Thất vọng và kỳ vọng vào giáo dục Việt Nam:

PGS.Văn Như Cương:"Chỉ Việt Nam có chuyện dùng văn bằng để thăng quan"

27/09/2012 07:36
PGS. Văn Như Cương
(GDVN) - "Nền giáo dục chúng ta đang ở trong trạng thái của một nền “giáo dục ứng thí”, mục đích đi học chỉ là để đi thi, đi thi để có một văn bằng, càng cao càng tốt. Nếu chưa có việc thì dùng văn bằng để tìm việc, nếu đã có việc rồi thì dùng văn bằng để thăng quan tiến chức. Đây là sự lệch hướng lớn nhất, kéo theo mọi lệch hướng khác".
LTS: Trong chuyên đề bàn về những "thất vọng và kỳ vọng vào nền giáo dục" của Báo Giáo dục Việt Nam, trước thềm Hội nghị TƯ 6, PGS. Văn Như Cương đã có những chia sẻ về hướng đi của nền giáo dục nước nhà. Theo ông thì nền giáo dục của chúng ta hiện nay đang đi lệch hướng, và một trong những vấn đề cần làm trước mắt là phải thay đổi mạnh mẽ chương trình và chuẩn kiến thức ở bậc phổ thông.

Nền giáo dục lệch hướng

Nền giáo dục của chúng ta hiện nay đang đi lệch hướng trên ba vấn đề cốt lõi nhất, đó là : Học để làm gì? Học cái gì? và Học như thế nào?

- Học để làm gì? Luật Giáo dục 2005 đã nói rất rõ và rất đúng: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bỗi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc”.
Nhưng áp dụng vào thực tế thì  mục tiêu đó quả là xa vời. Nền giáo dục chúng ta đang ở trong trạng thái của một nền “giáo dục ứng thí”, mục đích đi học chỉ là để đi thi, đi thi để có một văn bằng, càng cao càng tốt. Nếu chưa có việc thì dùng văn bằng để tìm việc, nếu đã có việc rồi thì dùng văn bằng để thăng quan tiến chức. Đây là sự lệch hướng lớn nhất, kéo theo mọi lệch hướng khác.
PGS Văn Như Cương nhận định giáo dục Việt Nam đang lệch chuẩn vì phụ thuộc quá nhiều vào văn bằng.
PGS Văn Như Cương nhận định giáo dục Việt Nam đang lệch chuẩn vì phụ thuộc quá nhiều vào văn bằng.
Nguyên nhân của sự lệch hướng đó là vì xã hội chúng ta hiện nay quá coi trọng bằng cấp. Dường như đã có một “chủ nghĩa bằng cấp” trong việc đánh giá năng lực con người, trong việc thăng quan tiến chức, trong việc bầu bán chức vụ... Và vì vậy để phục vụ cho “chủ nghĩa bằng cấp” ấy, nền giáo dục càng ngày càng chỉ chú trọng đến việc học để thi và thi để lấy bằng, thậm chí nếu  không cần học mà vẫn chạy được bằng thì càng tốt.

- Học cái gì? Chúng ta vẫn thường nói đến một nền giáo dục toàn diện nghĩa là chú trọng đến cả 4 mặt giáo dục: đức, trí, thể, mỹ... Nhưng thực chất thì rất phiến diện, hầu như chỉ chú trọng đến “trí” mà thôi. Vì sao vậy? Bởi vì một khi học để đi thi thì cố nhiên “thi gì học nấy, không thi không học”. Trong các cuộc thi (thi tốt nghiệp hay thi tuyển vào ĐH, CĐ) chỉ thi các môn “trí” thôi, làm gì mà có các môn về đức, thể, mỹ... Bởi vậy các môn học "làm người" không được coi trọng, trở thành những môn phụ hoặc rất phụ.

Trước hội nghị Trung ương 6, vấn đề đổi mới giáo dục lại một lần nữa trở thành "điểm nóng". Giáo dục được coi là quốc sách hàng đầu, là nền tảng cho sự phát triển của đất nước… tuy nhiên sau ba lần hô hào đổi mới thì cho tới nay nền giáo dục nước nhà vẫn còn bộc lộ quá nhiều bất cập. Đó là lý do vì sao Báo Giáo dục Việt Nam tổ chức chuyên đề “Thất vọng và kỳ vọng vào giáo dục Việt Nam”.

Mời các chuyên gia, độc giả quan tâm tới vấn đề đổi mới giáo dục Việt Nam gửi bài về toàn soạn theo địa chỉ: toasoan@giaoduc.net.vn


Nguyên Bộ trưởng Giáo dục

Nguyên Bộ trưởng Giáo dục "điểm tên" ba vấn đề bức xúc của ngành

Ngay trong việc học các kiến thức thì chương trình của chúng ta bao gồm những vấn đề viển vông, không gắn với thực tế, học không đi đôi với hành, lí luận không gắn với thực tiễn... Học viên được đào tạo không nhằm mục đích để làm việc, mà chỉ biết lí thuyết suông. - Học như thế nào? Ai cũng biết cách học rất lạc hậu của chúng ta hiện nay: học vẹt, học nhồi nhét, học tủ, học lệch, học không sáng tạo, không động não... Đó là cách học để phục vụ cho việc thi cử , lấy văn bằng...
Vài đề nghị cụ thể

