Ukraine sẽ nghiên cứu chế tạo hệ thống phòng không mới cho Ấn Độ

16/02/2014 10:00
Việt Dũng
(GDVN) - Quân đội Ấn Độ có kế hoạch mua sắm 138 hệ thống phòng không tên lửa-pháo mới của Ukraine, là thỏa thuận lớn nhất của hai nước Ukraine-Ấn Độ.
Hệ thống pháo phòng không tự hành ZSU-23-4 Shilka (ảnh minh họa)
Hệ thống pháo phòng không tự hành ZSU-23-4 Shilka (ảnh minh họa)

Mạng quan sát quân sự Nga ngày 12 tháng 2 đưa tin, triển lãm vũ khí và trang bị quân sự quốc tế Defexpo-2014 kết thúc vài ngày trước tại New Delhi.

Trong thời gian triển lãm đã ký kết vài thỏa thuận cung ứng sản phẩm quân sự và bản ghi nhớ hợp tác, trong đó chương trình Ukraine chuẩn bị nghiên cứu chế tạo hệ thống vũ khí phòng không mới kết hợp tên lửa và pháo cho Quân đội Ấn Độ đã gây chú ý cho dư luận.

Trang mạng chính thức của tập đoàn Ukroboronprom Ukraine cho biết, đại diện Công ty xuất khẩu công nghệ đặc chủng Ukraine và Công ty Larsen - Toubro Ấn Độ ký kết hợp đồng, chuẩn bị hợp tác nghiên cứu chế tạo hệ thống phòng không tên lửa-pháo hợp nhất mới, tham gia đấu thầu mua sắm của Bộ Quốc phòng Ấn Độ.

Quân đội Ấn Độ có kế hoạch mua sắm 138 hệ thống phòng không này, tập đoàn Ukroboronprom Ukraine sẽ cùng đối tác Ấn Độ hợp tác nghiên cứu chế tạo loại trang bị này, tranh thủ được hợp đồng lớn.

Căn cứ vào thông tin đã công khai, công ty Larsen - Toubro Ấn Độ sẽ nhận được hồ sơ dự thầu, được phép tham dự tranh thầu. Ukraine phải cung cấp một xe chiến đấu và một xe chỉ huy cho hệ thống phòng không này trong ngắn hạn.

Phía Ukraine sẽ thu hút một số doanh nghiệp quốc phòng trong nước tham gia chương trình này, chủ yếu là các doanh nghiệp thuộc tập đoàn Ukroboronprom.

Trong đó, nhà máy ô tô Kharkov sẽ phụ trách sản xuất xe chỉ huy cho hệ thống phòng không tên lửa-pháo mới, cục thiết kế "Tia sáng" thành phố Kiev sẽ phụ trách sản xuất xe tác chiến, Cục thiết kế "Vũ khí pháo binh" thành phố Kiev phải đưa ra phương án pháo. Còn thời hạn sản xuất hai xe đặc chủng tạm thời chưa công bố.

Hệ thống phòng không tên lửa-pháo hợp nhất Pantsir-S do Nga chế tạo (ảnh minh họa).
Hệ thống phòng không tên lửa-pháo hợp nhất Pantsir-S do Nga chế tạo (ảnh minh họa).

Nếu Bộ Quốc phòng Ấn Độ hài lòng với hệ thống phòng không tên lửa-pháo do chuyên gia Ukraine nghiên cứu chế tạo, quyết định đặt mua loại vũ khí này cho Quân đội Ấn Độ, thì hợp tác kỹ thuật quân sự hai nước sẽ nâng lên tầm cao mới. Điều đáng chú ý là, những năm gần đây hợp tác quân sự Ukraine-Ấn Độ không ngừng mở rộng.

Tại triển lãm quốc phòng quốc tế Ấn Độ lần này, Phó tổng giám đốc tập đoàn Ukroboronprom, ông Maksim Glushchenko cho biết, hợp tác kỹ thuật quân sự Ukraine-Ấn Độ đang phát triển nhanh chóng. Năm 2012, tổng kim ngạch hợp đồng cung ứng vũ khí và trang bị quân sự của Ukraine cho Ấn Độ là 120 triệu USD, đến năm 2013 con số này đã tăng lên 397,4 triệu USD.

Hợp đồng có thể cung ứng 138 hệ thống phòng không tên lửa-pháo hợp nhất sẽ trở thành thỏa thuận cung ứng vũ khí và trang bị quân sự lớn nhất của hai nước Ukraine-Ấn Độ. Tuy nhiên, hiện nay bàn về kết quả đấu thầu của Bộ Quốc phòng Ấn Độ hoặc tương lai của hệ thống phòng không tên lửa-pháo mới do Ukraine nghiên cứu chế tạo là còn quá sớm.

Hiện nay chỉ biết giữa doanh nghiệp hai nước đã đạt được thỏa thuận, nhưng không có thông tin chi tiết hơn. Chính vì vậy, đối với hệ thống phòng không tên lửa-pháo hợp nhất mới của Quân đội Ấn Độ rốt cuộc sẽ là một loại vũ khí như thế nào, hiện nay chỉ có thể phỏng đoán.

