Luật Giáo dục Đại học chỉ thật sự cần thiết khi…

12/05/2011 01:55
(GDVN) - Sớm hay muộn chúng ta phải hình thành chương trình chiến lược QG phát triển giáo dục ĐH với chính sách mới dành cho người dạy và người học.

(GDVN) - Trong tháng 4, Hiệp hội các trường Đại học, Cao đẳng NCL đã tổ chức hai cuộc hội thảo phía Bắc và phía Nam với lãnh đạo một số trường ĐH NCL và một số chuyên gia giáo dục để trao đổi về “Dự thảo Luật Giáo dục Đại học” (phiên bản 4); Ban tổ chức đã gửi biên bản và một số bài viết tập hợp từ hai cuộc hội thảo đó đến Ban soạn thảo Luật này. Chúng tôi tóm lược những ý kiến đó đồng thời có thêm ý kiến của người viết bài này.

{iarelatednews articleid='1000'}

- Trong Luật Giáo dục đã dành mục 4 với 5 điều nói về giáo dục ĐH, nhưng đó vẫn là luật khung, chưa đủ cụ thể cho lĩnh vực giáo dục quan trọng hàng đầu này.

- Sức ép của hội nhập và cạnh tranh quốc tế đối với sự phát triển đất nước, từ đó đòi hỏi nền giáo dục ĐH VN phải vươn lên mạnh mẽ để đáp ứng yêu cầu đào tạo nhân lực và nhân tài. Sớm hay muộn chúng ta phải hình thành một chương trình chiến lược quốc gia phát triển giáo dục ĐH với một hệ thống mục tiêu táo bạo (dù chỉ từ mức yêu cầu tối thiểu cần thiết); với quyết tâm đầu tư lớn không kém đầu tư cho cơ sở hạ tầng kinh tế; với hệ thống chính sách mới dành cho người dạy và người học; với tư duy và cơ chế quản lý mới tạo thuận lợi tối đa cho các cơ sở giáo dục ĐH phát triển.

Trong trường hợp đó và chỉ trong trường hợp đó mới thật cần thiết xây dựng một Luật Giáo dục ĐH riêng, ở đó phải cụ thể hoá Luật GD và quán triệt những Nghị quyết của các Đại hội Đảng sau khi có Luật GD 2005 ra đời, tiếp thu những chủ trương lớn của Đảng và Chính phủ trong những năm gần đây, đáp ứng nhu cầu pháp lý để giải quyết các vấn đề thực tiễn đang tồn tại trong giáo dục ĐH.

GS.TS Trần Hồng Quân
GS.TS Trần Hồng Quân đang thảo luận sôi nổi về luật giáo dục ĐH
Luật phải xây dựng trên nền tư duy mới

- Nền Đại học VN vừa đào tạo tinh hoa vừa phục vụ giáo dục đại chúng, phải thừa nhận một phổ rộng về chất lượng, cho nên, chỉ một chuẩn duy nhất là không thích hợp. Phải thừa nhận có một phổ liên tục đan xen giữa năng lực nghiên cứu và năng lực thực hành. Cho nên sự phân biệt ĐH nghiên cứu và ĐH thực hành là hết sức tương đối.

- Phải thừa nhận có một phổ sở hữu đan xen. Trong trường tư có thể có (và nên có) sở hữu nhà nước, trong trường công có thể có sở hữu tư. Cả 2 loại trường này còn có thể có sở hữu cộng đồng. Điều này đã thể hiện trong điều 43, 44 của dự thảo lần thứ 4. Cho nên việc phân biệt trường công, trường tư chỉ đúng ở hai cực: 100% tài sản công và 100% tài sản tư. Đó là 2 trường hợp không phổ biến. Do vậy sự phân biệt trường công và trường tư chỉ là tương đối.

- Việc xác lập các loại hình cơ sở giáo dục ĐH, CĐ cũng nên “mềm”. Có trường ĐH, Học viện, Viện ĐH, trường CĐ. Không nên phân vân về ĐH 2 cấp mà phải tổng kết mô hình này, điều chỉnh  để mở đường hình thành những tập đoàn ĐH, tập đoàn ĐH và Khoa học, ở đó các trường thành viên có đầy đủ tư cách pháp nhân như bất cứ trường đại học nào, nhưng lại có sức mạnh của tập đoàn. Mặt khác, cũng mở đường cho việc hình thành các đô thị Đại học và Khoa học.

