Lương thấp, giáo viên giỏi sẽ bỏ nghề

10/11/2012 06:09
Theo VNN
Lương không đủ sống, thầy cô giáo phải bươn chải kiếm sống. Ông Lê Hồng Sơn, GĐ Sở GD-ĐT TP.HCM cho rằng, phần đông người thầy, ngoài giờ lên lớp không ai muốn đi dạy thêm. Muốn nâng vị thế người thầy trước hết phải nâng lương.
Sáng 8/11, Ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM đã tổ chức Tọa đàm khoa học “Người thầy nhân tố quan trọng trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo”. Buổi tọa đàm trở nên nóng hơn khi vấn đề dạy thêm được đưa ra mổ xẻ. Nhà giáo đang đứng giữa hai ranh giới mong manh là phẩm chất và tiêu cực nếu coi dạy thêm là hành vi tiêu cực, làm khó…
Giáo viên đang bị xúc phạm?
TS Hồ Thiệu Hùng, Nguyên phó trưởng Ban Tư tưởng - Văn hóa Thành ủy TPHCM, nguyên GĐ Sở GD-ĐT TP.HCM cho rằng: nhà giáo hiện nay đang bị đè nặng bởi nguồn thu nhập đã hạn hẹp, lại bị xúc phạm về danh dự và uy tín, một trong số nguyên nhân là do dạy thêm.

Ý kiến tham luận tại buổi tọa đàm.
Ý kiến tham luận tại buổi tọa đàm.

