Vụ cưỡng chế: Không nên sắp xếp cán bộ theo kiểu “dây mơ rễ má"

14/02/2012 12:14
Nhiều chuyên gia cho rằng, vụ việc như một tiếng chuông cảnh báo về "căn bệnh" quan liêu trong công tác đào tạo cán bộ hiện nay.
Vụ việc, cưỡng chế đất, phá nhà của Ông Đoàn Văn Vươn (Vinh Quang, Tiên Lãng, Hải Phòng) gây chấn động động dư luận cả nước. Dù thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng có kết luận chính thức về vụ việc này, hôm 10/2 nhưng dư âm của vụ việc này vẫn tiếp tục lan tỏa mạnh trong dư luận. Nhiều chuyên gia cho rằng, vụ việc như một tiếng chuông cảnh báo về năng lực và công tác đào tạo, tổ chức cán bộ ở địa phương. Và ở một góc nhìn khác cho thấy, “căn bệnh” nan y quan liêu cửa quyền đang gây bức xúc dư luận hiện nay. Nhiều vấn đề nổi cộm đã được mang ra phân tích mổ xẻ.

Anh Chủ tịch huyện-em chủ tịch xã: Không sai nhưng “nhạy cảm”

Đến đất đai; quy định về giao đất, cho thuê đất; công tác đào tạo, sắp xếp cán bộ, đảng viên; Công tác kiểm tra, thanh tra, kỷ luật cán bộ ở địa phương. Có lẽ cần phải có sự chấn chỉnh từ trên xuống dưới.

Ở Tiên Lãng nổi lên một số vấn đề mà khá nhiều người quan tâm, đó là quan hệ anh em ruột của ông Chủ tịch huyện và theo ông Hà Tuấn Trung, nguyên ủy viên Uỷ ban kiểm tra TƯ Đẳng thì vụ sai phạm ở Tiên Lãng đã phát sinh, bộc lộ rất nhiều vấn đề: Từ cơ chế, chủ trương, các chính sách liên quan ông Chủ tịch xã (mà hai anh em lại cùng tham gia vụ cưỡng chế nhà ông Vươn, ông Quý). Ông Trung cho rằng: theo nguyên tắc tổ chức cán bộ hiện nay thì không có điều nào nói rằng, anh làm Chủ tịch huyện thì em không được làm Chủ tịch xã, miễn là đủ tiêu chuẩn. Nhưng theo ông Trung, từ việc ở Ninh Bình (anh làm Bí thư Tỉnh ủy, em làm Bí thư Thành ủy), rồi vụ việc ở Tiên Lãng (Hải Phòng), có lẽ những người làm công tác cán bộ nên rút kinh nghiệm tránh “điều động” cán bộ theo kiểu “dây mơ, rễ má” như trên. Anh em, bố con cùng nắm những vị trí chủ chốt ở một địa phương dễ dẫn phát sinh nhóm lợi ích cá nhân, cục bộ. Hiện nay, chúng ta đã bắt đầu để ý đến việc sắp xếp cán bộ như người ở huyện này về làm Chủ tịch ở huyện khác; Người ở tỉnh này về làm Bí thư hoặc Chủ tịch ở tinht khác. Cách sắp xếp như vậy rất hay, lại tránh được việc chi phối tình cảm cá nhân.

“Trong vụ việc ở Tiên Lãng, tôi có thấy báo chí nói rằng ông Chủ tịch xã Vinh Quang thiếu rất nhiều tiêu chuẩn mà không hiểu sao vẫn được ngồi vào vị trí đó. Việc này phải theo tôi còn liên quan đến cả tổ chức Đảng ở địa phương (bố trí, sắp xếp Đảng viên ra ứng cử). Như vậy, việc chọn Đảng viên trong trường hợp này có đúng hay không, có dân chủ hay không cũng cần phải xem xét lại. Đó là chưa kể đến liệu có sự chi phối từ trên xuống (mà trên là ai thì mọi người chắc cũng hiểu)”, ông Trung phân tích.

