Việc đổi giờ đã từng thực hiện ở các nước châu Âu

04/02/2012 06:00
Theo độc giả Lê Ngọc Thuận/VNE
Việc đổi giờ đã từng thực hiện ở các nước châu Âu, tuy nhiên điều đó nhằm mục đích bảo đảm nhịp sống sinh học phù hợp cho tất cả mọi người.

Nhân sự kiện thành phố Hà Nội đổi giờ học, tôi có một chút hiểu biết nhỏ về việc đổi giờ giấc ở châu Âu, cụ thể là nước Đức, nơi tôi đã có trải nghiệm thực tế, mong được chia sẻ để bạn đọc cảm nhận và hiểu hơn về bản chất của vấn đề này.

Ở những nước khí hậu ôn đới như châu Âu, có một thực tế không thể phủ nhận là vào mùa hè, số giờ trời sáng dài hơn bình thường, và vào mùa đông số giờ trời tối dài hơn, hay nói cách khác là mùa hè ngày dài, mùa đông đêm dài.

Điều này đã được tôi chứng kiến thực tế, vào mùa hè tại nước Đức thì gần 9 giờ tối thì trời vẫn còn hừng hừng và ánh mặt trời vẫn chưa tắt hẳn nhưng vào mùa đông khi thức dậy lúc 7h sáng mà mặt trời vẫn chưa mọc, trời vẫn còn mờ mờ tối.

Vì bản chất của thời tiết như vậy nên đồng hồ sinh học của con người sống tại châu Âu sẽ tự động cảm nhận thay đổi theo, điều đó có nghĩa là mùa hè, con người sẽ đi ngủ muộn hơn và mùa đông con người sẽ dậy muộn hơn (vì trời chưa sáng thì dậy làm gì).

Do vậy chính phủ Đức mới nghĩ ra biện pháp đổi giờ, bản chất là để con người sống theo đúng nhịp sinh học của thiên nhiên, trời mùa hè còn sáng thì ngủ muộn một chút, và trời mùa đông còn tối thì bản thân mình cho phép dậy muộn hơn một chút, nôm na là như vậy.

Cách thực hiện của họ cũng đơn giản: Vào một ngày đầu của mùa hè, khi đó các đồng hồ tự động của bạn sẽ tự chạy chuyển giờ thực tế thành giờ đổi như sau: từ 9h tối thành 8h tối, gọi là đồng hồ tự động vì phần lớn đồng hồ có bắt sóng radio đều tự quay đổi giờ được hết, còn đồng hồ nào không quay được thì chỉnh bằng tay.

Việc đổi giờ cũng được thực hiện vào đúng nửa đêm để không ảnh hưởng tới giờ làm việc của ai hết, và bản chất là để ta điều chỉnh giờ ngủ muộn hơn một chút, vì trời vẫn còn sáng tới gần 9h tối (giờ cũ) nên khi ta đổi thành 8h tối (giờ mới) thì ta vẫn có thể đi mua sắm và về nhà trước 9h tối được chẳng hạn. Do vậy mùa hè tại Đức, chênh lệch múi giờ với Việt Nam là trễ khoảng 4 tiếng. Ví dụ ở VN là 10h sáng thì ở Đức là 6h sáng.

Khi đến mùa đông tại châu Âu, vào ngày đầu tiên của mùa đông, lúc 12h đêm, chính phủ sẽ cho đổi giờ, đồng hồ sẽ tự động quay cho chênh lệch đúng 1 tiếng, bản chất của việc thay đổi chênh lệch 1 giờ vào mùa đông cũng không ngoài mục đích điều chỉnh cho phù hợp với đồng hồ sinh học của con người, vì khi này lúc ta thức dậy vào lúc 6h30 sáng (giờ mới) thì bản chất nó là 7h30 sáng (giờ cũ) lúc đó mặt trời đã mọc và ánh sáng ban ngày đã tới, nên việc đi làm của người lao động, đi học của học sinh sẽ tốt hơn, thay vì đi học đúng giờ là 6h30 sáng (giờ cũ) lúc đó mặt trời chưa mọc, lái xe hay đi xe buýt trong đêm đen đúng nghĩa luôn.

Vào mùa đông tại Đức, người ta dậy muộn hơn, điều này có nghĩa là chênh lệch múi giờ với Việt Nam là 5 tiếng, tức ở Việt Nam là 10h sáng thì tại Đức là 5h sáng.