HỘP THƯ TỐ CÁO TIÊU CỰC GIÁO DỤC

Theo ông Hùng, sở dĩ các giáo viên phải dạy thêm, một phần đều bắt nguồn từ các vấn đề trong giáo dục như chương trình học ôm đồm, thi cử nặng nề, trang bị cơ sở vật chất nghèo nàn, lạc hậu…nhưng ở một khía cạnh khác là việc nhiều phụ huynh hằng ngày phải rời con đi làm, muốn con tránh được cạm bẫy trong xã hội nên chỉ còn mỗi nơi tin cậy để giữ con là vòng tay của thầy, cô.
Hiện nay, nhiều giáo viên đã nghĩ tới việc dạy một buổi, đi làm thêm một buổi để kiếm thêm thu nhập nhưng vẫn không đủ sống. Có nhà giáo năng lực tốt nhưng xin nghỉ dạy về mở lớp tại nhà để có thời gian làm việc gia đình mà thu nhập vẫn cao.
Nên đối xử với nghề giáo như những nghề khác. Bác sĩ có quyền mở phòng mạch tư thì nhà giáo cũng được làm thêm để có thêm thu nhập từ nghề dạy học, để sống như một công dân lương thiện?
TS Hùng gay gắt khi cho rằng, có lẽ danh dự nhà giáo đang bị xúc phạm, lương không đủ sống, nhà giáo đang đứng giữa hai ranh giới mong manh là phẩm chất và tiêu cực nếu coi dạy thêm là hành vi tiêu cực, làm khó.
Theo ông, pháp luật không cấm người làm thêm để có thêm thu nhập thì nên khuyến khích người lao động có thêm thu nhập từ chính nghề của mình, miễn thu nhập đó là chính đáng. Không nên coi việc dạy thêm làm biểu hiện của tham nhũng mà có chăng nên “cấp phép” cho những nhà giáo có đủ năng lực, phẩm chất để họ có thể đứng lớp.
Cũng quan điểm về việc nhà giáo đang bị xúc phạm danh dự do dạy thêm kiếm sống, GS-TS Nguyễn Ngọc Giao, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật TP.HCM, cho rằng: “Cần phải nhìn nhận nguyên nhân vì sao có việc dạy thêm, học thêm. Nếu học sinh có năng khiếu, đi học thêm để nâng cao khả năng thì đâu có gì là sai. Nhưng sẽ hết sức sai lầm khi bắt giáo viên dạy thêm như bắt buôn lậu.”
Để nhà giáo không bươn chải kiếm sống
TS Hồ Thiệu Hùng cho rằng, sở dĩ có hiện tượng chảy máu chất xám là vì lương của một giáo viên không đủ sống để có thể trang trải cuộc sống cho chính bản thân mình, chưa nói đến việc nuôi người khác. Lương của một giáo viên không bằng lương của lái xe cơ quan hay kĩ thuật viên đánh máy vi tính, vì vậy các thầy cô không sống được bằng lương thì phải tự cứu mình bằng chuyên môn. Nhưng trên thực tế, lương của những người làm giáo dục thấp hơn rất nhiều so với lương của các cơ quan khác.
TS Hùng phân tích hiện nay có khoảng 50% số giáo viên từ bậc Tiểu học đến THPT lãnh mức từ 3 - 3,5 triệu/tháng. Hệ số lương của giáo viên mầm non bậc 1 là 1,86; bậc 10 là 3,66 thấp hơn cả mức lương của người làm công tác đánh máy, lái xe cơ quan (bậc 1 là 1,87, bậc 10 là 3,67) trong khi các ngành khác như Điện tử viễn thông 5,5 triệu/tháng, Y - dược 7 triệu/tháng, các ngành nghề khác như luyện kim, khai mỏ có mức lương trung bình tương đối cao khi dao động khoảng 9,2 triệu/tháng….
“Nguyện vọng của các nhà giáo là được sống bằng lương để có thể toàn tâm, toàn ý dốc sức cho sự nghiệp giáo dục. Nếu coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, nên tạo cho giáo viên một cuộc sống ổn định…” – TS Hùng nói
Còn với, PGS-TS Nguyễn Tất Phát, nguyên thứ trưởng Bộ GD-ĐT, trong 100% công chức, viên chức sống bằng lương hiện nay thì có khoảng 80% là nhà giáo. Mức lương vẫn là yếu tố nan giải nhất trong các vấn đề của giáo dục.
“Nhà nước cần có cách tính lương cao nhất dành cho nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, bởi mức lương như vậy mới thể hiện sự tôn vinh của xã hội với lĩnh vực luôn được xem là quốc sách hàng đầu của đất nước. Cần có chủ trương, kế hoạch khả thi lo cho đời sống của giáo viên, đừng để nhà giáo tự bươn chải, vật lộn với đồng lương không đủ sống” - ông nói.
Ông Lê Hồng Sơn, GĐ Sở GD-ĐT TP.HCM cho rằng, phần đông người thầy, ngoài giờ lên lớp không ai muốn đi dạy thêm, đây không phải cách làm giàu mà đang là cách để vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ cao cả - nhà giáo. 
Xã hội đã tạo ra một nếp nghĩ về một biểu tượng người thầy chỉ nên sống bằng đồng lương, thanh bạch mà cao quý. Tuy nhiên chỉ khi đồng lương đủ trang trải cuộc sống cho bản thân và gia đình, người thầy mới đáp ứng được những yêu cầu và đỏi hỏi ngày càng cao của xã hội”. 
Lĩnh một đồng lương đủ sống (nuôi được bản thân, một con, một cha (hoặc mẹ già) cho ba người là bao nhiêu? Là ít nhất gấp ba lần mức mà Ủy ban Tài chính-Ngân sách của Quốc hội đề nghị vào 9-2012 là 3,6 triệu đồng/tháng để miễn trừ cho người phụ thuộc khi tính thuế thu nhập cá nhân. 

TS HỒ THIỆU HÙNG

NHỮNG SỰ KIỆN NỔI BẬT

Lẽ nào dạy thêm bị coi là tham nhũng trong giáo dục?

Học sinh lớp 6 gửi tâm thư tới Bộ trưởng Đinh La Thăng

Mẹ xin lỗi vì đã cướp mất tuổi thơ con

Tôi cảm thấy có lỗi vì đã đi gia sư

Vĩnh Phúc từ chối SV tốt nghiệp ĐH Hùng Vương và Tây Bắc

Những hình ảnh xúc động... "Mẹ hiền của chúng con"

ĐIỂM NÓNG

Tuyển sinh 2012

Thi tốt nghiệp THTP 2012

Hoa khôi các trường ĐH

Ngôi sao học đường

Đổi mới Giáo dục

Xem nhiều nhất trong tháng

Theo VNN