Nói về vai trò của Đại biểu Quốc hội của Hải Phòng, ông Trung cho rằng khá mờ nhạt. Theo ông Trung, Thủ tướng bận rất nhiều công việc đã đành nhưng còn rất nhiều người trong đoàn Đại biểu Quốc hội của Hải Phòng, tại sao không có ai lên tiếng? “Trong trường hợp này, cũng không loại trừ trách nhiệm của Thành ủy Hải Phòng. Tôi thấy họ phản ứng rất chậm, thậm chí là khá thờ ơ. Khi báo chí lên tiếng, họ mới chỉ đạo cơ quan điều tra vào cuộc. Vì vậy, những người có trách nhiệm liên quan cần phải bị xem xét kỷ luật”, ông Trung nhấn mạnh.
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Đình Hương, nguyên phó trưởng Ban tổ chức Trung ương cho rằng: “Sự việc lãnh đạo huyện Tiên Lãng cưỡng chế, phá nhà ông Đoàn Văn Vươn chẳng khác nào hành động của bọn cường hào ở nông thôn ngày xưa. Tôi được biết, Chủ tịch huyện Tiên Lãng là anh ruột của Chủ tịch xã Vinh Quang và cả hai vị lãnh đạo này đều tham gia vào vụ cưỡng chế. Đây không phải là vấn đề lớn, tuy nhiên sẽ có nhiều câu hỏi đặt ra liệu có lợi ích nhóm nào ở đây không? Và người dân họ sẽ nghĩ gì về điều đó?”
cuộc họp hôm 10/2 do thủ tướng chính phủ chủ trì có sự tham gia của lãnh đạo TP. Hải Phòng, một số bộ, ban ngành...
cuộc họp hôm 10/2 do thủ tướng chính phủ chủ trì có sự tham gia của lãnh đạo TP. Hải Phòng, một số bộ, ban ngành...

