Những câu văn “không thể nhịn cười” của thí sinh (P3)

02/05/2012 06:10
Kim Ngân (Tổng hợp)
(GDVN) - Nhiều câu văn của thí sinh sai chính tả, diễn đạt lủng củng, tư duy lộn xộn hay cách dùng từ ngây ngô hay cách so sánh “siêu thực tế”, trí tưởng tượng “độc đáo”… khiến người đọc không nhịn được cười.
Những câu văn “siêu so sánh”

Nhiêu câu văn của thí sinh trong kỳ thi tốt nghiệp và đại học khiến người đọc cười ra nước mắt (ảnh minh họa - Phạm Hải).
Nhiêu câu văn của thí sinh trong kỳ thi tốt nghiệp và đại học khiến người đọc cười ra nước mắt (ảnh minh họa - Phạm Hải).

So sánh nhân vật Mỵ trong "Vợ chồng A Phủ" như con heo ngồi trong chuồng heo: "Khi A Phủ đến thuê cho nhà thống lí với công việc chăn trâu, sau một thời gian qua Mị vẫn ngồi trong chuồng heo, giống một con heo đang tìm chỗ trốn mà cứ người khác".

"Người nhà Pa tra đánh cho A Phủ đến ngất sỉu (xỉu) rồi đổ nước cho tỉnh lại. Thể hiện con người nhà thống lí độc ác, dã man, đánh người đánh như con chó".

"Được thả A Phủ chạy ra khỏi nhà thống lí như một con trâu điên và vài phút do dự, sửa sang lại trang phục Mị đã chạy theo A Phủ như mây bay, gió thổi"

"Có thể thấy, việc Tô Hoài xây dựng một con người với những phẩm chất đẹp đang bị vùi dập và đang như tan chảy giống như phiến băng để trên một lò lửa, tan ra và khi chỉ còn là nước nó chỉ chờ đủ độ 100 độ c để sôi thôi"

"Mỵ muốn được chơi nhảy như bao người khác. Hình dáng Mỵ đẹp tuyệt trần, đôi mắt long lanh lúc nào cũng buồn, hàm răng đẹp, gò má cao, đầu tóc dài xinh đến không thể tả được chỉ có một cái là Mỵ hơi ốm một tí mà thôi. Nhớ tới Mị là em nhớ đến những thiếu nữ Hà Nội tha thướt bên Hồ Gươm chiều chủ nhật".

"Sông Hương to như một con thuồng luồng đực cụp đuôi, to lớn, lượn quanh những khúc cua của đường đua công thức một... Sông Huơng với ba màu khác nhau có lúc là màu tím của gương mặt người thấm đẫm rượu say".

Nhiều thí sinh cảm nhận thơ thuộc hàng “siêu đẳng” rằng “Nguyễn Bính tài lắm khi xuất khẩu thành thơ “Gió mưa là bệnh của trời. Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng. Quả chí lý lắm, vì gió mưa thì chắc chắn ta sẽ bệnh nhất là mưa trái mùa có gió độc như ông bà ta bảo trái gió trở trời đó. Còn yêu nhau thì có nhiều thứ bệnh hơn lắm hay sao? Không phải đâu, cũng bệnh như những người không yêu nhưng nó khác là bệnh tương tư. Bệnh này không có vi rút nhưng nguy hiểm hơn cả cúm gia cầm vì ai cũng mắc phải, ai cũng yêu…”.

Thí sinh khác lại khái quát cao hơn khi so sánh tình yêu trong 2 đoạn thơ của Nguyễn Bính và Tố Hữu như sau:

 “Cả hai nhà thơ trong hai bài thơ giống nhau vào độ tuổi đang biết yêu có nghĩa mới vào yêu nên có nhiều đau khổ. Nhưng có nhiều khác nhau trong cách yêu và hò hẹn. Nguyễn Bính cho người yêu mình ở thôn bên kia, mình ngồi ở thôn bên này hò hẹn, đợi chờ cho có cảm giác lãng mạn chứ không phải như Tố Hữu yêu trực tiếp cô gái đang nấu cơm khuya trong nhà dân ở Việt Bắc lúc dừng chân bộ đội…”.

