Z-20 Trung Quốc đã sao chép trực thăng Mỹ loại dùng để diệt Bin Laden

31/12/2013 12:30
Đông Bình
(GDVN) - Trung Quốc muốn có một loại trực thăng hạng trung vừa có thể "lên núi, xuống biển" để khắc phục "vô vàn khó khăn" về trực thăng của họ.
Máy bay trực thăng Z-20 Trung Quốc đã bay thử lần đầu tiên (truyền thông Trung Quốc tuyên truyền)
Máy bay trực thăng Z-20 Trung Quốc đã bay thử lần đầu tiên (truyền thông Trung Quốc tuyên truyền)

Z-20 Trung Quốc đã sao chép trực thăng Mỹ diệt Bin Laden?

Mạng tạp chí "Học giả Ngoại giao" Nhật Bản ngày 26 tháng 12 đăng bài viết của tác giả Zachary Keck. Bài viết cho rằng, hiện nay, Trung Quốc đã cho bay thử lần đầu tiên một loại máy bay trực thăng mới. Dư luận phổ biến cho rằng, máy bay này đã sao chép máy bay trực thăng UH-60 do Công ty máy bay Sikorsky Mỹ chế tạo, tức là máy bay trực thăng Black Hawk.

Truyền thông Trung Quốc cho rằng, máy bay trực thăng thông dụng hạng trung Z-20 ngày 20 tháng 12 đã tiến hành bay thử lần đầu tiên ở khu vực đông bắc, Trung Quốc, hình ảnh của máy bay này đã được đăng tải trên diễn đàn quân sự của Trung Quốc.

Theo bài báo, loại máy bay trực thăng lớp 10 tấn này do Trung Quốc tự thiết kế đã lấp khoảng trống về máy bay trực thăng thông dụng hạng trung của Quân đội Trung Quốc; nó có ngoại hình tương đối giống máy bay trực thăng Black Hawk do Mỹ chế tạo.

Vào thập niên 80 thế kỷ trước, Trung Quốc đã mua 24 máy bay trực thăng S-70C-2, đây là phiên bản dân dụng của Black Hawk, độ cao bay của nó gây ấn tượng sâu sắc cho các quan chức Quân đội Trung Quốc. Nhưng, dư luận phổ biến cho rằng, 24 máy bay trực thăng này sau đó đã biên chế cho Không quân Trung Quốc.

Máy bay trực thăng Z-20
Máy bay trực thăng Z-20

Ngoài ra, cơ quan tình báo Pakistan còn giúp các kỹ sư Trung Quốc tiếp xúc với một chiếc máy bay trực thăng Black Hawk đã được cải tạo rất lớn, chiếc trực thăng này đã bị rơi vỡ khi sử dụng để tiêu diệt nhà lãnh đạo tổ chức Al Qaeda Bin Laden vào năm 2011.

Kỹ sư Trung Quốc đã được tiếp cận chiếc máy bay trực thăng này và tiến hành lấy mẫu. Tuy binh sĩ Thủy quân lục chiến Mỹ đã cho nổ tung nó sau khi chiếc trực thăng này rơi vỡ, nhưng phần đuôi của máy bay trực thăng không bị phá hủy.

Vì vậy, loại máy bay trực thăng mới nhất này do Trung Quốc "tự" chế tạo hầu như rất có thể đã được gợi ý rất lớn từ loại máy bay của nước khác. Trung Quốc có rất nhiều tiền lệ sao chép công nghệ quốc phòng của nước khác.

Năm 2012, Trung Quốc đã công bố một loại máy bay trực thăng mới - máy bay trực thăng vũ trang Z-10, đồng thời tuyên bố là tự chế tạo. Nhưng, đầu năm nay, kiến trúc sư trưởng Sergey Mikheyev của Cục thiết kế Kamov - Công ty thiết kế máy bay trực thăng Nga tiết lộ, công ty ông đã từng bí mật cung cấp cho Trung Quốc thiết kế sơ bộ máy bay trực thăng Z-10 vào giữa thập niên 90 của thế kỷ trước.