Điều đặc biệt là sự thay đổi giờ này áp dụng hầu hết trên toàn quốc, do vậy bản chất sự thay đổi giờ này để thay đổi nhịp sống sinh học của người dân cho phù hợp với thiên nhiên, và không ảnh hưởng đến phụ huynh, học sinh, người đi làm... mà còn tăng thêm tính thích nghi với thời tiết, môi trường.

Trên đây là một số hiểu biết ít ỏi của tôi về đổi giờ tại châu Âu.
Còn việc đổi giờ học, giờ làm tại Việt Nam, theo tôi là không được phép, vì tại Việt Nam không có chênh lệch thời gian vào mùa đông và mùa hè như tại Đức và về mặt sinh học sẽ làm rối loạn nhịp sống sinh học của mọi người dân, vì vậy tôi không đồng ý đổi giờ học, giờ làm của bất cứ người dân nào hết.
Vấn đề kẹt xe giờ lại nóng lên khi việc đổi giờ học của các em học sinh, dù là cấp nào, từ tiểu học đến đại học, đều có giờ ăn giờ chơi, giờ nghỉ ngơi giống nhau, là vì nhịp sống sinh học của các em đều như vậy. Vào giờ đáng ra các em phải được nghỉ ngơi thì các em lại phải học bài, nếu làm ngược lại như vậy thì có phản khoa học không, các nhà khoa học, nghiên cứu chuyên ngành rành rẽ hơn tôi, mong các vị nhận xét và cho ý kiến đóng góp thêm.
Ý kiến tôi có thể đúng, có thể sai, nhưng tôi mong sự góp ý chân thành để giải quyết vấn đề, có một số bạn đọc chưa nghĩ đến nhịp sống sinh học của con người, lại ép các em phải thức khuya, dậy sớm, hoặc đem việc bắt buộc đội mũ bảo hiểm ra mà đánh đồng với việc bắt dậy sớm, điều này là không đúng, vì việc đội mũ bảo hiểm chậm trễ nhưng người dân nghe theo là do người dân tự biết bảo vệ tính mạng, sức khỏe của mình, chứ không phải là người dân "lỳ lợm” không chịu nghe rồi phải bắt buộc mới chịu nghe.
Tôi mong có nhiều ý kiến đóng góp khác của người dân, các nhà khoa học để mong các bậc lãnh đạo xem xét bỏ việc đổi giờ vô lý này, trả lại nhịp sống sinh học thường ngày cho các em.

Đổi giờ ở nước ngoài mục đích chính là tiết kiệm năng lượng

... chứ ko phải chỉ có mục đích điều hòa nhịp sinh học đâu bạn ạ

  

Tôi Đồng ý - Bài viết rất hay và hợp lý

Tôi đồng ý với bài viết đổi giờ của bạn Thuận. Nhận xét quá chính xác. Đúng là chuẩn không chỉnh.Bạn cũng nói hết được những suy nghĩ của tôi

  

Các khái niệm khác nhau

Tôi chưa đồng ý với bác Thuận. Đổi giờ ở Châu Âu là đổi toàn bộ múi giờ. Đồng hồ phải điều chỉnh. Còn con người vẫn sinh hoạt theo đồng hồ đã định. Ở Việt Nam hiện nay là phân bổ lịch theo giờ. Đồng hồ không thay đổi. Con người phải thay đổi lịch tùy theo từng đối tượng. Ở Châu Âu hiện nay, việc phân bổ đã có từ rất lâu. Các cơ quan hành chính 8-16h, trẻ em học mẫu giáo 8-16h, các cơ quan dịch vu như nhà băng, cửa hàng: 10 hoặc 11h - 20/ 22h. Trường ĐH tuỳ theo lịch của thầy giáo và Sinh viên và có lịch từ 8 - 22 h.

   

Tôi không đồng ý với việc đổi giờ

Thứ nhất: tôi hoàn đồng ý với ý kiến nêu trên của bác Thuận. Thứ hai: việc đổi giờ học, giờ làm gây ảnh hưởng lớn đến quỹ đạo sinh học bấy lâu của người dân. Đối tượng phải chịu ảnh hưởng xấu lớn nhất là học sinh.

  

Bài viết sai hoàn toàn

Bạn viết để chứng minh cho mọi người rằng bạn chẳng hiểu cái gì cả. Từ khái niệm và mục đích về đổi giờ ở Châu Âu và ở Việt Nam. Mong rằng lần sau bạn nên kiểm tra trước độ chính xác của thông tin mình muốn chia sẻ.