Những thí dụ và cách so sánh “siêu thực tế”

Thí sinh này hồn nhiên sáng tác thêm câu thơ trong bài “Nhớ con sông quê hương” (Tế Hanh) như sau:
"Quê hương tôi có con sông xanh biếc.
Nước chảy mãi hai bên bờ".

Hay đưa ra những ví dụ “siêu thực tế”, hài hước để chứng minh cho ích lợi của việc đọc sách. Vừa dẫn ca dao tục ngữ, vừa chứng minh về tác dụng, ảnh hưởng của nó đối với đời sống tình cảm của anh trai mình, thí sinh này viết:

Trong tập sáng tác ca dao tục ngữ Việt Nam có câu:

Giang hồ hiểm ác anh không sợ
Chỉ sợ đường về vắng bóng em

Anh tôi đã "lấy 2 câu thơ làm của riêng". Chỉ câu nói ấy thôi mang anh đã tán được nhiều người, người ấy bây giờ mà tôi gọi là "chị hai". Đã thấy được sức hút của việc đọc sách làm cho con người ta sống vui tươi và hạnh phúc hơn".
Chưa kể việc sai lỗi chính tả trầm trọng, khó tin nổi như: “Các bạn không được đọc những cuốn sách đồ trị (đồi trụy) mà nhà sách cấm nhé!”

“Người xưa từng nói: "ăn gì bổ nấy". Việc đọc sách cũng vậy”.

“Ông Tô Hoài đã giết chết Mỵ nhưng vì Mỵ có sức sống tiềm tàng nên cho Mỵ sống lại, để tiếp tục chung sống với Pa tra”.

Hay cách so sánh sự nghèo khổ của Mỵ: “ Mị sinh ra trong 1 gia đình nghèo, nghèo từ trong trứng nghèo ra”.

Thậm chí còn miêu tả chi tiết, cụ thể qua trí trưởng tượng độc đáo về tình tiết tác phẩm: “Khi A Sử thay đồ chuẩn bị đi chơi. Mỵ cũng xin A Sử cho đi theo nhưng A Sử không cho mà còn đánh đập, trụt quần và trói Mỵ vào cái cột”.

“Vợ chồng thống lí đại diện cho phái ác. Hắn ức hiếp Mị, làm cho Mị không có lối thoát, còn vợ hắn thì lấy cớ đó đánh đập tàn nhẫn cho rằng Mị đụ dỗ chồng bà ta”.
Có lẽ rằng khi đọc những câu văn này, nhà văn Tô Hoài cũng phải “shock”: “Tô Hoài như đang đùa giỡn khi xây dựng Mị như vậy... Có lẽ Tô Hoài cũng đau xót. Nhưng thật khó để mà hiểu biết được một tác giả lớn Tô Hoài: vùi dập, khai mở rồi lại vùi dập. Những hy vọng sống của Mị lại bị A Sử cho đi vào ngõ hẻm”.

Cách dùng từ “thô” và tư duy lộn xộn

Viết về Người lái đò trên sông Đà, tác giả dùng từ “ông đò” để tạo ra định danh cho một con người vô danh thì có những thí sinh lại dùng “lão” lái đò, một từ để gọi nhân vật khi không có thiện cảm.

Thí sinh viết: lão mới 70 tuổi nhưng trông như một chàng trai trẻ; hoặc: “bọn đá” gầm ghè; có thí sinh viết: “ông” lái đò trên sông Đà đã dùng hết sức bình sinh nhưng kết quả cũng chẳng có gì.