1. Cần xây dựng một xã hội học tập, tức là một xã hội trong đó mọi thành viên đều luôn luôn cố gắng học tập để hiểu biết nhiều hơn, để làm việc hiệu quả hơn, để hòa nhập chung sống với cộng đồng tốt hơn, và để khẳng định chính mình. Một xã hội như vậy không tôn vinh bằng cấp một cách quá đáng, không lấy bằng cấp để làm thước đo mỗi người, để cất nhắc cán bộ, bằng cấp không nhất thiết phải có trong lời giới thiệu, trong lời kính thưa, kính gửi, kính mời... Xã hội đó phải lên án mạnh mẽ và có biện pháp hành chính với tệ nạn chạy bằng, tệ nạn bằng rởm, bằng thật nhưng học giả và tệ nạn đạo văn.
2. Cần phải thay đổi mạnh mẽ chương trình và chuẩn kiến thức ở bậc phổ thông theo các phương hướng sau đây.

- Giảm mạnh khối lượng kiến thức văn hóa trong tất cả các môn học: Toán, Lí, Hóa, Sinh, Sử, Địa... Chỉ giữ lại những gì hết sức cơ bản, cần thiết và phổ thông. Chẳng hạn về môn Toán ở bậc THPT không cần thiết phải học tích phân, số phức, không cần phải làm những bài toán phức tạp về phương trình lượng giác hoặc hình học không gian... Chương trình của chúng ta hiện nay là thực sự quả tải. Và chủ trương giảm tải của Bộ GD&ĐT đầu năm học vừa qua có thể nói đã hoàn toàn thất bại.

- Tăng cường một cách thích đáng về thời lượng và chất lượng các môn học làm người: thái độ và kĩ năng sống, biết giao tiếp và hòa nhập, thân thiện với môi trường, biết lao động và quý trọng lao động, biết rèn luyện và giữ gìn sức khỏe, biết thưởng thức và cảm thụ nghệ thuật một cách lành mạnh.

- Phải mở thêm các trường dạy nghề với cơ sở dạy và học đầy đủ và hiện đại để có thể đào tạo những học viên có tay nghề và có trình độ văn hóa phổ thông.
3. Đổi mới cấu trúc của hệ THPT để có thể phân hóa học sinh một cách mạnh mẽ. Có thể nói chủ trương phân ban của chúng ta đã thất bại. Việc phân luồng, định hướng cho học sinh cũng không mang lại kết quả nào. Lí do vì sao thì xin để các nhà xây dựng chương trình khung rút kinh nghiệm và trả lời.

Cấu trúc mới của bậc Phổ thông nên là như sau:

 + Cấp tiểu học và THCS: chỉ có một chương trình.

 + Cấp THPH được phân thành hai nhánh: Một nhánh tạm gọi là THPT, và nhánh kia gọi là TH có dạy nghề.

- Nhánh THPT đào tạo những học sinh sau khi tốt nghiệp có thể thi vào các trường ĐH. Chương trình bao gồm 5 môn học bắt buộc: Toán, Tiếng Việt, Ngoại ngữ, GDCD, GD Thể chất. Ngoài ra là các môn tự chọn: Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa, Ngoại ngữ 2, Ngoại ngữ 3 và các chuyên đề tự chọn. Mỗi học sinh có thể chọn 3 môn tự chọn và một chuyên đề tự chọn. 

- Nhánh TH có dạy nghề đào tạo học sinh sau khi tốt nghiệp có trình độ THPT và có một nghề. Học sinh có thể ra làm nghề hoặc học liên thông lên cao đẳng nghề hoặc trung cấp chuyên nghiệp.
4. Đổi mới việc thi cử. Nếu cấu trúc của bậc THPT như thế thì việc thi cử chắc chắn là có thể làm nhẹ nhàng hơn.

+ Không cần tổ chức kì thi tốt nghiệp THPT hoặc Trung học có dạy nghề. Chỉ tổ chức thi cuối năm và xét học bạ rồi cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp.

+ Các trường cao đẳng dạy nghề, trường trung cấp chuyên nghiệp... có thể tuyển sinh căn cứ vào học bạ và chứng chỉ tốt nghiệp.

+ Các trường ĐH có thể xét tuyển hoặc thi tuyển tùy theo uy tín của trường.

NHỮNG SỰ KIỆN NỔI BẬT

GS Nguyễn Xuân Hãn: "Chương trình SGK hiện nay có hại cho học sinh"

Quan chức từ chức ở Bộ Giáo dục: Một số người có quyền cũng tầm thường

Sự thật về các bảng xếp hạng đại học thế giới, Việt Nam xấu hổ

Cục Khảo thí trả lời SV gửi tâm thư tới Bộ trưởng Phạm Vũ Luận

Hoa hậu Thu Thảo có thể bị tước bằng tốt nghiệp nếu...

SV gửi tâm thư tới Bộ trưởng Giáo dục: "Em bị biến thành Chí Phèo..." 

ĐIỂM NÓNG

Tuyển sinh 2012

Thi tốt nghiệp THTP 2012

Hoa khôi các trường ĐH

Ngôi sao học đường

Đổi mới Giáo dục

Xem nhiều nhất trong tháng

PGS. Văn Như Cương