Sách truyện về tận các bản làng trong mùa Covid-19

01/05/2020 07:23
Phan Tuyết
0:00 / 0:00
0:00
(GDVN) - Quãng đường mà giáo viên nơi đây thực hiện hàng tuần, bất kể thầy cô giáo nào miền xuôi biết được cũng phải tỏ lòng thán phục các đồng nghiệp của mình.

Năm nào cũng vậy, cứ vào khoảng tháng 4 Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tương Dương tỉnh Nghệ An đều sôi nổi phát động phong trào đọc sách trong toàn ngành giáo dục.

Giáo viên Trường Tiểu học Hữu Khuông đang giảng bài cho học sinh (Ảnh Phòng Giáo dục Tương Dương cung cấp)
Giáo viên Trường Tiểu học Hữu Khuông đang giảng bài cho học sinh (Ảnh Phòng Giáo dục Tương Dương cung cấp) 

Năm học 2019-2020 do dịch bệnh Covid-19 kéo dài, các trường học không thể triển khai chương trình đọc sách như nhiều năm học trước.

Để duy trì và phát huy việc đọc sách trở thành thói quen cũng như phát triển văn hóa đọc cho giáo viên, học sinh, Phòng Giáo dục huyện Tương Dương vẫn tiếp tục phát động phong trào đọc sách trong toàn ngành.

Học sinh Trường Tiểu học Hữu Khuông đang đọc sách truyện mà các thầy cô mang tới (Ảnh do Phòng Giáo dục huyện Tương Dương cung cấp).
Học sinh Trường Tiểu học Hữu Khuông đang đọc sách truyện mà các thầy cô mang tới (Ảnh do Phòng Giáo dục huyện Tương Dương cung cấp).

Cô Võ Thị Tuyết Chinh, Phó Trưởng phòng Giáo dục huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An cho biết:

“Các trường tổ chức Ngày hội đọc sách, phát động phong trào đọc sách theo hình thức trực tuyến; Tổ chức phân công giáo viên đưa sách đến tận nhà học sinh; Phát động học sinh tham gia các cuộc thi vẽ, viết cảm nhận về một cuốn sách đã được đọc”.

Giáo viên Trường Tiểu học Hữu Khuông đang giảng bài cho học sinh (Ảnh Phòng Giáo dục Tương Dương cung cấp)
Giáo viên Trường Tiểu học Hữu Khuông đang giảng bài cho học sinh (Ảnh Phòng Giáo dục Tương Dương cung cấp) 

Gian nan con đường đưa sách truyện về tận các bản làng trong mùa Covid-19

Trường Tiểu học Hữu Khuông, thuộc bản Con Phen, xã Hữu Khuông, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An là ngôi trường khó khăn và xa nhất của huyện.

Vậy mà, hưởng ứng phong trào đọc sách trong mùa Covid-19, thầy Lê Tuyên Huấn, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, các thầy cô giáo đã không quản vất vả, gian nan để đem lại niềm vui cho học sinh trong những ngày nghỉ học phòng chống dịch bệnh.

Quãng đường mà giáo viên nơi đây thực hiện hàng tuần, bất kể thầy cô giáo nào miền xuôi biết được cũng phải tỏ lòng thán phục các đồng nghiệp của mình.

Buổi sáng đầu tuần, các thầy cô của trường tập trung tại bến đò (có giáo viên đã đi hơn 50 km mới tới được bến đò). Sau đó, lên một con thuyền lênh đênh trên sóng nước khoảng 2 tiếng đồng hồ, rồi đi bộ đường rừng quanh co dốc núi hết 1 tiếng mới đến được điểm trường chính.

Từ điểm trường chính, giáo viên tiếp tục đi bộ khoảng 3 tiếng đồng hồ mới đến được các điểm trường lẻ. Từ điểm trường lẻ, còn phải đi tiếp đến từng nhà học sinh trong vòng bán kính 2 km.

Sách truyện về tận các bản làng trong mùa Covid-19 ảnh 4
Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình

Thầy Huấn cho biết, giáo viên đi vào buổi sáng bao giờ cũng về đến nhà vào khoảng gần nửa đêm.

Niềm vui của học sinh là động lực để thầy cô cố gắng

Các thầy cô không chỉ đưa sách báo còn đưa cả bài tập để học sinh ôn bài. Sách báo phát cho các em đọc trong khoảng 1 tuần và tuần sau sẽ được đổi đầu sách.

Thầy cô sẽ trực tiếp kiểm tra việc đọc của từng em như đặt một vài câu hỏi để các em trả lời, viết bài cảm nhận hoặc vẽ theo cảm tưởng của mình khi đọc xong cuốn sách ấy.

Cô Huệ, giáo viên Trường Tiểu học Hữu Khuông nói: “Đầu tuần nhà em mang sách báo, bài tập đến nhà học sinh, cuối tuần đi thu lại và đổi đầu truyện cho các em đỡ chán.

Khi nhìn thấy thầy cô, nhiều em vui mừng la lên “A, lại được gặp cô giáo rồi!” còn phụ huynh thì tay bắt mặt mừng cứ giữ các cô giáo ở lại ăn cơm với gia đình.

Nói rồi, cô giáo Huệ cho biết dù mệt nhưng vui vì các thầy cô đi theo nhóm 2-3 người. Buổi trưa, thường tìm một nơi nào đó ngồi ăn cơm và nghỉ ngơi một chút sau đó lấy sức lại đi tiếp.

Học sinh trên này nhìn chung ngoan và nghe lời thầy cô nên bao khó khăn, vất vả của chuyện đi đường cũng tan biến hết.

Phan Tuyết