Hiểu câu “Trám bùi để rụng, măng mai để già”như thế nào, học sinh viết rất “thô” và “lạc” như sau:

“trái” măng là những sản vật đặc sắc của núi rừng Việt Bắc. Ngoài cơm chấm muối các chiến sĩ còn được thưởng thức những “củ” trám ngọt bùi, những miếng măng luộc thơm phức của người dân Việt Bắc. Nay các chiến sĩ trở về Hà Nội, người dân Việt Bắc không nỡ ăn mà vẫn “để phần” cho các chiến sĩ cách mạng đến mức rụng cả đi.

Đề thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn (chương trình không phân ban) năm học 2007-2008 yêu cầu thí sinh phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm.

Có không ít bài đọc xong nhiều thầy cô đã cười ra nước mắt trước cách hiểu “siêu tưởng” của một số em về những câu thơ: Chó ngộ một đàn /Lưỡi dê dài sắc máu /Kiệt cùng ngõ thẳm bờ hoang/Mẹ con đàn lợn âm dương /Chia lìa đôi ngả.

“Chó ngộ một đàn/ Lưỡi dài lê sắc máu. Những con chó thì kiệt sức, mệt mỏi, không phải một hay hai con mà từng đàn “lưỡi dài lê sắc máu” chúng chỉ còn chờ chết, chúng đã cùng đường không còn lối thoát “kiệt cùng ngõ thẳm bờ hoang”! Tiếp đến là: Mẹ con đàn lợn âm dương/Chia lìa đôi ngả. Lợn là một loài được mệnh danh là động vật ăn tạp và dễ nuôi, thế mà mẹ con đành phải đôi ngã chia ly, âm dương cách biệt!”.

Ở các bài thi, nhiều thí sinh thường thiên về kể dài dòng, diễn đạt lủng củng, hiểu không đúng tác phẩm, hiểu sai câu thơ, đoạn thơ: "Mùa thu trong thơ Xuân Diệu cũng vắng vẻ không có sự xuất hiện của con người, mùa thu có thể nói đó là mùa mà dường như các loài cây cũng đang lim dim ngủ”.

Đọc xong câu văn này, nhiều người khó có thể đoán ra người viết định đề cập đến vấn đề gì?

"Nhìn thấy A Phủ, Mỵ thương người lại nghĩ đến thân, Mỵ hiểu rằng có áp bức thì có đấu tranh, tức nước vỡ bờ, đấu tranh là hạnh phúc, hành động của Mỵ đã khẳng định mọi người đều có quyền tự do và bình đẳng. Vợ chồng A Phủ đã khẳng định một bản án đanh thép giáng xuống kẻ thù. Con người Việt Nam tuy nhỏ bé nhưng sẵn sàng hy sinh xương máu để đổi lấy tự do". "Mỵ sợ nếu bỏ trốn theo A Phủ thì bị mang tiếng là đi theo trai nên đã ở lại"...

Sai những điều căn bản nhất

- Lỗ Tấn, sinh năm 1985, mất năm 1963, quê quán ở tỉnh Bắc Ninh, gốc Ba Tàu, từng có 3 đời vợ, 5 người con.

- Hạ Dụ là con của bà cụ Tứ, con ruột của Tràng, từng bị trận đói năm 1945 hành hạ, đe dọa cho tơi tả, xơ xác mướp. (Sau đó, câu chuyển sang Hạ Du - một người cách mạng trong quân ái quốc. Dùng bánh bao để trị bệnh điên cho Hạ Du).

- Tô Hoài sinh năm 1920, quê Nghệ An, năm 1960 ông có 200 bài thơ và đạt kỹ luật (kỉ lục) nhà thơ Việt Nam.

- Tô Hoài là người chiến sĩ cách mạng đã từng sống và chiến đấu trên vùng đất...Tây Nguyên.

Thậm chí thí sinh này còn nhầm giữa Tô Hoài và Kim Lân: "Nạn đói trong năm 1975 thât khủng kiếp. Nạn đói tràn đến xóm ngụ cư, mọi người lâm vào tình trạng khốn khổ vô cùng. Tô Hoài đã miêu tả không gian trên đường Tràng về nhà thật bi thảm...".
Kim Ngân (Tổng hợp)