Hệ thống phòng không tên lửa-pháo hợp nhất Tunguska Nga (ảnh minh họa)
Hệ thống phòng không tên lửa-pháo hợp nhất Tunguska Nga (ảnh minh họa)

Điều cần phải chỉ ra là, tập đoàn Ukroboronprom có kinh nghiệm nhất định về chế tạo hệ thống phòng không, khi nghiên cứu chế tạo hệ thống vũ khí mới cho Ấn Độ hoàn toàn có thể sử dụng một số thành quả công nghệ của chương trình trước đó.

Chẳng hạn, ngay từ cuối thập niên 90 của thế kỷ trước, tập đoàn Ukroboronprom đã đưa ra hệ thống phòng không tên lửa-pháo hợp nhất Donetsk. Nó là phiên bản cải tiến sâu sắc của hệ thống phòng không ZSU-23-4 Shilka, sử dụng tháp pháo của pháo phòng không tự hành Shilka và khung cải tiến của xe tăng chiến đấu T-80UD, đã giữ lại thiết bị ngắm chuẩn radar vốn có, trang bị hệ thống dẫn đường, thiết bị xử lý mục tiêu bên ngoài và hệ thống điều khiển hỏa lực số hóa.

Cơ số đạn pháo tăng gấp đôi. Để nâng cao tính năng tác chiến, hai bên tháp pháo còn lắp 2 thiết bị phóng Strela-10M.

Do hệ thống phòng không tên lửa-pháo hợp nhất Donetsk chỉ là phiên bản cải tiến sâu sắc của pháo phòng không tự hành Shilka, hơn nữa sử dụng rộng rãi bộ kiện và thiết bị đã có, vì vậy tiềm năng tác chiến của hệ thống vũ khí tương tự rõ ràng tương đối có hạn, chưa chắc có thể thu hút sự quan tâm của khách hàng tiềm năng.

Chính xuất phát từ nguyên nhân này, trước năm 2010, các chuyên gia Ukraine bắt đầu nghiên cứu chế tạo hệ thống phòng không tên lửa-pháo hợp nhất mới “Centaurus”

Khung xe của hệ thống phòng không tên lửa-pháo hợp nhất Centaurus tương tự hệ thống vũ khí Donetsk, nhưng cũng có một số khác biệt quan trọng. Là nền tảng của xe tác chiến mới, kiến nghị sử dụng khung xe tăng hiện có hoặc triển vọng, lắp tháp pháo, vũ khí và thiết bị điện tử nguyên bộ. Chuyên gia Ukraine đề nghị lắp 2 khẩu pháo 40 mm ở trước tháp pháo.

Hệ thống phòng không tên lửa-pháo hợp nhất Tunguska-M1 do Nga chế tạo (ảnh minh họa).
Hệ thống phòng không tên lửa-pháo hợp nhất Tunguska-M1 do Nga chế tạo (ảnh minh họa).

Có tin cho biết, trong giai đoạn nghiên cứu phát triển ban đầu từng đề nghị lắp pháo tự động 57 mm, nhưng cuối cùng đã chọn pháo cỡ nhỏ hơn. Hai bên tháp pháo phải lắp thiết bị phóng tên lửa phòng không cơ động kiểu nâng hạ, mỗi bên có 4 đơn vị phóng cơ động. Trong trạng thái hành tiến, những thiết bị phóng cơ động này phải thu lại, được bảo vệ bọc thép.

Hệ thống phòng không tên lửa-pháo hợp nhất Centaurus sử dụng radar và hệ thống radar quang điện dò tìm mục tiêu, điều khiển vũ khí, có thể đồng thời tấn công hai mục tiêu. Cơ số đạn được mang theo xe gồm có 8 quả tên lửa dẫn đường và 200 viên đạn pháo, chủ yếu là đạn phá hủy tiêu diệt và đạn xuyên thép.

Hiện có tin cho rằng, khi Centaurus sử dụng tên lửa có thể tiêu diệt mục tiêu có cự ly 12 km, độ cao 6.000 m trở xuống. Khi sử dụng pháo tấn công, khoảng cách sát thương lớn nhất là 6 km, độ cao lớn nhất là 4.000 m.

Căn cứ vào tưởng tượng của các nhân viên nghiên cứu chế tạo, hệ thống phòng không tên lửa-pháo hợp nhất Centaurus tương lai có thể bảo đảm phòng thủ đối không tầm gần đối với các mục tiêu tĩnh và bộ đội hành quân, sử dụng tên lửa hoặc pháo tấn công mục tiêu đến gần với các loại hình khác khau.

Tóm lại, trong lĩnh vực hệ thống phòng không, Ukraine có kinh nghiệm và thành quả nhất định. Trong tương lai không xa, Tập đoàn Ukroboronprom có năng lực tận dụng những thành quả này để chế tạo hệ thống phòng không tên lửa-pháo hợp nhất hiện đại.

Thời gian cụ thể bắt đầu thử nghiệm xe tác chiến và xe chỉ huy của hệ thống vũ khí mới tạm thời chưa rõ, hiện nay chỉ có thể biết Ukraine và Ấn Độ quả thật đã đạt được thỏa thuận hợp tác liên quan, dự tính sẽ rất nhanh có khả năng tiết lộ một số thông tin mới.

Hệ thống phòng không tên lửa-pháo hợp nhất Nga (ảnh minh họa)
Hệ thống phòng không tên lửa-pháo hợp nhất Nga (ảnh minh họa)
Việt Dũng