanh tra Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã vào cuộc thanh tra, kiểm tra những nội dung liên quan đến việc tố cáo, phản ánh của người tố cáo.

“Chúng tôi đang trong quá trình thanh tra, theo quy định thì phải mất 60 ngày, chúng tôi sẽ trình lên Bộ trưởng xem xét, sau khi có chỉ đạo, chúng tôi mới cung cấp cho báo chí và công luận được. Hiện tại, chúng tôi chưa thể cung cấp được gì”, bà Nguyễn Thị Hồng Diệp, Trưởng phòng Tổng hợp và Thanh tra hành chính (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội) cho biết.

Yêu cầu cơ quan có liên quan cần sớm làm rõ những khiếu nại, tố cáo về Trường Đại học Lao động và Xã hội, tránh gây bức xúc trong dư luận (ảnh Hữu Chí)
Yêu cầu cơ quan có liên quan cần sớm làm rõ những khiếu nại, tố cáo về Trường Đại học Lao động và Xã hội, tránh gây bức xúc trong dư luận (ảnh Hữu Chí)

Liên quan đến số giảng viên có bằng cấp do cơ sở nước ngoài chứng nhận nhưng chưa có văn bản xác nhận của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ông  Trần Văn Nghĩa, Phó cục trưởng Cục Khảo thí (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho biết, việc chứng nhận văn bằng không ép buộc và tùy vào từng trường hợp cụ thể.  

Nếu chất lượng bằng cấp có vấn đề nghĩa là người đứng đầu phải chịu trách nhiệm.

Trường Lao động và Xã hội đang bị thanh tra về một loạt cáo buộc sai phạm ảnh 2

Trưởng khoa Trường Lao động: "Giảng viên ăn tiền, chạy điểm cho sinh viên"

(GDVN) - “Việc không giao giờ giảng là do ông L. không đủ tư cách, đạo đức của giảng viên,…”, ông Nghiêm Văn Lợi cho biết

“Hiện nay quy định về việc người có bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp thì chưa có quy định bắt buộc phải công nhận văn bằng.

Tuy nhiên, có một số trường hợp cụ thể đã có quy định trong quy chế.

Ví dụ: Trong việc quy chế đào tạo thạc sỹ, đào tạo sau đại học thì có quy định, người có văn bằng nước ngoài muốn được đăng ký đào tạo các cơ sở trong nước thì phải được công nhận văn bằng đấy. Và đây là trường hợp phải bắt buộc.

Quy định nằm trong quy chế đào tạo tiến sỹ, thạc sỹ có quy định người học có văn bằng nước ngoài  đều phải có cơ quan chức năng công nhận văn bằng, điều này là bắt buộc.

Việc không công nhận văn bằng, thì có thể xảy ra nhiều rủi ro, có thể những tấm bằng đó không đảm bảo chất lượng, có thể có bằng giả, thì vấn đề này người đứng đầu phải chịu trách nhiệm. Và đơn vị bổ nhiệm người đứng đầu cơ sở đào tạo đó cũng phải chịu trách nhiệm”, ông Trần Văn  Nghĩa, Phó cục trưởng Cục Khảo thí (Bộ Giáo dục và Đào Tạo) cho biết.

Trường Lao động và Xã hội đang bị thanh tra về một loạt cáo buộc sai phạm ảnh 3

Trường Lao Động và Xã Hội tiếp tục bị tố thêm sai phạm

(GDVN) - Không dừng lại việc sai phạm trong quy chế tuyển sinh, bằng cấp chứng chỉ của giảng viên mà Trường Lao động Xã hội lại bị tố thêm sai phạm…

Trước đó, theo Kết luận thanh tra số 982/KL-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngày 21/10/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trường Đại học Lao động và Xã hội có 586 giảng viên cơ hữu, trong đó: Phó giáo sư: 07 người, Thạc sĩ: 416 người, Đại học: 84 người. Tổng số giảng viên quy đổi là 616.

Qua thanh, kiểm tra phát hiện có 45 giảng viên có bằng tốt nghiệp từ đại học trở lên do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp, trong đó có 30 người chưa có văn bản xác nhận tương đương văn bằng của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, 46 giảng viên của Nhà trường chưa có chứng chỉ sư phạm giảng dạy đại học. Trong danh sách này có cả Hiệu trưởng Trường Lao động và Xã hội Hà Xuân Hùng.

Không những vậy, việc liên kết đào tạo đặt lớp tại địa phương khi chưa có văn bản cho phép của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Điều 9, Quyết định số 42/2008/QĐ-BGDĐT.

Thêm vào đó, việc một bộ phận cán bộ (không tham gia giảng dạy) của trường cũng được lãnh đạo nhà trường đưa vào con số giảng viên cơ hữu…

Bên cạnh đó, ông Đặng Văn L. (Giảng viên Khoa Kế toán Trường Đại học Lao động và Xã hội) cũng đã có đơn tố cáo phía lãnh đạo nhà trường trù dập (bằng việc không kết nạp Đảng, không bố trí giờ giảng, xúi giục sinh viên đứng lên tố cáo ông...) nên ông L. phải nhận kết quả là bị chấm dứt hợp đồng lao động. Qua nhiều lần khiếu nại, tố cáo, ông L. vẫn chưa đồng tình với kết quả giải quyết của nhà trường.

Dư luận nói chung và sinh viên, giảng viên Trường Đại học Lao động Xã hội đang mong chờ một kết quả thanh tra công tâm, khách quan và toàn diện của lãnh đạo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội. Nếu có phát hiện sai phạm phải xử lý nghiêm minh để chấn chỉnh lại công tác dạy và học tại nhà trường, lấy lại niềm tin của sinh viên đối với các giảng viên. 

Báo điện tử Giáo dục Việt Nam sẽ tiếp tục theo sát vụ việc.

HỮU CHÍ