Có người suy đoán, Trung Quốc cũng đã sao chép máy bay trực thăng vũ trang AH-64D Longbow Apache của hãng Boeing.

Máy bay trực thăng Z-20 do dân mạng vẽ
Máy bay trực thăng Z-20 do dân mạng vẽ

Nhưng, trang mạng "Những người yêu thích hàng không" cho rằng, máy bay Black Hawk của Mỹ và Z-20 Trung Quốc có một số khác biệt rõ rệt. Cụ thể như, Z-20 có 5 cánh, còn Black Hawk có 4 cánh, buồng lái của Z-20 lớn hơn, bánh đáp và phần đuôi của Z-20 cũng khác với Black Hawk. Từ địa điểm bay thử của Z-20, tờ "Tuần san Hàng không" (Aviation Week) Mỹ suy đoán, máy bay này do Công ty TNHH Tập đoàn công nghiệp máy bay Cáp Nhĩ Tân chế tạo.

Z-20 giúp Quân đội Trung Quốc khắc phục khó khăn lớn hiện nay

Tân Hoa xã ngày 27 tháng 12 có bài viết của tướng học giả Trung Quốc Trần Hổ cho rằng, từ lâu, Trung Quốc luôn ở trong một trạng thái vô cùng khó khăn về trang bị máy bay trực thăng. Máy bay trực thăng sớm nhất của Trung Quốc là Z-5, loại máy bay trực thăng sao chép Mi-4 của Liên Xô cũ, số lượng sản xuất chúng rất lớn, trang bị rất nhiều, hầu như đã trở thành chủ lực duy nhất của trang bị trực thăng Trung Quốc.

Mãi cho đến sau khi cải cách mở cửa, do Z-5 không thể bước cùng thời đại về công nghệ, đồng thời rất nhiều máy bay trực thăng tiên tiến trên phạm vi thế giới đã ra đời. Trong xu thế này, Trung Quốc đã nhập khẩu máy bay trực thăng Dauphin và Super Frelon. Cùng với việc nhập máy bay trực thăng Dauphin, Trung Quốc cũng đã nhập đồng bộ công nghệ sản xuất hoàn chỉnh của nó.

Máy bay trực thăng Z-8 Trung Quốc
Máy bay trực thăng Z-8 Trung Quốc

Sự xuất hiện của máy bay trực thăng thông dụng Z-8 có nguồn gốc từ nghiên cứu sao chép Super Frelon. Việc nhập khẩu hai loại máy bay này đã đặt nền tảng tốt đẹp cho phát triển máy bay trực thăng của Trung Quốc, Trung Quốc đã học được rất nhiều. Nhưng khi vận dụng Trung Quốc thấy 2 loại máy bay này tồn tại không ít khuyết điểm. Bởi vì, hai loại máy bay trực thăng này đều thiết kế để sử dụng cho môi trường trên biển.

Thân máy bay Super Frelon có thể làm cho nó hạ cánh trên mặt nước thậm chí trực tiếp lơ lửng trên mặt nước. Nhưng, sử dụng máy bay trực thăng trong môi trường trên biển yêu cầu không cao đối với công suất dư thừa, cho nên động lực của loại máy bay trực thăng này ở môi trường cao nguyên, núi cao không đủ, không thể đạt yêu cầu có thể "lên núi" của máy bay trực thăng. Hơn nữa, cho dù có "giỏi" hoạt động trên biển thì chúng cũng có điểm yếu.

Dauphin cũng chính là Z-9 sau này có trọng tải không đủ, thực hiện nhiệm vụ như săn ngầm hạn chế; thân máy bay Z-8 khá lớn, tàu nhỏ một chút là không thể đỗ được, vì vậy Trung Quốc đã phải nhập khẩu máy bay trực thăng Ka-28 để giải quyết vấn đề môi trường biển.