 

Đồng ý với bạn

Đồng ý với bạn Thuận. Một số bạn cứ nói là việc đổi giờ ở VN là phù hợp vì nước ngoài họ cũng đã làm từ lâu. Nhưng các bạn lại không nghĩ rằng bên nước ngoài, 6,7 giờ tối thì trời vẫn nắng chang chang y như 2,3giờ chiều ở VN vậy. YNOT!

 

Hoàn toàn đồng ý với bạn Thuận

Bài viết của bạn rất hay cả về logic và thực tế. Tôi đồng tình với bạn. Và cũng rất bức xúc với một số ý kiến cho rằng các em học sinh và phụ huynh đang lên tiếng vì họ ích kỷ. Rồi một số ý kiến mang người nông dân ra so với các em học sinh, một sự so sánh khập khiễng và phản khoa học giữa đặc thù lao động chân tay và lao động trí óc. Tôi cũng mong có một cuộc trưng cầu dân ý thực sự từ phía lãnh đạo, cũng như sự đóng góp thực sự về mặt khoa học để có thể bỏ việc vô lý này!

 

Nên bỏ việc đổi giờ làm, giờ học

Bài viết rất hay, mọi biện pháp Chính phủ đưa ra đều phải phục vụ lợi ích của nhân dân, đổi giờ làm chẳng làm thay đổi tình trạng ùn tắc được bao nhiêu ( hôm qua tôi đi về lúc 5h30, nhiều con phố vẫn tắc như thường, hiện tại ùn tắc mới giảm một chút cũng bởi đầu năm lượng ng đi lại thường ít hơn), mà còn làm thay đổi đồng hồ sinh học của con người, đặc biệt là các cháu nhỏ, gây anh hưởng ko tốt đến nhiều mặt của đời sống XH. Mong rằng chinh phủ xem xét bỏ qui định đổi giờ để cs người dân được trở lại như bt, lợi ích chưa được bao nhiêu mà còn ảnh hưởng đến kinh tế VN trong tương lai

  

Bài viết tốt

Tôi đồng ý với bài viết này. Nó rất chi tiết, có dẫn chứng cụ thể (không như những comment "ở nước ngoài..." mà không biết là nước nào). Ngoài ra, tôi cũng rất bức xúc trước sự so sánh "mũ bảo hiểm" với "đổi giờ". Bạn Thuận đã nói hết những suy nghĩ của tôi rồi. Không thể ép buộc người dân ủng hộ một quyết định mập mờ, không nắm chắc có hiệu quả như vậy. Các bạn cho rằng thông thoáng một nơi vào 7:00, nhưng không thấy được sự ùn tắc ở nơi khác vào 18:30.

  

Hoàn toàn đồng ý

Tôi hoàn toàn đồng ý với ý kiến của tác giả? Thay đổi nhịp sống sinh học của con người nhất là học sinh là hoàn toàn phản khoa học. Có ai muốn làm việc hay học bài vào giờ mà chúng ta phải được nghỉ ngơi để tái tạo sức lực không?

  

Đồng ý

Tôi thấy đồng ý với bạn. Chẳng hiểu các bậc lãnh đạo kiến thức sâu xa đến đâu mà nghĩ ra được điều này. Cứ nói là hỏi ý kiến người dân rồi nhưng không biết họ hỏi những ai, tầng lớp nào?

 

Đồng ý

Ý kiến hay. Giải thích khoa học.

 

Thông tin hấp dẫn:

Cô gái bị xăm rết

Quan chức chơi cờ tiền tỷ

Những con đường đầy bao cao su

Bạo hành dã man ở Vĩnh Phúc

Bắt cóc trẻ sơ sinh ở bệnh viện Phụ sản TƯ

Lạc vào thế giới đêm Hà Thành

Điều kỳ diệu về cụ rùa Hồ Gươm

Những câu chuyện ở Trường bắn

Chọc gậy bánh xe

Bộ trưởng Đinh La Thăng

Tra tấn ôsin dã man

Sát thủ Lê Văn Luyện

Các chùm ảnh: Hay, đặc sắc

Hình ảnh cực độc chỉ có ở Việt Nam

Hình ảnh ghi tư các lễ hội Việt Nam

Hình ảnh cực độc: Ngộ nghĩnh như trẻ em

Theo độc giả Lê Ngọc Thuận/VNE