Bộ Công an nên cử đại diện giám sát điều tra

Theo luật sư Bùi Đình Ứng (Đoàn luật sư Hà Nội): Nếu có đủ bằng chứng khẳng định cán bộ chính quyền đã thuê người phá nhà ông Vươn thì cán bộ đó và những người liên quan có thể bị xử lý về tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản theo điều 143 Bộ luật Hình sự. Lúc này, cán bộ sẽ được xác định với vai trò chủ mưu; Còn người liên quan là đồng phạm. Điều 143 Bộ luật Hình sự quy định mức phạt nhẹ nhất tại khoản 1 là: phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm; Còn nặng nhất tại khoản 4: phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân nếu: gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Liên quan đến việc gia đình ông Vươn phản ánh về việc bị khai thác trộm thủy sản, luật sư Ứng cho rằng: nếu vụ mất trộm xảy ra cùng thời điểm cơ quan chức năng đang tổ chức cưỡng chế và xác định được các cán bộ có thẩm quyền biết và ủng hộ việc này thì tất cả đối tượng (kể cả cán bộ lẫn đối tượng trực tiếp khai thác tài sản) đều bị xử lý về “tội công nhiên chiếm đoạt tài sản” theo điều 137 Bộ luật hình sự, thậm chí có thể bị xử lý về “tội cướp tài sản”. Còn trong trường hợp các cán bộ có thẩm quyền không hay biết về việc mất trộm thì vẫn có thể bị xử lý kỷ luật vì sau khi cững chế, tài sản của người bị cưỡng chế vẫn do họ quản lý. Với những lý do này, tôi cho rằng, việc cơ quan điều tra, công an thành phố Hải Phòng ra quyết định khởi tố vụ án hủy hoại tài sản mới đây để điều tra là hoàn toàn hợp lòng dân. Điều mà người dân mong muốn hiện nay là việc quá trình điều tra phải thật công tâm, khách quan, xử lý đúng người đúng tôi.
Về nhiều ý kiến cho rằng, Bộ Công an cần phải vào cuộc để đảm bảo tính khách quan (tránh trường hợp những mối quan hệ mang tính nể nang ở địa phương), luật sư Ứng cho rằng: Bộ Công an có thể cử đại điện dể tham gia giám sát toàn bộ quá trình điều tra.
Nhìn nhận về toàn bộ quá trình diễn biến sự việc, luật sư Ứng nhận định, đây là một vụ cưỡng chế để xảy ra quá nhiều thiếu sót, sai lầm. Kể cả việc tổ chức cưỡng chế là đúng pháp luật thì việc đưa lực lượng quân đội cùng tham gia cưỡng chế cũng cần phải xem xét lại. Đây là chức năng của lực lượng công an chứ không phải của quân đội. Hơn nữa, phương án cưỡng chế đã không dự liệu được các tình huống phức tạp phát sinh, để xảy ra thương vong vô cùng đáng tiếccho lực lượng cưỡng chế. Nhưng nói gì thì nói, việc làm của anh em ông Vươn (nổ súng gây thương vong lực lượng cưỡng chế) cũng là sai. Việc làm sai của chính quyền cũng chỉ được xem là tình tiết giảm nhẹ (phạm tội do tinh thần bị kích động mạnh) mà thôi.
Trao đổi với phóng viên báo ĐS&PL, luật sư Nguyễn Thanh Bình, trưởng văn phòng Luật sư Tâm Đức Phúc (Đoàn Luật sư tỉnh Hải Dương) bày tỏ quan điểm đồng tình với nội dung mà Bí thư Thành ủy thành phố Hải Phòng Nguyễn Văn Thành đã nêu tại cuộc họp báo ngày 7/2 vừa qua về vụ việc cưỡng chế đất nhà ông Đoàn Văn Vươn. Theo luật sư Bình thì các cơ quan nhà nước, cơ quan thi hành luật pháp có liên quan nên nhanh chóng tìm ra đúng sai của sự việc. Một vấn đề quan trọng mà người dân đang quan tâm và bày tỏ bức xúc đó là vụ nhà ông Vươn có dính dáng đến bàn tay của “xã hội đen” hay không? “Vụ cưỡng chế nêu trên đã tạo ra nhiều phản ứng trong dư luận quần chúng nhân dân trong thời gian qua, khiến người dân mất niềm tin vào các cơ quan thực thi pháp luật. Vì vậy, tôi hi vọng thời gian tới, mọi “góc khuất” của vụ việc sẽ được phơi bày ra ánh sáng. Những hành vi vi phạm pháp luật bất kể là ai cũng phải xử lý nghiêm. Cán bộ có liên quan có thể bị xử lý về các tội lạm dụng chức vụ và quyền hạn; Cưỡng đoạt tài sản hoặc hủy hoại tài sản của công dân”, luật sư Bình nói.
Liên quan đến vụ việc trên, Đại tá Đinh Đình Phú, người dũng cảm đấu tranh chống tham nhũng tố cáo những quan chức ở Đồ Sơn (Hải Phòng), cũng đặt câu hỏi về việc có hay không sự lạm dụng chức quyền để trục lợi trong vụ cưỡng chế này? Mục đích đằng sau có thực sự chính đáng như lãnh đạo Huyện trả lời là để giao UBND xã Vinh Quang quản lý cũng khiến nhiều người nghi ngờ? “Tôi và nhiều luật sư cùng đồng tình, phải xem xét xử lý lãnh đạo huyện Tiên Lãng, xã Vinh Quang về tội cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng. Để xảy ra hậu quả xấu như hôm nay, 6 người bị thương, 6 người bị xem xét hình sự, vụ việc gây chấn động dư luận trong cả nước là do bắt nguồn từ cái sai của chính quyền huyện Tiên Lãng mà người đứng đầu là ông Chủ tịch huyện”, ông Phú nói.