"Việt Nam cũng có thể hưởng lợi từ chương trình vũ trụ của Nhật Bản"

09/04/2014 15:26
Việt Dũng
(GDVN) - Các chương trình vũ trụ lưỡng dụng không do Bộ Quốc phòng quản lý đóng vai trò lớn hơn trên phương diện bảo vệ an ninh quốc gia Nhật Bản.
Tên lửa đẩy H-2A của Công nghiệp nặng Mitsubishi Nhật Bản
Tên lửa đẩy H-2A của Công nghiệp nặng Mitsubishi Nhật Bản

Tờ "Tin tức Quốc phòng" Mỹ ngày 7 tháng 4 đưa tin, hoạt động phát triển vũ trụ quân dụng của Nhật Bản vẫn bị kiềm chế rất lớn, nhưng các chương trình công nghệ lưỡng dụng quân-dân gia tăng đã cho thấy vũ trụ đóng vai trò chiến lược quan trọng hơn trong cơ cấu an ninh của Nhật Bản.

Ngân sách phát triển vũ trụ đến tháng 3 năm 2015 của Bộ Quốc phòng Nhật Bản tăng lên 10,3%, đạt 74.6 tỷ yên (tương đương 718,9 triệu USD), chiếm không đến 20% tổng ngân sách phát triển vũ trụ của Chính phủ Nhật Bản.

Có nhà phân tích cho rằng, tranh phần ngân sách và sức ép của liên minh Mỹ-Nhật đã làm gia tăng các chương trình vũ trụ lưỡng dụng, những chương trình này do nhiều bộ ngày tham gia, làm cho các chương trình vũ trụ không do Bộ Quốc phòng quản lý đóng vai trò lớn hơn trên phương diện bảo vệ an ninh quốc gia.

Năm 2012, chính quyền Shinzo Abe đã tiếp nhận toàn diện chính sách vũ trụ từ Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ của Nhật Bản, đã thành lập Ủy ban chính sách vũ trụ quốc gia.

Đầu năm 2013, ủy ban này đã công bố một đại cương cơ bản, đã trình bày về mối lo ngại trên phương diện an ninh quốc gia.

Tên lửa đẩy mới Epsilon của Nhật Bản
Tên lửa đẩy mới Epsilon của Nhật Bản

Mỹ cũng tiếp tục gây sức ép, yêu cầu Nhật Bản có khả năng vũ trụ để tăng cường theo dõi môi trường vũ trụ và theo dõi các vùng biển. Kết quả là một triển vọng đáng lo ngại: Những chương trình này cho thấy, họ tập trung vào phát triển công nghệ vũ trụ lưỡng dụng, trong đó có ý đồ quân sự.

Chương trình vệ tinh quan trắc tiên tiến (ASNARO) có kết cấu hệ thống mới của Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản giành được khoản kinh phí lớn, từ đó có thể phát triển công nghệ hình ảnh phục vụ cho mục đích quân sự.

Các nước đối tác Đông Nam Á cũng có thể thông qua mạng lưới giám sát thảm họa châu Á (giả định) - chủ yếu dựa vào vệ tinh do Nhật Bản nghiên cứu chế tạo - tham gia vào chương trình này.

Suzuki - chuyên gia chính sách vũ trụ Nhật Bản, giáo sư Đại học Hokkaido cho rằng, chương trình này có thể có mục đích quân sự, nhưng không phải là tập trung tất cả thiết kế cho nó.

Suzuki còn chỉ ra, trong 40 năm qua, Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ của Nhật Bản từng tránh tham gia vào nghiên cứu phát triển có liên quan đến quân sự, nhưng cũng đã giành được kinh phí phát triển công nghệ cảm biến hồng ngoại có thể dùng cho cảnh báo phòng thủ tên lửa  vũ trụ.

Vệ tinh do thám Radar-4 Nhật Bản
Vệ tinh do thám Radar-4 Nhật Bản

Một quan chức cấp cao Chính phủ Nhật Bản cho biết, Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ của Nhật Bản đã khắc phục sự bất mãn về việc quân sự hóa vũ trụ, sẽ sử dụng kinh nghiệm 40 năm trên phương diện phát triển công nghệ cho chương trình này.

Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ của Nhật Bản còn đang thực hiện một chương trình quan trắc vệ tinh quỹ đạo gần Trái đất được gọi là vệ tinh thử nghiệm tầng siêu thấp, nội dung là để cho vệ tinh cỡ nhỏ vận hành ở quỹ đạo tầm thấp từ 200 - 300 km, chụp ảnh có độ sắc nét cao.

Ngoài ra, Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ của Nhật Bản còn đang thực hiện chương trình vệ tinh phạm vi rộng. Quan chức chính phủ trên cho biết, hai chương trình này đều có thể dùng để theo dõi các vùng biển.

Vệ tinh siêu nhỏ PicoDragon là vệ tinh đầu tiên do Việt Nam chế tạo, có sự giúp đỡ của Nhật Bản
Vệ tinh siêu nhỏ PicoDragon là vệ tinh đầu tiên do Việt Nam chế tạo, có sự giúp đỡ của Nhật Bản
Việt Dũng