Không nên làm một bước lùi so với Nghị quyết 14 về đổi mới toàn diện và triệt để GD ĐH. Cần luật hoá những chủ trương quan trọng trong Nghị định 69  về xã hội hóa GD. Đúng là những văn bản thể hiện nhiều tư duy mới.

Xác lập bằng luật “quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm xã hội” mà các cơ sở giáo dục ĐH là yêu cầu lớn nhất đối với Luật Giáo dục ĐH. Chỉ có như vậy mới tạo được sinh khí nội sinh của hệ thống. Đó là bài học lớn nhất của công cuộc đổi mới kinh tế – xã hội nước ta.

Phải viết lại hoàn toàn chương VIII (dự thảo 4) theo hướng làm rõ trách nhiệm quyền hạn của từng cấp quản lý (Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ GD-ĐT, các Bộ khác và UBND tỉnh, thành). Các cơ quan quản lý này chủ yếu làm 3 loại việc:

-    Xây dựng ban hành các văn bản luật và pháp quy, tiêu chuẩn, quy phạm.

-    Xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển

-    Kiểm tra, kiểm soát, thực hiện chế tài.

Cần
Luật phải xây dựng trên nền tư duy mới
Các cơ sở đào tạo phải hoạt động trong khuôn khổ đó và tự do hoạt động trong khuôn khổ đó, không phải xin phép.
Chương VIII không nên viết như hiện nay: tất cả nội dung quản lý Nhà nước nói ở đó thì trường cơ bản không còn quyền tự chủ nữa. Lại không phân cấp rõ cấp nào, làm gì.

Nên để các trường tự quyết định: ngành nghề đào tạo, chương trình, nội dung, phương thức đào tạo. Bộ GD-ĐT chỉ nên quy định chuẩn đầu ra về năng lực tổng quát. Bộ không nên quy định chi tiết đến mức môn gì đạt kiến thức đến đâu...

Các trường tự quyết định chỉ tiêu tuyển sinh, cách tuyển.

Các trường được tự chủ tài chính, nhân lực

Các trường chủ động bố trí nhân sự lãnh đạo đề nghị Bộ phê chuẩn (trừ trường công trọng điểm có quy định riêng).

Khi giao quyền tự chủ cao cho các cơ sở giáo dục ĐH thì không thể không có Hội đồng trường. Đây là Hội đồng quyền lực chứ không phải Hội đồng tư vấn. Hội đồng trường có vai trò là chủ nhà trường, có chức năng đại diện lơi ích xã hội, lợi ích tập thể thầy cô giáo, SV và lợi ích của các nhà đầu tư. Nên thay Hội đồng quản trị của trường tư bằng Hội đồng trường. Điều này cũng phù hợp với sự đồng quy về mô hình sở hữu đan xen giữa trường công và trường tư như đã nói trên và điều 43, 44 của dự luật nay cũng đã thể hiện.

Lâu nay Hội đồng trường không phát huy tác dụng được vì quyền tự chủ ở các trường công lập là vô cùng hạn chế. Ngược lại nếu không có Hội đồng trường thì khó mà mạnh dạn giao quyền tự chủ rộng rãi cho các trường công lập.
 
Phải luật hóa tư tưởng và chủ trương có tầm chiến lược của Đảng và Nhà nước về xã hộ hoá giáo dục

Phải khẳng định sự bình đẳng giữa các trường NCL và các trường công lập. Phải khẳng định giá trị bằng cấp như nhau và sự bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi của sinh viên giữa hai loại trường này về phương diện pháp lý

Nhiều người cho rằng Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng NCL nên tổ chức sửa chữa bổ sung cụ thể trọn vẹn hoàn chỉnh một bản dự thảo Luật này.

GS.TS Trần Hồng Quân - Chủ tịch Hiệp hội các trường Đại học, Cao đẳng NCL

{jcomments on}