Sẽ sớm triển khai chương trình tiếng Anh cho bậc học THPT

05/05/2012 06:05
Xuân Trung
(GDVN) - Viện Khoa học giáo dục Việt Nam đã xây dựng dự thảo chương trình tiếng Anh cho bậc học THPT. Đây là tín hiệu đáng mừng nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng giao tiếp Anh ngữ cho học sinh THPT, là bước tiếp nối chương trình tiếng Anh cho Tiểu học, THCS.
Đứng trước yêu cầu đòi hỏi của xu thế hội nhập quốc tế, việc trang bị kiến thức tiếng Anh sẽ giúp học sinh chủ động tiếp nhận xu thế hội nhập hơn. Sau khi được Hội đồng thẩm định của Bộ GD&ĐT phê duyệt, chương trình thí điểm tiếng Anh cho bậc học THPT sẽ được triển khai sớm nhất vào năm học 2013-2014. Có 315 tiết tiếng Anh cho toàn bộ bậc THPT Theo đề án này, chương trình tiếng Anh cho bậc học THPT sẽ được xây dựng cho lứa học sinh của chương trình tiếng Anh THCS hiện nay. Quá trình xây dựng chương trình đã được theo một lộ trình mang tính hệ thống. GS. Đào Ngọc Lộc - Phó Viện trưởng Viện KHGDVN cho rằng, ban soạn thảo đề án đã lấy ý kiến đóng góp từ nhiều tổ chức nghiên cứu lĩnh vực giáo dục, lãnh đạo các trường ĐH chuyên ngành về ngoại ngữ, Bộ GD&ĐT phục vụ dự thảo thí điểm chương trình tiếng Anh bậc THPT.
Buổi Hội thảo lấy ý kiến về chương trình tiếng Anh cho bậc THPT được tổ chức tại Viện KHGDVN ngày 4/5. Ảnh: Xuân Trung
Buổi Hội thảo lấy ý kiến về chương trình tiếng Anh cho bậc THPT được tổ chức tại Viện KHGDVN ngày 4/5. Ảnh: Xuân Trung
Trước nhu cầu đòi hỏi của xu thế hội nhập quốc tế, Ban soạn thảo chương trình tiếng Anh thí điểm THPT nghiên cứu, chú trọng vào phát triển năng lực giao tiếp, kỹ năng ngoại ngữ tiếng Anh, chương trình tiếng Anh này sẽ được dựa trên nền tảng chương trình tiếng Anh bậc tiểu học, THCS với mục đích trang bị cho học sinh kỹ năng học tập suốt đời để tham gia giáo dục, việc làm, giao tiếp. Ngoài ra còn nâng cao kỹ năng toàn cầu hoá về Anh ngữ, kỹ năng giao tiếp, văn hoá vùng miền. Hết lớp 12, học sinh sẽ đạt trình độ A2 (đạt yêu cầu CEFR), mục đích sẽ làm nền tảng để học sinh tiến tới trình độ C1 hoặc cao hơn khi tốt nghiệp ĐH, đạt kỹ năng giao tiếp chuẩn khung tham chiếu Châu Âu. Đặc biệt, chương trình được xây dựng theo mô hình mới, dựa trên khung tham chiếu chung Châu Âu về ngôn ngữ (CEFR) với 315 tiết cho toàn bộ bậc THPT. Học sinh sẽ được trang bị kỹ năng thể hiện ý tưởng cá nhân một cách độc lập, tự tin, sáng tạo. GS. Đào Ngọc Lộc cũng cho biết, những đổi mới trong quá trình xây dựng chương trình tiếng Anh thí điểm bậc THPT được dựa trên nhiều khảo sát thực tế nhằm đưa ra đổi mới về mục tiêu sẽ chú trọng hướng đến đối tượng cụ thể người học, người dạy, kỹ năng học tập suốt đời và học tập trên nền tảng Công nghệ thông tin. Đó cũng là mục tiêu mà UNESCO đặt ra và coi là đặc điểm giáo dục mới của thế kỷ 21. Một khảo sát thực tế hiện nay của Viện KHGDVN cho thấy, giáo viên đôi khi dạy chỉ hỏi như truy vấn, học sinh trả lời luôn trong tâm thế bị động. Học ngoại ngữ thực chất phải có tính tương tác mới đạt hiệu quả. Cách dạy hiện nay chỉ là ghi nhớ, chưa phát huy sáng tạo và khích lệ sự tự tin.
Nếu đưa chương trình tiếng Anh cho bậc THPT vào sớm sẽ tạo điều kiện cho học sinh chủ động đón nhận xu thế phát triển mới của thời đại. Ảnh minh họa: Xuân Trung
