Thăm lại điểm trường học sinh khai giảng bên bờ suối

01/01/2021 07:24
Lại Cường
0:00 / 0:00
0:00
GDVN- Hình ảnh thầy trò trường Nậm Ngà khai giảng bên bờ suối năm học 2018 đã trở thành điểm nhấn giáo dục vùng khó.

Điểm trường Nậm Ngà (xã Tà Tổng, huyện Mường Tè, Lai Châu) là một trong những điểm trường tiêu biểu cho sự cố gắng, vươn lên của giáo dục vùng khó.

Ngày 5/9/2018, hình ảnh các thầy cô giáo, các em học sinh tại Nậm Ngà khai giảng năm học mới 2018 - 2019 đã gây xúc động mạnh.

Sau 2 năm nhiều đổi thay đã đến với thầy và trò Nâm Ngà. Một điểm trường mới khang trang hơn đã được xây dựng cách Nậm Ngà 17 km, trường mới nằm tại bản Cao Chải.

Tháng 4/2020, công trình nhà bán trú đã được bàn giao và hoàn thiện các em học sinh từ trong điểm bản bên suối Nậm Ngà được đưa lên điểm bản Cao Chải để học tập.

Nhìn công trình khang trang, đồ sộ và đảm bảo cơ bản công tác bán trú phục vụ học tập, nhiều thầy cô giáo ở Nậm Ngà nhiều lúc ngỡ như trong mơ bởi những năm trước quá gian khó.

Tuy nhiên, công trình mới chưa đủ đáp ứng cho 100 % học sinh, nên số học sinh còn lại vẫn phải học tập, sinh hoạt trong những lớp học dựng tạm. Những căn nhà gỗ học tạm bên bờ suối vẫn chưa thể xóa bỏ.

Thầy và trò Trường Nậm Ngà làm lễ chào cờ và khai giảng năm học 2018 -2019. (Ảnh: T.R)

Thầy và trò Trường Nậm Ngà làm lễ chào cờ và khai giảng năm học 2018 -2019. (Ảnh: T.R)

Thầy Hoàng Văn Đức, Hiêu phó trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Nậm Ngà cho biết, tại điểm trường Nậm Ngà trong bản Nậm Ngà vẫn còn 234 học sinh và 11 giáo viên vẫn đang ngày ngày học tập, giảng dạy trong điều kiện hết sức khó khăn.

Tương lai, chủ trương của các cấp các ngành sẽ chuyển các em ra lớp. Hi vọng ngày đó không còn xa".

Những hình ảnh Phóng viên Tạp chí Giáo dục Việt Nam ghi nhận tại điểm bản Nậm Ngà:

Đường vào Nậm Ngà đã có nhiều đổi khác nhưng vẫn dễ làm nản lòng bất kỳ ai lần đầu đặt chân đến.

Đường vào Nậm Ngà đã có nhiều đổi khác nhưng vẫn dễ làm nản lòng bất kỳ ai lần đầu đặt chân đến.

Con suối Nậm Ngà vào mùa khô hiền hòa, nhưng mùa mưa, chẳng biết khi nào nước dâng.

Con suối Nậm Ngà vào mùa khô hiền hòa, nhưng mùa mưa, chẳng biết khi nào nước dâng.

Bờ suối nơi các em khai giảng nay vẫn là ...sân trường của các em.

Bờ suối nơi các em khai giảng nay vẫn là ...sân trường của các em.

Nằm trên dải đất nhỏ hẹp bên bờ suối, đây là không gian rộng nhất của...cả bản Nậm Ngà.

Nằm trên dải đất nhỏ hẹp bên bờ suối, đây là không gian rộng nhất của...cả bản Nậm Ngà.

Trên mỏm đồi vẫn là những lớp học tạm được dựng lên từ đầu năm 2000.

Trên mỏm đồi vẫn là những lớp học tạm được dựng lên từ đầu năm 2000.

Toàn cảnh đểm trường Nậm Ngà.

Toàn cảnh đểm trường Nậm Ngà.

Lớp học của thầy Hoàng Văn Đức, Hiệu phó, phụ trách điểm trường Nậm Ngà.

Lớp học của thầy Hoàng Văn Đức, Hiệu phó, phụ trách điểm trường Nậm Ngà.

Học sinh ở Nậm Ngà chủ yếu là dân tộc Mông.

Học sinh ở Nậm Ngà chủ yếu là dân tộc Mông.

Những ngày tháng khó khăn vẫn chưa qua với thầy và trò ở Nậm Ngà.

Những ngày tháng khó khăn vẫn chưa qua với thầy và trò ở Nậm Ngà.

Theo kế hoạch, số học sinh còn lại ở Nậm Ngà sẽ được chuyển về điểm bản Cao Chải (cách Nậm Ngà 17 km hoặc điểm trường sẽ chuyển về huyện Mường Nhé, Điện Biên)

Theo kế hoạch, số học sinh còn lại ở Nậm Ngà sẽ được chuyển về điểm bản Cao Chải (cách Nậm Ngà 17 km hoặc điểm trường sẽ chuyển về huyện Mường Nhé, Điện Biên)

Kế hoạch là thế nhưng cũng chưa rõ thời gian chính xác, học sinh ở Nậm Ngà vẫn đang học trong những nhà học tam.

Kế hoạch là thế nhưng cũng chưa rõ thời gian chính xác, học sinh ở Nậm Ngà vẫn đang học trong những nhà học tam.

Lại Cường