Học trò không điện thoại, máy tính, giáo viên phải vào tận bản giao bài tập

07/09/2021 06:15
MINH THẢO
0:00 / 0:00
0:00
GDVN- Do điều kiện gia đình học sinh khó khăn, không mua được máy tính, điện thoại nên giáo viên phải băng rừng vào tận từng bản làng để giao bài tập cho học sinh.

Năm học mới 2021-2022 bắt đầu ở Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Krong (xã Krong, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) bằng những chuyến băng rừng, vượt suối của thầy cô đến với học trò.

Nằm chơ vơ giữa bốn bề núi rừng trùng điệp, ngôi trường nhỏ là “nhà” của những học sinh người đồng bào dân tộc thiểu số như: Ba Na, Ê Đê...

Thầy Nguyễn Văn Thuấn - Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Krong cho biết, từ điểm trường chính, các giáo viên phải chạy xe máy 3-4 giờ đồng hồ vào các bản để tìm học trò.

Món quà mang theo là những quyển sách, quyển vở, quyển truyện tranh mới để động viên các em bắt đầu một năm học mới khi mà dịch bệnh Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, chưa thể đến trường.

“Ở vùng núi của Krong không có sóng di động, học trò không có máy tính nên việc học trực tuyến không thể thực hiện. Do đó, các thầy cô phải đến tận từng nhà giao bài tập, động viên các em ôn kỹ bài kẻo sợ hổng kiến thức”, thầy Thuấn cho hay.

Dưới đây là những hình ảnh do thầy Thuấn ghi lại trong quá trình cùng giáo viên vào tận bản để giao bài tập cho học sinh.

Thầy Nguyễn Văn Thuấn cùng các giáo viên nhà trường vào từng bản, gõ từng nhà để giao sách vở, bài tập cho học trò khi năm học mới bắt đầu trong tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn phức tạp.

Thầy Nguyễn Văn Thuấn cùng các giáo viên nhà trường vào từng bản, gõ từng nhà để giao sách vở, bài tập cho học trò khi năm học mới bắt đầu trong tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn phức tạp.

Cô giáo Nguyễn Võ Hoài Linh, Giáo viên dạy môn Ngữ Văn, Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Krong vào tận bản tìm học trò.

Cô giáo Nguyễn Võ Hoài Linh, Giáo viên dạy môn Ngữ Văn, Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Krong vào tận bản tìm học trò.

Học trò vùng cao không có sóng điện thoại, không có máy tính nên việc học trực tuyến gần như là bất khả thi.

Học trò vùng cao không có sóng điện thoại, không có máy tính nên việc học trực tuyến gần như là bất khả thi.

Những "tân binh" lớp 1 vẫn chưa quen với các thầy cô giáo nên bố mẹ phải đích thân đi "bắt" về.

Những "tân binh" lớp 1 vẫn chưa quen với các thầy cô giáo nên bố mẹ phải đích thân đi "bắt" về.

Để tìm được học trò vùng cao trong những ngày đầu năm học mới không phải chuyện đơn giản vì các em thường theo bố mẹ đi rẫy.

Để tìm được học trò vùng cao trong những ngày đầu năm học mới không phải chuyện đơn giản vì các em thường theo bố mẹ đi rẫy.

Gian nan đường vào bản tìm học trò.

Gian nan đường vào bản tìm học trò.

Học trò vùng cao trong những ngày hè thường theo bố mẹ đi làm rẫy nên các thầy cô phải lặn lội đi tìm.

Học trò vùng cao trong những ngày hè thường theo bố mẹ đi làm rẫy nên các thầy cô phải lặn lội đi tìm.

Thầy giáo lội rừng, băng suối vào từng bản tìm học trò trong những ngày đầu năm học mới.

Thầy giáo lội rừng, băng suối vào từng bản tìm học trò trong những ngày đầu năm học mới.

Cô giáo Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Krong hướng dẫn các em nhớ từng mặt con chữ sau một thời gian dài nghỉ hè, nghỉ dịch Covid-19.

Cô giáo Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Krong hướng dẫn các em nhớ từng mặt con chữ sau một thời gian dài nghỉ hè, nghỉ dịch Covid-19.

Cô giáo Nguyễn Võ Hoài Linh mang sách đến tặng cho học trò.

Cô giáo Nguyễn Võ Hoài Linh mang sách đến tặng cho học trò.

Thầy cô mang sách vở, bài tập đến từng nhà giao cho phụ huynh để có những hướng dẫn cho các em ôn tập kiến thức. Ảnh: NVT

Thầy cô mang sách vở, bài tập đến từng nhà giao cho phụ huynh để có những hướng dẫn cho các em ôn tập kiến thức. Ảnh: NVT

MINH THẢO