Máy bay trực thăng Ka-28 của Hải quân Trung Quốc, mua của Nga
Máy bay trực thăng Ka-28 của Hải quân Trung Quốc, mua của Nga

Để giải quyết vấn đề đưa trực thăng "lên núi", Trung Quốc buộc phải nhập khẩu máy bay trực thăng Black Hawk của Mỹ. Tuy Black Hawk đã "lên núi", nhưng số lượng nhập khẩu có hạn, hơn nữa việc sửa chữa và thay thế linh kiện sau này của chúng xảy ra không ít khó khăn. Trong tình hình đó, Trung Quốc đã tiếp tục nhập khẩu máy bay trực thăng Mi-17 và Mi-171 phiên bản sau này của Nga.

Mi-17 là phiên bản tiếp theo của Z-8, là một loại máy bay trực thăng thông dụng hạng trung rất dễ sử dụng, nhưng ban đầu Liên Xô chế tạo nghiêng về sử dụng cho mặt đất, cho nên xuất hiện tình hình có thể "lên núi", nhưng không thể "xuống biển". Hơn nữa, cho dù lên núi, cũng không đủ động lực hoạt động trong môi trường như cao nguyên Thanh Tạng. Trong môi trường lớn này, Trung Quốc cấp bách cần một loại máy bay trực thăng thông dụng hạng trung lớp 10 tấn để giải quyết rất nhiều vấn đề hiện nay.

Theo bài báo sự xuất hiện của Z-20 hứa hẹn khắc phục được tình trạng này. Trung Quốc đã đặt ra yêu cầu tính năng cân bằng "có thể lên núi và xuống biển", yêu cầu này thực sự khó khăn, nhưng phải cố gắng giải quyết.

Máy bay trực thăng Mi-17B-7 của lực lượng hàng không Lục quân Trung Quốc, mua của Nga
Máy bay trực thăng Mi-17B-7 của lực lượng hàng không Lục quân Trung Quốc, mua của Nga

Cùng với sự kết thúc của Chiến tranh Lạnh, vai trò của lực lượng xe bọc thép quy mô lớn bị suy yếu, nhu cầu đối với máy bay trực thăng vũ trang chuyên dụng thực chất đã không thể thích ứng tốt lắm với các nhiệm vụ hiện nay. Máy bay trực thăng thông dụng hạng trung mới có thể đem lại một phương tiện tốt hơn cho Quân đội Trung Quốc. Vì vậy, trong tương lai Z-20 đạt được yêu cầu mới có thể giải quyết căn bản rất nhiều khó khăn về trang bị máy bay trực thăng hiện nay của Trung Quốc.

Đây cũng là một thách thức của công nghiệp hàng không Trung Quốc. Có người cho rằng, máy bay trực thăng hạng trung là "xe taxi chiến trường", bởi vì trong tình hình bình thường, lượng trang bị của nó lớn, tần suất sử dụng lớn, môi trường bay phức tạp. Vì vậy yêu cầu công nghệ cơ bản đối với loại máy bay trực thăng này là "bền chắc".

Đối với loại máy bay có thể hoạt động ở cao nguyên, miền núi, không khí loãng này, yêu cầu động lực của nó rất cao; để xuống biển, nó phải đối mặt với môi trường ăn mòn cao của muối, do đó nó đối mặt với những khó khăn như dẫn đường trên biển.

Máy bay trực thăng tấn công Z-10 Trung Quốc
Máy bay trực thăng tấn công Z-10 Trung Quốc
Máy bay trực thăng tấn công Z-19 Trung Quốc
Máy bay trực thăng tấn công Z-19 Trung Quốc
Máy bay trực thăng vũ trang Z-11 Trung Quốc
Máy bay trực thăng vũ trang Z-11 Trung Quốc
Máy bay trực thăng Z-15 Trung Quốc, hợp tác với Pháp
Máy bay trực thăng Z-15 Trung Quốc, hợp tác với Pháp
Máy bay trực thăng Ka-31 do Nga chế tạo, Trung Quốc mua
Máy bay trực thăng Ka-31 do Nga chế tạo, Trung Quốc mua
Đông Bình