Nếu đưa chương trình tiếng Anh cho bậc THPT vào sớm sẽ tạo điều kiện cho học sinh chủ động đón nhận xu thế phát triển mới của thời đại. Ảnh minh họa: Xuân Trung
Thạc sĩ Lê kim Dung, Phó trưởng khoa tiếng Anh Trường ĐH Sư phạm Hà Nội nói về các dạy ngoại ngữ hiện nay: “ Điều thiếu nhất hiện nay trong cách dạy là không có sự tương tác qua lại giữa thầy và trò. Người thầy dường như làm chủ quá trình dạy học, học sinh chủ thụ động ghi nhớ. Lộ trình đề án nếu phát triển tốt sẽ là nền tảng cung cấp đầu vào chuyên ngành tiếng Anh. Nhu cầu hội nhập sẽ rất cần những kỹ năng ngoại ngữ chuẩn cho giới trẻ, mà đặc biệt là đạt trình độ C1 hoặc C2 theo khung tham chiếu chung Châu Âu đối với những cử nhân ngoại ngữ khi ra trường”.
Giáo viên chuẩn ngoại ngữ thiếu trầm trọng Một thực tế chứng minh do thiếu giáo viên chuẩn ngoại ngữ, từ năm học 2011-2012, Bộ GD&ĐT quyết định hạ chuẩn giáo viên tiếng Anh tiểu học từ trình độ B2 (tương đương 550 điểm TOEFL) xuống còn B1 (tương đương 400 điểm TOEFL) với điều kiện giáo viên cam kết tự bồi dưỡng nâng cao trình độ vào cuối năm học. Tuy nhiên, dù hạ chuẩn, lượng giáo viên chất lượng thiếu hụt vẫn còn khá cao. Đề án dạy tiếng Anh bao gồm bậc tiểu học đến THPT sẽ có lộ trình hơn 10 năm (2008 - 2020), liên quan đến gần 80.000 giáo viên và chất lượng của hơn 200 triệu học sinh, sinh viên. Chất lượng sẽ không đạt như mong muốn nếu thiếu đội ngũ giáo viên chất lượng. Thạc sĩ Nguyễn Kim Hiền, chuyên viên phụ trách tiếng Anh Sở GD&ĐT Hà Nội trăn trở: “Lộ trình việc dạy tiếng Anh thí điểm mà Dự thảo đã vạch ra là rất khả thi. Nhưng điều khó khăn nhất và cấp bách là phải đào tạo được đội ngũ giáo viên chuẩn ngoại ngữ. Với đòi hỏi phát triển tiếng Anh trong các trương phổ thông hiện nay, đội ngũ giáo viên chuẩn (về bằng cấp, chuẩn về kiến thức thật sự) còn thiếu rất nhiều. Nếu thực hiện dạy tiếng Anh THPT, sức ép thiếu giáo viên giỏi ngoại ngữ còn cao gấp bội, Nếu không có lộ trình đào tạo trên diện rộng, sẽ ảnh hưởng lớn tới kết quả và chất lượng”. Xung quanh Dự thảo phát triển tiếng Anh bậc THPT, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển nhấn mạnh, thực hiện chương trình sẽ theo từng bước: “Nơi nào có điều kiện thì thực hiện trước, địa phương nào chưa làm được sẽ phải chuẩn bị kỹ lưỡng; còn lại sẽ dạy theo chương trình ngoại ngữ cũ”. Theo Thứ trưởng Hiển, Ban soạn thảo cần phải sớm chỉnh sửa, bổ sung đề án cho phù hợp thực tiễn, dự kiến cuối tháng 5-2012, Viện KHGDVN sẽ trình Hội đồng thẩm định Bộ GD&ĐT dự thảo chương trình này.

NHỮNG SỰ KIỆN NỔI BẬT

Con đường học vấn đáng mơ ước của Tổng thống Jimmy Carter

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam từ 1945-2012

GS.Nguyễn Xuân Hãn: “Giáo dục Đại học Việt Nam sính ngoại thái quá”

Chân dung các Tổng thống Mỹ thời sinh viên (P1)

Sinh viên ào ào về quê "trốn" cái nắng 40 độ C của Hà Nội

Tin nóng: Giáo viên mầm non tự tử; Bộ trưởng bị nghi đạo văn

ĐIỂM NÓNG

Tuyển sinh 2012

Thi tốt nghiệp THTP 2012

Hoa khôi các trường ĐH

Ngôi sao học đường

Đổi mới Giáo dục

Xem nhiều nhất trong tháng

Xuân Trung